Tiểu sử của vị vua áo vải Quang Trung
Theo tài liệu sử của Việt Nam, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) sinh năm 1973 dưới thời vua Lê Hiển Tông. Cho đến ngày hôm nay, vẫn có rất nhiều người tin tưởng rằng họ gốc của vua Quang Trung là họ Nguyễn. Tuy nhiên, theo như ghi chép từ các sách Nhà Tây Sơn, Võ Nhân Bình Định…, thì trước khi chính thức mang họ Nguyễn, họ vua Quang Trung là họ Hồ. Bố của ông tên thật là Hồ Phi Phúc, sau khi lấy vợ thuộc họ tộc Nguyễn thì sang họ vợ. Ông Hồ Phi Phúc có ba người con trai lần lượt là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.
Trong cuốn sách Tây Sơn lược thuật của tác giả khuyết danh đã ghi chép lại rằng: “Tóc của Nguyễn Huệ quăn, trên mặt có mụn, da sần, đôi mắt nhỏ, nhưng cái tròng mắt rất lạ, ban đêm nếu ngồi không có đèn thì ánh mắt như soi sáng cả chiếu…”.
Thuở nhỏ vua Quang Trung Nguyễn Huệ còn có một tên gọi khác là Thơm, sau được gọi là Bình. Cả ba anh em thuở thơ ấu đều theo học thầy Trương Văn Hiến, là một nhà nho tài giỏi nhưng bất đắc chí, vì phản đối những chế độ chính sách hà ngược của Trương Phúc Loan nên ông đã bỏ trốn vào trong tỉnh Quy Nhơn để mở trường tư dạy học cho ở khu vực ấp Yên Thái. Thầy Hiến cũng đảm nhận việc dạy võ công cho ba anh em.
Ba anh em họ Nguyễn đều rất giỏi võ công và đã sáng lập ra một số môn võ của của đất Bình Định. Chính thầy Trương Văn Hiến đã phát hiện ra tài năng, trí dũng của ba anh em và khuyên họ chiêu binh, đứng lên khởi nghĩa, xây dựng nên đại nghiệp. Câu sấm truyền “ Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” được tương truyền của thầy Trương Văn Hiến khi sớm nhận ra tài năng của chàng trai trẻ Nguyễn Huệ.
Những cuộc khởi nghĩa trong sự nghiệp quân sự của vua Quang Trung Nguyễn Huệ
Nguyễn Huệ được các sử gia thế hệ sau đánh giá là một nhà quân sự thiên tài. Trong những hoạt động quân sự, ông luôn luôn chủ động tập trung lực lượng quân lính đánh vào các mục tiêu chiến lược quan trọng, trọng yếu nhất và hành động bất ngờ, liên tục, chớp nhoáng, vô cùng quyết liệt làm cho đối thủ không thể kịp thời đối phó. Trong tiểu sử vua Quang Trung không thể không nhắc đến những cuộc khởi nghĩa của ông lật đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh chống quân Thanh.
Vua Lê – Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn là triều đại đất nước ta đã bị chia cắt làm hai nửa với biên giới ngăn cách là sông Gianh. Thời điểm đó, Đàng Ngoài là vùng đất của vua Lê – Chúa Trịnh với phần lãnh thổ được tính từ khu vực sông Gianh đổ ra. Đàng Trong là vùng đất do Chúa Nguyễn cai quản nằm từ khu vực sông Gianh đổ vào Nam. Đất nước chia làm 2 miền Nam Bắc khiến nhân dân vô cùng cơ cực, sự hống hách nghênh ngang, cậy quyền cậy thế của Trương Thúc Loan càng khiến nhân dân căm ghét, oán thán.
Cuộc dấy binh khởi nghĩa chống lại Chúa Nguyễn
Cũng mang thân phận nông dân, thấu hiểu cảm thông được những nỗi khổ sở, lầm than mà những người đồng bào phải chịu đựng, đồng thời lại cũng nhận được sự ủng hộ, thuyết phục từ chính người thầy của mình. Ba người anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã cùng nhau quyết định đứng lên nổi dậy khởi nghĩa để đấu tranh giành lại quyền tự do cho những người nông dân tội nghiệp và cho của chính mình.
Vào năm 1771, ba anh em Tây Sơn đã tiến hành triển khai xây dựng căn cứ, chuẩn bị quân nhu, lương thực cho cuộc chiến nổi dậy chống lại chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Trong thời điểm tiến hành xây dựng lực lượng, Nguyễn Huệ đã hỗ trợ cho người anh trai của mình là Nguyễn Nhạc trong công việc củng cố phát triển tiềm năng kinh tế cũng như việc đào tạo quân sĩ, huấn luyện quân sự. Nhờ vào bản lĩnh vững vàng cùng với tài năng của cá nhân, cộng với sự hỗ trợ, động viên rất lớn về mặt tâm lý của thầy giáo Hiến, vua Quang Trung đã nhanh chóng xây dựng và đào tạo được lực lượng đội quân Tây Sơn vững chắc và thiện chiến.
Tiếng tăm của đoàn quân Tây Sơn ngày một vang xa, dần dần, lực lượng đó ngày càng trở nên vững chắc, đông đảo hơn bao giờ hết khi những kẻ sĩ có tài và có tầm ở khắp gần xa nghe danh mà tìm đến gia nhập, hưởng ứng. Những vị thủ lĩnh đầu tiên về dưới trướng 3 anh em họ Nguyễn có thể kể đến như phú hào Nguyễn Thung, danh tướng Võ Văn Dũng, đô đốc Bùi Thị Xuân, ông Trần Quang Diệu, Võ Xuân Hoài, quan văn Trương Mỹ Ngọc, Võ Đình Tú,…
Tuy là cuộc khởi nghĩa nông dân, thế nhưng, cuộc khởi nghĩa được thực hiện bởi ba anh em Tây Sơn lại trở thành cuộc khởi nghĩa nông dân duy nhất ở thời điểm đó giành về thắng lợi. Với lực lượng quân đội được đào tạo bài bản, vững chắc, tinh thông võ nghệ, cùng với tài cầm quân giỏi của Quang Trung Nguyễn Huệ, đoàn quân Tây Sơn đánh đâu thắng đó. Thời điểm tháng 12 năm 1773, đội quân của Chúa Nguyễn cùng với thủ lĩnh Tiết chế là Tôn Thất Hương đã bị đội quân Tây Sơn hoàn toàn đánh bại và Tây Sơn cũng đã vô cùng nhanh chóng làm chủ được phần lớn vùng đất của xứ Nam Trung Bộ.
Tuy nhiên, đến giữa năm 1774 thì quân Tây Sơn bắt đầu gặp nhiều khó khăn khi Chúa Nguyễn đem quân từ Gia Định đánh vào khu vực Nam Trung Bộ. Cùng thời điểm đó, Chúa Trịnh cũng nhân cơ hội này đưa quân đi vào Đàng Trong để xâm chiếm lãnh thổ. Quân Tây Sơn rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi dễ dàng có thể bị tiêu diệt nếu như quyết tâm đối đầu với cả hai bên. Trong tình cảnh như vậy, Nguyễn Nhạc nghĩ ra kế xin đầu hàng Chúa Trịnh để có thể xây dựng và củng cố lại lực lượng tìm cách đánh thắng được Chúa Nguyễn.
Đến thời điểm tháng 11/ 1775, hai người con của Chúa Nguyễn đã mang quân đi tiến đánh vùng Quảng Nam nhân cơ hội quân Trịnh rút ra khỏi đây. Tuy nhiên, may mắn là Nguyễn Huệ đã kịp thời điều binh lính đánh bại được đội quân xâm lược này và đã nhanh chóng lấy lại Quảng Nam. Với chiến thắng ở vùng Phú Yên, đây có thể được xem là dấu mốc binh lính quan trọng đầu tiên của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ trên sự nghiệp quân sự, chính trị của mình.
Chỉ trong thời gian 7 tháng, Quang Trung có thể tiêu diệt hoàn toàn được thế lực của cả hai vị Chúa Nguyễn. Nguyễn Nhạc chính thức đăng quang lên ngôi hoàng đế năm 1778 nhưng đùng vào thời điểm đó thì lực lượng Nguyễn Ánh mạnh lên nhờ vào sự giúp sức của quân đội Pháp, Bồ Đào Nha và được suy tôn lên làm Chúa. Tuy nhiên, không được thời gian bao lâu thì Nguyễn Ánh đã phải tìm cách chạy trốn sang đất Xiêm La để cầu viện vua nước này do gặp phải sự truy lùng vô cùng ráo riết của đội quân Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn.
Thời điểm tháng 2/1784, Nguyễn Ánh cầu viện sự giúp đỡ của quân Xiêm La từ đó đã giúp cho đội quân này nhanh chóng chiếm cứ được vùng đất Rạch Giá và Trà Ôn,… Nhận được thông tin cấp báo từ trinh sát, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng đem quân tiến vào vùng đất Gia Định để đập tan đội quân Xiêm. Tại đây, ông đã liên minh với Lê Xuân Giác (một vị tướng của Nguyễn Ánh đã xin hàng) bố trí trận địa, lập mưu nhử đội quân Xiêm La tiến vào khu vực Rạch Gầm – Xoài Mút đánh một trận sống còn, tiêu diệt hoàn toàn quân địch.
Đêm 19, rạng sáng ngày 20/01/1785, chỉ trong thời gian chưa đầy một ngày, quân Xiêm La đã bị quân của Nguyễn Huệ tiêu diệt hoàn toàn. Số lượng quân bị giết lên đến 2 vạn người. Nguyễn Ánh hoảng sợ, lập tức bỏ chạy, trốn về Xiêm. Sau trận đánh oanh liệt này, quân Xiêm thực sự khiếp đảm trước sức mạnh quá lớn của đoàn quân Tây Sơn với người lãnh đạo tài giỏi là vua Quang Trung Nguyễn Huệ.
Cuộc chiến lật đổ Chúa Trịnh
Sau khi đã chính thức chiếm được Phú Xuân, quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long lần thứ nhất. Quân Trịnh nhanh chóng trở nên yếu thế khi chúa Trịnh Khải không thể nắm được đội quân lính tinh binh là những quân lính ở xứ Thanh – Nghệ và sau đó đã buộc phải tự sát sau khi nhận thất bại.
Tuy nhiên, thời điểm đó, Nguyễn Nhạc không muốn đánh ra Đàng Ngoài, tuy nhiên, Nguyễn Huệ đã ở lại đó quá lâu. Điều này làm cho Nguyễn Nhạc vô cùng lo lắng sợ hãi rằng nhiều điều có thể thay đổi. Bởi lẽ việc kiểm soát một người cá tính mạnh mẽ như Nguyễn Huệ không đơn giản.
Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã có sự mâu thuẫn rất lớn với nhau. Trong khi đó, Nguyễn Lữ thì lại yếu đuối, bất tài. Sự mâu thuẫn vào thời điểm đó đã tạo nên cơ hội cho Nguyễn Ánh có cơ hội đưa binh chiếm lại vùng đất Gia Định.
Điều này đã khiến cho Nguyễn Huệ quyết định tiến ra phía Bắc trước để dẹp tan được quân của vua Lê Chiêu Thống và Nguyễn Hữu Chỉnh khi chống lại đoàn quân Tây Sơn. Sau nhiều lần thất bại, vua Lê Chiêu Thống và bà Hoàng Thái hậu đành xin quân nhà Thanh viện trợ. Sự tham chiến của quân Mãn Thanh đã khiến cho tình thế phía Bắc vô cùng rối ren.
Vào thời điểm này Nguyễn Huệ cũng đã chính thức lên ngôi Hoàng đế năm 1788 và lấy tước hiệu là Quang Trung, do Nguyễn Nhạc tuổi cao sức yếu còn Nguyễn Lữ lâm trọng bệnh mà mất. Đây là sự kiện lớn đánh dấu sự thống nhất của đoàn quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, là một điểm nổi bật trong tiểu sử vua Quang Trung.
Cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Thanh
Ngày 26/12/1788, vua Quang Trung quyết định tuyển thêm quân linh khi tới Nghệ An để có đủ lực lượng đánh quân Thanh. Ông ban ra chính sách “cứ 3 suất đinh thì chọn một người để đầu quân đi lính”, “cưỡng bách tòng quân”. Không bao lâu quân Tây Sơn lên đến 10 vạn người và được chia thành 5 đạo quân.
Để nâng cao tinh thần binh lính, vua Quang Trung đã tổ chức duyệt binh và tiến quân thẳng ra vùng đất Bắc Hà ngay sau đó. Đội quân của vua Quang Trung hành quân thần tốc từ Thanh Hóa ra Ninh Bình chỉ trong đúng 1 ngày. Sau khi nắm được tình hình cụ thể, ông đã hứa hẹn 3 quân sẽ quét sạch quân Thanh ra khỏi bờ cõi đất nước vào ngày mồng 7 tết và vua quân sẽ cùng nhau ăn Tết tại thành Thăng Long.
Với tài năng chỉ huy cầm quân của mình, vua Quang Trung khiến cho quân Thanh nhanh chóng thua tan tác. 5 đạo quân Tây Sơn tiến đánh những tuyến phòng thủ của quân Thanh, điều này đã khiến quân Thanh vào thế hoàn toàn bị động và không biết sẽ bị đánh úp vào lúc nào. Các cánh quân tập kích bất ngờ khiến cho quân Thanh không kịp phòng bị, chủ tướng là Sầm Nghi Đống sợ hại tự vẫn. Xác quân Thanh chất đầy thành 13 gò lớn và sau đó có nhiều cây đa đã mọc lên. Chính vì thế sau này nơi đó được người dân gọi là Gò Đống Đa.
Chỉ trong thời gian 6 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự kiến, vua Quang Trung đã đánh tan đội quân Thanh và giữ đúng lời hứa với quân lính sẽ ăn Tết tại Thăng Long. Vào trưa ngày của ngày mùng 5 tết, dưới sự chào đón của người dân, đoàn quân của vua Quang Trung tiến vào trong kinh thành Thăng Long, kết thúc cuộc chiến chống quân Thanh xâm lược bằng thắng lợi vẻ vang.