Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch: Dấu hiệu, chẩn đoán & Cách điều trị

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch: Dấu hiệu, chẩn đoán & Cách điều trị

Các phương pháp trị tình trạng suy giãn tĩnh mạch

Xác định được nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch sẽ giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Và cũng như nhiều căn bệnh khác, nếu phát hiện bệnh tình từ sớm và phối hợp với bác sĩ để chữa trị khi bệnh còn nhẹ thì khả năng trị dứt điểm cao hơn.

Tình trạng giãn tĩnh mạch chân trong giai đoạn đầu có thể được cải thiện hiệu quả khi thay đổi thói quen sinh hoạt chẳng hạn như hạn chế đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế, bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin C và chất xơ giúp tăng cường cho sức bền thành mạch, mặc trang phục rộng rãi,… Kết hợp cùng các loại thuốc giúp tăng cường trương lực tĩnh mạch và sử dụng vớ y tế.

Tuy nhiên đối với trường hợp giãn tĩnh mạch ở giai đoạn nặng hơn thì các biện pháp trên dường như chưa đủ mà cần phải thay thế với các phương pháp ngoại khoa có xâm lấn như đốt tĩnh mạch với laser hoặc sóng cao tần, chích xơ tĩnh mạch, dùng keo sinh học để dán thành tĩnh mạch. Mặc dù giúp tiết kiệm thời gian cũng như trị dứt điểm bệnh tình thế nhưng các biện pháp này lại có chi phí khá cao, không phù hợp với tất cả bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân.

Tham Khảo Thêm:  Điều gì xảy ra nếu bạn thường xuyên uống giấm táo với mật ong?

Trong trường hợp bệnh tình quá nặng thì có thể thực hiện phương pháp cắt bỏ tĩnh mạch với tỷ lệ thành công lên đến trên 95%.

Phương pháp điều trị ngoại khoa khi suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn nặng
Đốt tĩnh mạch, chích xơ, dán keo sinh học tĩnh mạch là 3 phương pháp trị suy giãn tĩnh mạch nặng

Cách phòng ngừa giãn tĩnh mạch hiệu quả

Dựa vào các nguyên nhân giãn tĩnh mạch vậy nên ta cũng có thể đưa ra một vài biện pháp để phòng ngừa căn bệnh này:

  • Đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị ngay khi có dấu hiệu bệnh
  • Hạn chế các thói quen xấu gây ra bệnh và nâng cao sức khỏe bằng cách tập thể thao thể dục đều độ nhất là sau khi đứng yên một chỗ hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu
  • Hạn chế mang giày cao gót và trang phục bó sát cơ thể nếu không cần thiết
  • Bổ sung các loại thực phẩm có chứa chất xơ giúp phòng ngừa tình trạng suy giảm tĩnh mạch như các loại trái cây, rau củ. Bên cạnh đó cũng nên chia thực phẩm thành các bữa ăn trong ngày giúp cơ thể hấp thụ được tối đa dưỡng chất
  • Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, dùng thuốc tăng trương lực cho tĩnh mạch ở giai đoạn đầu hoặc tiến hành phẫu thuật khi bệnh tình nặng hơn
  • Nhân viên văn phòng nên đi lại khoảng 30 phút một lần, không nên ngồi yên một chỗ quá lâu
Tập thể dục để ngừa suy giãn tĩnh mạch
Tập thể dục đều đặn và tránh ngồi quá lâu giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

Hệ thống Đa Khoa Quốc tế Sài Gòn – Địa chỉ khám và điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả

Nếu bạn muốn tìm cho mình một địa điểm để thăm khám cũng như điều trị tình trạng giãn tĩnh mạch thìHệ Thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn sẽ là một địa điểm đáng cân nhắc cho bạn. Không chỉ xác định nguyên nhân giãn tĩnh mạch chính xác mà các bác sĩ dày dặn chuyên môn của chúng tôi sẽ giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Kết hợp cùng các trang thiết bị y tế hiện đại, bệnh nhân sẽ được điều trị với điều kiện tốt nhất mà vẫn giữ được mức kinh phí phù hợp cho từng cá nhân.

Tham Khảo Thêm:  Cách làm trứng chiên thịt bằm ngon không ngừng đũa
điều trị suy giãn tĩnh mạch tại bệnh viện
Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn là địa chỉ uy tín về khám suy giãn tĩnh mạch

>>> Xem video để biết thêm về tình trạng suy giãn tĩnh mạch hình thành như thế nào:

Một số thắc mắc về nguyên nhân giãn tĩnh mạch bạn thường gặp

Đối tượng nào dễ mắc căn bệnh này?

Từ các nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch ta có thể thấy rằng đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này là nhân viên văn phòng thường phải ngồi một chỗ, nhân viên bán hàng phải đứng thường xuyên, phụ nữ đã mang thai nhiều lần, người lớn tuổi hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bệnh này.

Làm sao để xác định mình có bị bệnh này hay không?

Bạn có thể xác định được căn bệnh này qua các nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch dễ thấy như thường xuyên tê rần hai chân, phù chân, chuột rút, tình trạng căng tức kéo dài, tĩnh mạch nổi rõ và có hình dạng ngoằn ngoèo bên dưới da.

Làm sao để điều trị bệnh tình này?

Giãn tĩnh mạch ở giai đoạn nhẹ có thể cải thiện với việc thay đổi thói quen sinh hoạt và bổ sung thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên nếu bệnh tình đã trở nặng thì nên đến bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp để tránh dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn. Và nếu vẫn chưa tìm được bệnh viện uy tín thì vẫn có thể cân nhắc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn để thăm khám nhé.

Tham Khảo Thêm:  Glutathione là gì? Glutathione có tác dụng gì với làn da của bạn?

Trên đây là tất cả các thông tin về nguyên nhân giãn tĩnh mạch cũng như cách phòng tránh và chữa trị cho căn bệnh này mà Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn muốn gửi đến bạn. Nếu vẫn còn thắc mắc hay câu hỏi nào khác về bệnh trạng này thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ ngay nhé.

Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn Hotline: (028) 38 213 456

Website: https://taimuihongsg.com

Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP