Nhiệt độ nước biển

General Information

Author: Issued date: 09/02/2007 Issued by:

Content

1. KHÁI NIỆM<?xml:namespace prefix = o />

Nhiệt độ có thể hiểu là đại lượng dùng để thể hiện mức độ nóng hay lạnh của một vật thể hay một môi trường nào đó.

Đơn vị của nhiệt độ thường dùng là Centigrade (0C), Fahrenheit (0F) hay độ Kelvin (K).

2. PHÂN BỐ CHUNG CỦA NHIỆT TRONG BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

<?xml:namespace prefix = v />

<?xml:namespace prefix = w />

Nguồn nhiệt lớn nhất mà hành tinh nhận được là từ mặt trời. Phân bố của bức xạ mặt trời lại không đồng đều trên các khu vực địa đới khác nhau. Theo phương ngang cấu trúc nhiệt trong biển và đại dương mang tính địa lí, địa đới rất lớn. Gần xích đạo nhiệt độ nước biển cao và giảm dần về phía cực.

Hinh1. Phân bố nhiệt độ nước mặt Biển Đông trong mùa đông

Ví dụ minh hoạ là nhiệt độ nước mặt biển trên biển Đông giảm dần từ nam lên bắc (Hình 1). Theo phương thẳng đứng (Hình 2), nhiệt độ mặt biển thường dao động mạnh theo nhiệt độ khí quyển do đó chịu ảnh hưởng nhiều của hoàn lưu khí quyển (hoạt động của các loại gió mùa).

Hinh 2. Phân bố đặc trưng nhiệt độ nước biển theo độ sâu

Lớp mặt này có nhiệt độ tương đối đồng nhất và có chiều dày từ vài chục đến vài trăm mét tuỳ vào mức độ xáo trộn của biển. Sâu hơn là tầng nước có nhiệt độ thay đổi nhanh theo độ sâu (Lớp đột biến về nhiệt độ hay lớp nêm nhiệt). Cuối cùng là lớp nước sâu của biển có nhiệt độ tương đối ổn định.

Tham Khảo Thêm:  Giải Đáp 2k11 Mấy Tuổi, Học Lớp Mấy? Giải Mã Tử Vi 2k11

3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU NHIỆT ĐỘ NƯỚC BIỂN TRONG SINH HỌC VÀ SINH THÁI BIỂN

Nhiệt độ là một trong những đặc trưng vật lí của nước biển có vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Đặc biệt trong hải dương học, nghiên cứu nhiệt độ, độ muối giúp tính toán mật độ riêng, thể tích riêng, phân chia các khối nước, nghiên cứu sự di chuyển của các khối nước, tính toán dòng chảy mật độ, vận tốc âm v.v… Trong nghiên cứu các hiện tượng thời tiết khí hậu như: hoạt động của gió mùa, dải hội tụ nhiệt đới, bão, El Nino, La Nina… Và trong sinh học sinh thái biển nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới đời sống sinh vật trong biển.

Khoảng nhiệt tồn tại trên hành tinh là 10000C, song sự sống chỉ có mặt ở dãy nhiệt từ âm 2000C đến 1000C. Đa số các loài chỉ sống được trong giới hạn hẹp của nhiệt độ, khoảng từ 00C đến 500C. Một số vi sinh vật và một số loài tảo ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 880C và 800C tương ứng. Một vài loài côn trùng và cá bống sống ở suối nước nóng có nhiệt độ khoảng 520C.

Nhiệt độ trong môi trường nước thường thấp hơn ở môi trường không khí và ổn định hơn, do đó những loài thuỷ sinh vật nói chung đều là những loài hẹp nhiệt, chúng có thể tồn tại trong một khoảng nhiệt độ nào đấy (gọi là khoảng nhiệt tồn tại), song chúng chỉ có thể phát triển được trong khoảng nhiệt độ thích hợp (gọi là khoảng nhiệt phát triển) và phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ tối ưu (khoảng nhiệt cực thuận). Đại bộ phận thuỷ sinh vật là những loài biến nhiệt (trừ các loài chim, thú sống ở nước). Do vậy, mọi quá trình hô hấp, trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển… của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường và có những giới hạn về nhiệt độ rất đặc trưng.

Tham Khảo Thêm:  Những câu ca dao tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất

Nhiệt độ cũng quyết định sự phân bố của các loài sinh vật trong biển. Hiện nay nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa nhiệt độ và sự phân bố, di chuyển của một số loài cá giúp cho công việc đánh bắt khai thác hải sản có hiệu quả hơn. Có sự phân bố khác nhau về nhiệt độ trong nước biển do nhiều nguyên nhân như sự khác nhau về địa lý (vĩ độ), khí hậu (ngày đêm, mùa trong năm), do sự khác nhau về mức độ xáo trộn, khả năng truyền nhiệt (giữa các lớp nước, khối nước).v.v…Do đó cũng có sự phân bố rất đặc trưng của các loài sinh vật, loài ưa lạnh, loài ưa ấm, loài rộng nhiệt.

Sự thích nghi với sự biến đổi của nhiệt độ còn được thể hiện ở những dấu hiệu hình thái của thuỷ sinh vật như của một số loài động vật nổi trong mùa đông và mùa hè v.v…

Tất nhiên, nhiệt độ nước cũng ảnh hưởng gián tiếp tới đến các điều kiện vật lý và hóa học của nước mà những yếu tố này lại trực tiếp tác động lên đời sống của thuỷ sinh vật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảng hải dương học, 1975. NXB Khí tượng thuỷ văn Lêningrat (Tài liệu bằng tiếng Nga).

2. Hải dương học vật lý, 1981. NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp.

3. Phạm Văn Huấn, 2000. Tính toán trong hải dương học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tham Khảo Thêm:  Life dùng mạo từ gì trong tiếng Anh?

4. Trần Công Minh, 2001. Khí tượng synop nhiệt đới, Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Quy phạm quan trắc khí tượng hải văieọt nam trên tàu biển, 2001. NXB Nông nghiệp.

6. Nguyễn Ngọc Toàn, Phan Tất Sắc, 1993. Khí hậu Việt <?xml:namespace prefix = st1 />Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

7. Đinh Văn ưu, 1998. Tương tác biển – khí quyển, trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội.

Trần Lưu Khanh

Download

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP