Trẻ sơ sinh bị sốt: Nguyên nhân do đâu? Biểu hiện thế nào?

Trẻ sơ sinh bị sốt: Nguyên nhân do đâu? Biểu hiện thế nào?

Trẻ sơ sinh bị sốt có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng sốt cần được chăm sóc và hỗ trợ điều trị sớm, tránh kéo dài để hạn chế tối đa các nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của em bé về sau.

trẻ sơ sinh bị sốt

Sốt ở trẻ sơ sinh là gì?

Sốt là một trong những phản ứng của hệ miễn dịch trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus nhằm loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Thông thường, trẻ sơ sinh bị sốt sẽ có nhiệt độ cơ thể trên 37.5 độ C, cảm nhận da có thể nóng/đỏ, nhịp tim và nhịp thở tăng. (1)

Sốt có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm, do đó, bé nên được bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị sớm.

Nguyên nhân em bé bị sốt

Trẻ sơ sinh có thể sốt do nhiễm virus, nhiễm vi khuẩn, đặc biệt có thể diễn tiến nhanh và nặng khi bé nhiễm khuẩn dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não… (2)

Ngoài ra, một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt như:

  • Phản ứng của cơ thể khi được tiêm chủng;
  • Bé mặc quần áo quá nóng, đặc biệt là khi nhiệt độ môi trường cao;
  • Bé bú kém không hấp thu đủ nước và dinh dưỡng khiến bé bị thiếu chất, mất nước…

Biểu hiện em bé bị sốt

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, bé sẽ thường bắt đầu với biểu hiện cơ thể nóng lên. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhiệt độ cơ thể của bé nóng lên đều là biểu hiện của sốt. Hầu hết, nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh sẽ có xu hướng cao hơn vào buổi chiều và thấp hơn vào buổi sáng. Bên cạnh đó, bé có thể có một số triệu chứng khác đi kèm như:

  • Bé ngủ kém, ngủ không ngon giấc;
  • Bú kém;
  • Mệt mỏi, uể oải, ít hoạt động;
  • Co giật;
  • Ít linh hoạt, ít cử động hơn bình thường;
  • Quấy khóc;
  • Bé ngủ li bì, khó đánh thức;
  • Nôn ói hoặc tiêu chảy;
  • Ho, thở mệt;
Tham Khảo Thêm:  WiFi là gì? Ưu điểm và nhược điểm của WiFi so với Mạng dây
trẻ sơ sinh quấy khóc bất thường khi bị sốt
Trẻ sơ sinh quấy khóc bất thường khi bị sốt

Cách đo nhiệt độ khi trẻ sơ sinh bị sốt

Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh thường dao động trong khoảng 36,5 đến 37,5°C. Để kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé, mẹ có thể đo nhiệt độ cơ thể của bé ở các vị trí khác nhau, để thuận tiện thông thường sẽ đo nhiệt độ ở nách. Nếu nhiệt độ > 37,5°C ở nách thì xác định bé có tình trạng sốt.

Các vị trí khác có thể dùng để đo nhiệt độ khi em bé bị sốt:

  • Nhiệt độ trực tràng: > 38°C
  • Nhiệt độ miệng: > 37,5°C
  • Nhiệt độ tai: > 38°C

Theo Hiệp hội Nhi khoa Mỹ (AAP), việc kiểm tra nhiệt độ cho trẻ sơ sinh nên được đo bằng nhiệt kế kỹ thuật số dành cho bé vì nhiệt kế thông thường (nhiệt kế thủy ngân) có thể gây ngộ độc cho bé nếu nó bị vỡ.

sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số đo thân nhiệt cho em bé
Nên sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số để đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh

1. Đo nhiệt độ của trẻ sơ sinh qua nách

  • Vệ sinh nhiệt kế sạch sẽ bằng xà phòng hoặc cồn
  • Cho nhiệt kế ép sát vào nách của bé
  • Mẹ có thể ôm bé hay trò chuyện để bé không cựa quậy nhiều, làm rơi nhiệt kế
  • Khi nhiệt kế kêu “bíp”, mẹ lấy nhiệt kế ra khỏi nách của bé
  • Đọc kết quả đo

2. Bé sơ sinh bao nhiêu độ là sốt?

Khi sốt, thân nhiệt của trẻ sơ sinh sẽ cao hơn mức bình thường và tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà nhiệt độ của bé có thể thay đổi khác nhau:

  • Nếu thân nhiệt dao động trong khoảng 37,5-38ºC, trẻ bị sốt nhẹ, mẹ có thể gọi cho bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị.
  • Nếu thân nhiệt dao động trong khoảng 38-39ºC, thậm chí là 40ºC, trẻ bị sốt nặng, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.

Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh đang sốt đến bác sĩ?

Đối với trẻ sơ sinh, nếu thân nhiệt của bé được xác định là sốt, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.

Tham Khảo Thêm:  Cách khóa bình luận trên Facebook bằng điện thoại, máy tính nhanh nhất

Trẻ sơ sinh bị sốt thường kèm theo rất ít các biểu hiện khác, tuy nhiên khi bị nhiễm khuẩn diễn tiến lại rất nhanh và dễ nặng nếu không được điều trị kịp thời. Để xác định nguyên nhân bệnh, khi bé được đưa đến bệnh viện, tùy vào tình hình thăm khám và tình trạng sốt của từng bé, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm đặc biệt như xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X-quang phổi, chọc dò dịch não tủy… Từ đó mới có phương pháp điều trị phù hợp cho bé.

em bé dưới 3 tháng tuổi cần được bác sĩ kiểm tra
Trẻ dưới 3 tháng tuổi cần được bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt

Một số mẹo chăm sóc bé bị sốt tại nhà

Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, bé nên được bác sĩ kiểm tra và được chăm sóc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Còn đối với bé trên 1 tháng tuổi, khi bé có các biểu hiện sốt nhẹ, mẹ có thể thực hiện một số cách sau để giảm nhẹ tình trạng sốt của bé:

  • Cho bé tắm nước ấm: Mẹ nên kiểm tra nhiệt độ của nước tắm cẩn thận trước khi cho bé tắm. Khi được tắm bằng nước ấm, nước sẽ giúp thân nhiệt của bé hạ xuống, đồng thời giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé tắm khoảng <5 phút để tránh bị cảm lạnh.
  • Cho bé mặc quần áo thoáng mát, nhẹ nhàng: Việc mặc quần áo quá nhiều, quá dày sẽ khiến thân nhiệt của bé ngày càng tăng lên nhanh chóng và không thể thoát ra bên ngoài. Điều này dễ khiến bé cảm thấy khó chịu, dẫn đến tình trạng ớn lạnh, sốt cao hơn.
  • Bổ sung đủ nước cho bé: Khi trẻ bị sốt, trẻ thường có xu hướng chán ăn, bú kém hơn. Lúc này, mẹ nên tăng số cữ bú cho bé, đặc biệt đối với bế dưới 6 tháng tuổi. Điều này không chỉ giúp bé tránh được tình trạng mất được mà còn giúp bé hạ sốt. Ngoài ra, đối với bé trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé uống các loại nước điện giải, nước trái cây,… để bổ sung nước cho bé.
  • Đối với bé trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn về một số loại thuốc hạ sốt dạng gói hoặc siro cho bé. Lưu ý, mẹ tuyệt đối không được cho bé sử dụng thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ, nhất là các loại thuốc chứa aspirin hoặc ibuprofen đối với bé dưới 6 tháng tuổi.
  • Lau mát cho bé bằng khăn ấm: Mẹ có thể dùng khăn ấm lau khắp người cho bé, nhất là vùng nách và bẹn của bé. Bằng cách này mẹ có thể hạ sốt cho bé một cách nhanh chóng. Sau khi lau khắp người, mẹ nên đắp 1 chiếc khăn đã được vắt ráo lên trán, nách, chân, tay và bẹn. Mẹ nên chú ý liên tục thay khăn cho bé và đảm bảo nhiệt độ nước ấm.
  • Giữ nhiệt độ phòng thông thoáng, mát mẻ: Khi em bé bị sốt, nhiệt độ phòng không nên quá nóng hoặc quá lạnh. Bố mẹ có thể sử dụng quạt hay điều hòa để điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất.
Tham Khảo Thêm:  Cách xóa lịch sử tìm kiếm trên google ĐƠN GIẢN nhanh nhất
Mẹ có thể làm mát cho bé bằng khăn ấm
Mẹ có thể làm mát cho bé bằng khăn ấm

Một số bệnh lý nguy hiểm có thể gặp khi trẻ sơ sinh bị sốt

Trẻ sơ sinh bị sốt cần được kiểm tra và có phương pháp điều trị đúng cách, đặc biệt khi em bé bị sốt kèm theo các triệu chứng như mất nước nghiêm trọng, nôn ói, tiêu chảy, hay sốt cao co giật. Hơn nữa, sốt ở trẻ sơ sinh có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm như:

  • Viêm màng não
  • Nhiễm trùng huyết
  • Viêm phổi
  • Viêm phế quản
  • Viêm họng
  • Viêm tai
  • Nhiễm trùng tiểu
  • Một số bệnh do virus gây ra…

Để biết thêm thông tin về tình trạng sốt ở trẻ sơ sinh và những vấn đề sức khỏe khác của bé, bạn có thể liên hệ Trung tâm sơ sinh, BVĐK Tâm Anh theo địa chỉ:

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, thay vì lo lắng, mẹ nên chú ý theo dõi sức khỏe của bé một cách chặt chẽ hơn và đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Giản Đơn

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP