1.Mở bài người lái đò sông Đà cho học sinh giỏi
1.1 Mở bài người lái đò sông Đà cho học sinh giỏi 1
Nhắc tới các tác giả nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, đọng lại trong bạn là ai? Phải chăng bạn có ấn tượng và say mê trước những dòng thơ chất chứa tình đắm say của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, hay tràn đầy xúc cảm trước ngòi bút có phần gai góc, lạnh lùng của tác giả Nam Cao khi viết về những người nông dân. Có rất nhiều tác giả đã chọn cho mình một đề tài chính để sáng tác mà ta còn gọi đó là sở trường và nó cũng trở thành dấu ấn riêng của tác giả. Trên thi đàn văn học, hiếm có cây bút nào “tham lam” như Nguyễn Tuân. Dẫu có đọc biết bao nhiêu thì vẫn khiến cho người ta phải ồ lên trước sự sáng tạo dồi dào của ông. Bút kí “Người lái đò Sông Đà” cũng để lại tiếng ồ ngân vang của độc giả.
1.2 Mở bài người lái đò sông Đà cho học sinh giỏi 2
Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam vào thế kỉ XX. Trước cách mạng tháng 8 thì tên tuổi của ông được biết đến nhiều nhất thông qua những tác phẩm như “Vang bóng một thời”, “Một chuyến đi”,…Sau cách mạng tháng 8 thì ông chuyển qua thể loại tùy bút và thành công nhất ở thể loại này với tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Tác phẩm đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng độc giả không chỉ ở hình tượng của con sông Đà “hung bạo, trữ tình” mà còn vì hình tượng người lái đò hết sức hiên ngang trước thác dữ.
1.3 Mở bài người lái đò sông Đà cho học sinh giỏi 3
“Người lái đò sông Đà” được xem là thiên tùy bút được rút ra trong tập “Sông Đà” (năm 1960) của tác giả Nguyễn Tuân. Đây là một thành quả nghệ thuật vô cùng đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được vào một chuyến đi thực tế ở vùng Tây Bắc năm 1958. Trong chuyến đi ấy, tác giả đã có cơ hội được sống với những khoảnh khắc vô cùng thân thuộc, sôi nổi và hào hứng nhất đối với người nghệ sĩ như ông. Ông cảm nhận được những “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của người lao động bình dị trong miền sông nước vô cùng hùng vĩ và thơ mộng. Thật đúng đắn khi cho rằng “thiên tùy bút là bài ca về vẻ đẹp của người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”, mà điển hình, dưới ngòi bút vô cùng tài hoa của tác giả Nguyễn Tuân, là hình tượng của người lái đò hiện lên như người anh hùng, vừa như người nghệ sĩ tài ba trong cái nghề của mình.
1.4 Mở bài người lái đò sông Đà cho học sinh giỏi 4
Hòa chung vào không khí sôi động của Miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa, thì người người nhà nhà cùng tham gia vào sản xuất, khai phá những mảnh đất mới nhằm kiến thiết phát triển đất nước. Rất nhiều nhà văn đã không ngồi ngoài dòng chảy ấy, họ hòa mình vào với đời sống và với không khí tươi vui của đất nước mới viết lên được những áng văn chương bất hủ. Nếu như tác phẩm “Mùa lạc” của Nguyễn Khải là sự hồi sinh của mọi người cũng như sự hồi sinh của đất nước sau khi trải qua chiến tranh thì “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân lại là một vẻ đẹp của người lao động, sự tinh hoa trong nghề nghiệp của mình.
1.5 Mở bài người lái đò sông Đà cho học sinh giỏi 5
Nói đến sự tài hoa và uyên bác thì ít ai có thể quên được cái tên Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp. Trước giai đoạn cách mạng tháng Tám, ông quan niệm về cái đẹp chỉ xuất hiện trong một thời vang bóng. Và phẩm chất tài hoa của người nghệ sĩ chỉ có ở những con người tài ba, xuất chúng của một thời còn sót lại. Đó là lý do, một Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” vừa tài giỏi lại vừa có tâm, dù chí không thành nhưng tư thế vẫn phải hiên ngang. Sau sự kiện cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân không đối lập giữa quá khứ với hiện tại. Ông đã phát hiện ra được cái đẹp nằm ngay trong cuộc sống đời thường dung dị. Một “Người lái đò sông Đà” đã đóng vai trò như người anh hùng trong một cuộc chiến mưu sinh mỗi ngày. Có thể nói rằng chất tài hoa và uyên bác của một người nghệ sĩ sẽ được thể hiện ở đỉnh cao nhất đối với tác phẩm “Người lái đò sông Đà”.
Tham khảo ngay khóa học PAS THPT để được các thầy cô có kinh nghiệm giúp bạn lên lộ trình ôn thi ngay từ sớm bạn nhé!
2. Mở bài Người lái đò sông Đà : Hình tượng sông Đà
2.1 Mở bài hình tượng sông Đà 1
Nguyễn Tuân (sinh năm 1910 và mất năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp. Với phong cách viết thơ tài hoa uyên bác, Nguyễn Tuân đã mang đến những đóng góp to lớn cho nền văn học của nước nhà, góp một phần quan trọng đưa thể loại truyện ngắn và tùy bút lên một cột mốc mới. Tiêu biểu cho sáng tác của tác giả Nguyễn Tuân là tác phẩm Người lái đò Sông Đà. Thành công vang dội ở tác phẩm này là bởi vì Nguyễn Tuân đã xây dựng được một hình tượng con sông Đà mang hai tính cách vừa hùng vĩ hung bạo lại vừa thơ mộng trữ tình.
2.2 Mở bài hình tượng sông Đà 2
Qua phong cách nghệ thuật vô cùng độc đáo: uyên bác, tài hoa lại không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác được kho cảm giác và liên tưởng vô cùng phong phú, bộn bề để có thể tìm ra được những chữ nghĩa chính xác nhất, có khả năng làm lay động độc giả nhiều nhất, Nguyễn Tuân đã sáng tác được vô vàn các tác phẩm có giá trị lớn, trong đó phải kể đến sông Đà, một thành quả nghệ thuật thực sự đẹp đẽ mà tác giả đã thu hoạch được trong chuyến đi đến vùng Tây Bắc của tổ quốc xa xôi, rộng lớn. Ông đã tìm ra được chất vàng của thiên nhiên cùng với thứ vàng mười đã qua thử lửa được bộc lộ thông qua thiên tùy bút “người lái đò Sông Đà” mà con sông Đà với biết bao sự hung bạo lại trữ tình và thơ mộng của nó đã được tác giả miêu tả vô cùng tài hoa.
>> Mời bạn xem thêm: Soạn bài Ngữ Văn 12
2.3 Mở bài hình tượng sông Đà 3
Nguyễn Tuân là một nhà văn rất tiêu biểu trong nền văn học hiện đại của nước ta. Những tác phẩm của ông thường được viết bằng ngòi bút hết sức độc đáo dựa trên tình yêu dành cho những số phận thuộc nhiều tầng lớp khác nhau ở trong xã hội. Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” kể về một người lái đò rất đỗi bình thường nhưng lại vô cùng anh dũng, có thể chiến thắng được cả thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên chỉ bằng tay lái của mình. Thông qua sự tinh tế đó trong cách viết của mình, Nguyễn Tuân đã miêu tả hình ảnh con sông Đà vô cùng nguy hiểm, hùng vĩ.
2.4 Mở bài hình tượng sông Đà 4
Người lái đò sông Đà là một trong những tùy bút có thể nói là xuất sắc nhất trong tập tùy bút “Sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân, tập tùy bút ấy cũng đánh dấu sự chuyển biến ở trong tư tưởng, tình cảm của tác giả Nguyễn Tuân so với những ngày tháng trước cách mạng. Trong Người lái đò sông Đà không chỉ nổi bật lên hình ảnh của những người lao động kiên cường dũng cảm mà còn làm nổi bật lên một thiên nhiên vô cùng đẹp đẽ, mang trong mình hai vẻ đẹp có phần đối lập là vẻ đẹp hung bạo cùng với vẻ đẹp trữ tình. Hai vẻ đẹp ấy hòa quyện, tạo nên một bức tranh hết sức hoàn chỉnh cho dòng sông.
2.5 Mở bài hình tượng sông Đà 5
Là một nhà văn vừa tài ba, độc đáo, Nguyễn Tuân luôn muốn miêu tả những cái gì đó có tính dữ dội, mãnh liệt hoặc là một vẻ đẹp tuyệt đỉnh. Những trang viết hay nhất của ông thường là những trang miêu tả đèo cao, vực sâu hoặc thác nước. Nguyễn Tuân yêu thiên nhiên tha thiết, ông đã phát hiện một cách tinh tế về vẻ đẹp của núi sông, của cỏ cây trên đất nước của mình. Bút kí “Người lái đò sông Đà” đã thể hiện được đậm nét phong cách của Nguyễn Tuân. Cảm hứng về dòng sông Đà vừa “hung bạo và trữ tình” chảy trên trang viết của Nguyễn Tuân đã biến vùng sông nước đó thành một hình tượng nghệ thuật vô cùng đặc sắc.
3. Mở bài người lái đò sông Đà ngắn gọn
3.1 Mở bài người lái đò sông Đà ngắn gọn 1
Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân là một bút ký đặc sắc, là kết quả cho chuyến thâm nhập thực tế ở vùng sông Đà vào năm 1958 – 1960 của nhà văn, được in trong tập bút ký Sông Đà. Cảm hứng gắn liền với mảnh đất và con người Tây Bắc đã được in đậm vào trong hình ảnh của người lái đò nghệ sĩ cùng với con sông Đà vừa hùng vĩ lại vừa nên thơ.
3.2 Mở bài người lái đò sông Đà ngắn gọn 2
Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ suốt một đời đi tìm kiếm cái đẹp và luôn trăn trở về cái đẹp. Nếu như trước giai đoạn cách mạng ông thoát li với thực tại, tìm đến cái đẹp ở thời còn vang bóng, thì sau giai đoạn cách mạng cốt cách ấy ông vẫn duy trì nhưng đã tìm thấy cái đẹp trong cuộc sống này xuất hiện trong những con người lao động vô cùng bình dị. Người lái đò sông Đà được trích trong tập bút ký Sông Đà về những nét vẽ chân thực trong vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, và vẻ đẹp hết sức hào hùng của con người trong công cuộc lao động.
3.3 Mở bài người lái đò sông Đà ngắn gọn 3
Người lái đò Sông Đà là kết quả cho nhiều dịp đến với thiên nhiên Tây Bắc của nhà văn, đặc biệt là trong chuyến đi thực tế vào năm 1958. Đây là một trong số 15 bài tùy bút của nhà văn Nguyễn Tuân được in trong tập Sông Đà xuất bản vào năm 1960. Lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm mang tên Sông Đà, năm 1982 khi được in lại trong tập 2 bộ Tuyển tập của Nguyễn Tuân, tác giả đã sửa đổi tên tuỳ bút thành Người lái đò Sông Đà.
3.4 Mở bài người lái đò sông Đà ngắn gọn 4
Nguyễn Tuân được mệnh danh là một cây bút vô cùng tài hoa, uyên bác, cả đời luôn say sưa tìm kiếm cái đẹp trong cuộc sống. Ông có sở trường là thể loại tuỳ bút. Một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của ông phải kể đến tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Tác phẩm dường như đã khắc họa lên vẻ đẹp phong phú vừa hung bạo lại vừa trữ tình của con sông Đà, qua đó ca ngợi người lái đò hết sức giản dị mà lại kì vĩ trên dòng sông.
3.5 Mở bài người lái đò sông Đà ngắn gọn 5
Tác phẩm Người lái đò sông Đà là một bút ký chứa đầy sáng tạo, tiêu biểu cho phong cách độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân sau giai đoạn cách mạng tháng tám: Uyên bác, tài hoa và không quản khó khăn vất vả để mang đến những dòng bút ký, đậm cảm xúc chân thực, sức liên tưởng đa dạng cho người đọc và người nghe cảm nhận được một tâm hồn đang khao khát hòa nhập vào nhịp động phát triển của đất nước và của cuộc đời.
Bạn đã có cuốn sổ tay hack điểm thi tốt nghiệp THPT của VUIHOC chưa? Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi khi mua combo sổ tay tổng hợp kiến thức các môn học nhé!
4. Mở bài người lái đò sông Đà gián tiếp
4.1 Mở bài người lái đò sông Đà gián tiếp 1
Khi nhắc đến những tác giả văn học tiêu biểu của nền văn học nước nhà thì ai là người để lại cho bạn nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nếu như với Nguyễn Đình Thi là sự đa tài phong phú ở nhiều thể loại và cũng là nhân tài hiếm thấy thì tác giả Kim Lân lại chọn lựa cho mình một sở trường riêng đó là những người nông dân nghèo khổ. Còn nhà văn Nam Cao lại mang đến tiếng thở dài cùng bức tranh đầy hiện thực về những tồn tại xấu xa trong cuộc sống, từ những người nghèo khổ cho đến giai cấp tiểu tư sản. Nhưng đến với nhà văn Nguyễn Tuân thì có lẽ ta cần phải ngả mũ thán phục trước sức sáng tạo mãnh liệt luôn mang đến cho độc giả những cảm xúc rất riêng. Đặc biệt được thể hiện trong tập bút kí Người lái đò Sông Đà.
4.2 Mở bài người lái đò sông Đà gián tiếp 2
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Mỗi tác phẩm do ông sáng tác là một bài ca về cái đẹp trong con người, của cuộc sống với những tư tưởng và tình cảm gắn liền với quê hương. Nguyễn Tuân đã được người đọc đặc biệt chú ý về phong cách sáng tác rất riêng và độc đáo của mình. “Người lái đò Sông Đà”, là một tác phẩm tùy bút, cũng là một bài thơ dưới hình thức văn xuôi thể hiện được rõ nét nhất những cái tiêu biểu trong phong cách đó.
4.3 Mở bài người lái đò sông Đà gián tiếp 3
Tây Bắc là một mảnh đất chất chứa nhiều duyên nợ đối với nhiều nhà văn và nhà thơ. Mỗi nhà văn, nhà thơ lại có cách tái hiện và khắc họa hình ảnh Tây Bắc ở nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, Nguyễn Tuân đã khám phá ra vẻ đẹp thiên nhiên ở nơi đây, phát hiện được “chất vàng 10” chứa trong tâm hồn của con người nơi đây. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” chính là một món quà chất chứa đầy những ý nghĩa mà ông dành cho mảnh đất Tây Bắc.
4.4 Mở bài người lái đò sông Đà gián tiếp 4
Nguyễn Tuân là một bậc thầy của ngôn ngữ trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Những tác phẩm của ông được viết bằng cái “ngông” và bằng chính tình yêu tha thiết. “Người lái đò sông Đà” là một tác phẩm tùy bút lấy cảm hứng từ một chuyến đi thực tế. Hình ảnh con sông Đà được nhìn nhận qua lăng kính tâm hồn của người nghệ sĩ với rất nhiều vẻ đẹp khác nhau mang đến ấn tượng độc đáo cho người đọc. Nguyễn Tuân đã thực sự thành công khi xây dựng lên hình tượng con sông Đà bằng chất liệu ngôn ngữ cũng như tình cảm phong phú.
4.5 Mở bài người lái đò sông Đà gián tiếp 5
Tây Bắc đã trở thành mảnh đất hứa của tác phẩm nghệ thuật những năm 58-60 khi miền Bắc đang trong công cuộc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn và nhà thơ đến nơi đây để tìm kiếm cho bản thân những nguồn cảm hứng mới. Như ta đã từng biết đến Tô Hoài với những tập “truyện Tây Bắc” mà nổi bật là tác phẩm truyện ngắn “Vợ Chồng A Phủ” còn Nguyễn Tuân đã thăng hoa trên mảnh đất này cùng tập “Tùy bút Sông Đà” với linh hồn chính là bài kí “Người lái đò Sông Đà”. Tùy bút đã cho người đọc thấy được cái hùng vĩ của thiên nhiên, khung cảnh vô cùng tuyệt vời của tổ quốc, của vùng đất Tây Bắc. Và giữa thiên nhiên bao la rộng lớn của núi rừng đó, nổi bật lên chính là hình ảnh của người lái đò sông Đà vừa can trường, dũng cảm, dám độc hành đưa con đò mưu sinh để đi chiến đấu với con sông Đà.
Viết mở bài cũng là một kỹ năng cần trau dồi để khi vào phòng thi không mất nhiều thời gian vào việc này. Bài viết trên là những kiểu mở bài Người lái đò sông Đà VUIHOC đã sưu tập được và gửi đến cho các em để các em có thể tham khảo và áp dụng vào bài viết của mình. Ngoài ra, để học thêm được những kiến thức khác về các tác phẩm văn học nói riêng và các môn học khác nói chung, nhanh tay truy cập website vuihoc.vn hoặc đăng ký các khoá học với thầy cô VUIHOC ngay nhé!
>> Mời bạn xem thêm:
- Phân tích bài Người lái đò sông Đà
- Soạn bài Người lái đò sông Đà