Ngứa mắt trái là tình trạng mà bất cứ ai cũng từng mắc phải. Có người cho rằng, ngứa mắt trái theo giờ là một điềm báo về những sự việc sắp xảy ra. Lại có ý kiến khác cho rằng, ngứa mắt trái là một triệu chứng của bệnh lý. Vậy, đâu là nguyên nhân thực sự của tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thế nào là ngứa mắt trái?
Ngứa mắt trái là tình trạng khó chịu có thể xảy ra ở mắt, bờ mi, khóe mắt… gây ra phản xạ dụi mắt ở người bệnh.
Ngứa mắt trái theo giờ có thể là một điềm báo?
Nhiều người cho rằng, ngứa mắt trái là dấu hiệu báo trước một sự việc nào đó sắp xảy ra. Nhìn chung, ngứa mắt trái là điềm báo đem đến những tin tức tốt lành hay sự may mắn trong khoảng thời gian dài.
Theo phong thủy, lúc mắt trái bị ngứa từng hồi thì có thể đó là tín hiệu người thân nào đó của bạn đang mong ngóng tin tức từ bạn. Nếu đã lâu không thăm hỏi, bạn nên dành thời gian trò chuyện, quan tâm đến những người thân của mình bạn nhé!
Có những thông tin khác lại cho rằng, mắt trái bị ngứa là điềm báo cho tài lộc, vận may sắp đến. Việc làm ăn của bạn sắp được nhận những tin tức tốt lành.
Tùy vào từng khung giờ, ngứa mắt trái có thể là điềm báo cho từng sự việc khác nhau:
- 23h – 1h: Chuyện không may có thể xảy đến với gia đình bạn. Bạn hãy nhắc nhở các thành viên trong gia đình mình phải hết sức cẩn thận.
- 1 – 3 giờ: Rất có thể sắp tới bạn sắp nhận được tin vui nào đó.
- 3 – 5 giờ: Điềm báo nói rằng bạn sẽ có một cuộc cãi vã hay tranh chấp với bạn bè hoặc người thân của mình.
- 5 – 7h: Sắp tới công việc của bạn sẽ cực kì hanh thông và thuận lợi.
- 7 – 9h: Bạn sắp đón một người bạn thân từ phương xa tới thăm.
- 9 – 11h: Mắt trái bị ngứa trong thời gian này có nghĩa là đang có ai đó thầm thương và trộm nhớ bạn.
- 11 – 13h: Sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Hãy quan tâm tới nó nhiều hơn nhé!
- 13 – 15h: Một cuộc gặp gỡ bất ngờ và thú vị sắp xảy ra với bạn.
- 15 – 17h: Ngứa mắt trái ở thời gian này có nghĩa là ai đó đang nhắc tới bạn.
- 17 – 19h: Điềm báo báo hiệu có ai đó từ phương xa chuẩn bị trở về và ghé thăm bạn.
- 19 – 21h: Nhiều chuyện khiến bạn lo lắng sắp xảy ra.
- 21 – 23h: Mắt trái ngứa lúc này mang đến một điềm may. Tài lộc sắp đến cho bạn.
Tuy nhiên, các điềm báo này đều dựa trên kinh nghiệm dân gian, chưa có cơ sở khoa học nào giải thích được. Vậy nên, bạn không nên chủ quan về tình trạng này. Khi bị mắt trái thấy ngứa nhiều, ngứa kéo dài, thì đây lại là dấu hiệu cho thấy mắt của bạn đang gặp vấn đề.
Ngứa mắt trái theo giờ là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe
Ngứa mắt do dị ứng theo mùa
Dị ứng là nguyên nhân gây ngứa mắt thường gặp nhất. Ngứa mắt do dị ứng theo mùa là tình trạng ngứa mắt diễn ra đều đặn hằng năm.
Loại dị ứng này thường xảy ra trong một mùa cụ thể, với các tác nhân gây dị ứng thường gặp như: phấn hoa, nấm mốc, bụi… gây nên tình trạng viêm kết mạc dị ứng. Ngoài triệu chứng ngứa mắt, bạn còn có thể gặp các phản ứng khác như: sốt, hắt hơi, sổ mũi…
Điều này xảy ra là do lượng Histamin – một loại hợp chất sản xuất từ các tế bào tăng lên trong máu gây viêm và khiến cho cơ thể trở nên nhạy cảm với các tác nhân dị ứng.
Nhiễm trùng mắt
Mắt bị ngứa cũng có thể do nguyên nhân nhiễm trùng với các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm… Nhiễm trùng mắt có thể gây nên rất nhiều bệnh lý về mắt có triệu chứng tiêu biểu nhất là ngứa, khó chịu ở mắt như:
- Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ
- Viêm màng bồ đào
Khi gặp phải bệnh lý này, có thể dễ dàng nhận thấy mắt của bệnh nhân sẽ chuyển sang màu hồng, mắt bị ngứa và chảy nhiều nước mắt, các tia máu trong mắt nổi lên nhiều. Bệnh nhân luôn có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt.
Khô mắt
Nước mắt là hỗn hợp bao gồm nước, dầu và chất nhầy. Nước mắt có vai trò làm sạch nhãn cầu, duy trì độ ẩm cho mắt. Nhưng do một nguyên nhân nào đó, mắt của người bệnh có thể ngừng tiết nước mắt, khiến cho mắt bị khô và gây cảm giác ngứa mắt.
Tình trạng này thường gặp nhiều hơn ở những người lớn tuổi, khi tuyến lệ của người bệnh đang bị thoái hóa dần. Ngoài ra, các bệnh nhân mắc một số bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp… cũng có thể gặp tình trạng thiếu nước mắt.
Khô mắt còn có thể gặp do tác dụng phụ của một số thuốc mà bệnh nhân sử dụng như:
- Thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc tránh thai.
- Thuốc hạ huyết áp.
- Thuốc thông mũi, họng.
Ngoài ra, khô mắt cũng có thể xảy ra với những bệnh nhân làm việc quá nhiều trước màn hình máy tính hoặc tiếp xúc nhiều với môi trường làm việc, sinh sống có độ ẩm thấp, nhiều gió…
Mỏi mắt
Mỏi mắt là dấu hiệu cảnh báo mắt cần nghỉ ngơi. Tương tự như khô mắt, mỏi mắt cũng gây nên những tình trạng khó chịu, ngứa mắt cho người bệnh, làm mờ tầm nhìn, gai mắt.
Mỏi mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở những người thường xuyên làm việc với màn hình kỹ thuật số như: điện thoại, máy tính, tivi… Đặc biệt hiện nay, thói quen sử dụng điện thoại thông minh, máy tính… không còn xa lạ đối với cả trẻ em và người lớn. Các nhà khoa học đã giải thích, khi nhìn vào màn hình liên tục trong hai hoặc nhiều giờ mỗi ngày, người bệnh có nguy cơ cao bị mỏi mắt do:
- Khi sử dụng máy tính, mắt ít chớp hơn.
- Bệnh nhân nhìn màn hình kỹ thuật số ở khoảng cách ngắn.
- Các thiết bị kỹ thuật số có ánh sáng chói hoặc phản chiếu, gây hại cho mắt.
Ngoài ra, mỏi mắt, ngứa mắt cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Đọc tài liệu không để mắt nghỉ ngơi.
- Lái xe đường dài và thực hiện các hoạt động khác liên quan đến việc tập trung mắt quá nhiều.
- Tiếp xúc với ánh sáng chói.
- Mắt bị căng thẳng trong khi tập trung nhìn dưới ánh sáng mờ, tối…
- Khô mắt hoặc mắt bị tật khúc xạ.
- Bênh nhân cảm thấy căng thẳng hoặc mệt mỏi.
Nhìn chung, mỏi mắt không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa mắt, mệt mỏi và làm giảm khả năng tập trung làm việc. Tuy vậy, mỏi mắt lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng có hại cho mắt như: đục thủy tinh thể, các vấn đề về võng mạc…
Viêm mí mắt
Mắt bị ngứa cũng có thể đến từ nguyên nhân viêm mí mắt (hay còn được gọi là viêm bờ mi), xuất hiện khi các tuyến dầu ở gốc lông mi bị tắc nghẽn. Viêm mí mắt biểu hiện bởi các triệu chứng ngứa mắt, đỏ mắt… Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể gặp một số biểu hiện khác của bệnh như sưng đau, chảy nước mắt…
Mặc dù viêm bờ mi thường không ảnh hưởng đến thị lực người bệnh nhưng nó có thể trở thành căn bệnh mãn tính, gây viêm kết mạc và dẫn đến nhiều biến chứng khác.
Sử dụng kính áp tròng
Đôi khi, mắt bị ngứa và đỏ cũng có khả năng xảy ra do việc sử dụng kính áp tròng quá lâu trong mắt hoặc không vệ sinh và thay kính thường xuyên.
Vì vậy, nếu như bạn có sử dụng kính áp tròng, hãy thực hiện các bước chăm sóc tròng mắt một cách cẩn thận, thay kính thường xuyên… để tránh tình trạng trên.
Ngứa mắt trái theo giờ có nguy hiểm không?
Ngứa mắt trái theo giờ khiến người bệnh khó chịu nhưng đây không phải là tình trạng nguy hiểm, có thể hết trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên nếu tình trạng ngứa mắt trái kéo dài, không được xử lý tốt có thể khiến người bệnh đối diện các nguy cơ như: viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, xuất huyết dưới kết mạc…. thậm chí là mù lòa nếu do dị vật trong mắt. Do đó, nếu không hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp. Hoặc để được tư vấn nhanh hơn, bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được hướng dẫn, giải đáp tận tình.
Khi nào ngứa mắt cần đi khám bác sĩ?
Phần lớn trường hợp ngứa mắt trái đều nhanh chóng biến mất sau một khoảng thời gian hoặc bằng các biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong các trường hợp sau, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ y khoa:
- Ngứa mắt đi kèm với tiết dịch hoặc sưng mắt.
- Nếu ngứa mắt là do nhiễm trùng vi khuẩn: bạn sẽ cần đến các bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để giải quyết tình trạng này.
- Ngứa mắt trái không quá nghiêm trọng nhưng ngứa liên tục, lặp đi lặp lại.
- Ngứa mắt do viêm bờ mi lâu không khỏi.
Thực tế cho thấy, ngứa mắt trái theo giờ không đáng sợ, bệnh hoàn toàn không nguy hiểm khi được xử lí đúng cách. Tuy vậy, một số bệnh nhân hiểu sai về bệnh, xử lý sai dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vậy nên, khi gặp tình trạng này, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ, xin ý kiến và thực hiện đúng theo những hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Xem thêm:
- Viêm môi dị ứng – làm gì để nhanh khỏi?
- 7 loại lá tắm trị mẩn ngứa hiệu quả – bạn đã thử chưa?
- Lưng nổi mẩn đỏ ngứa vì sao và chữa thế nào hiệu quả?
- Bị ngứa gãi nổi cục khắp người là bệnh gì? Cách chữa trị như thế nào?
- Top 6 thuốc bôi viêm da cơ địa trẻ em an toàn và tốt cha mẹ cần biết