Cơ chế gây mụn của thói quen thức khuya? Nên ngủ lúc mấy giờ là phù hợp và nếu phải bắt buộc thức khuya thì làm sao để ngăn ngừa tình trạng nổi mụn? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân thức khuya làm nổi mụn
Chắc hẳn ai cũng biết thức khuya không tốt cho sức khỏe làn da bởi nó làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, ảnh hưởng đến sự vận hành của các cơ quan kiểm soát hoạt động bình thường của làn da. Cụ thể có thể kể đến 2 nguyên nhân chính sau.
Tuyến dầu hoạt động mạnh khi thức khuya
Thức khuya làm hệ thần kinh con người trở nên căng thẳng, mệt mỏi và dễ stress hơn. Để giải tỏa tình trạng này, cơ thể tăng cường cơ chế tự sản sinh các hormone giảm căng thẳng. Tuyến thượng thận tăng tiết cortisol, một loại hormone giảm căng thẳng có tác dụng phụ là kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh hơn, làm dầu nhờn sản sinh nhiều và tích tụ trên bề mặt da.
Ngoài ra, thức khuya cũng làm da chúng ta khô hơn, kết hợp 2 yếu tố này cùng với việc vệ sinh da mặt không đúng cách sẽ khiến lỗ chân lông dễ bít tắc hơn. Điều kiện môi trường bí khí như vậy rất thuận lợi vi khuẩn P.acnes dưới da hoạt động, gây nên hiện tượng mụn ẩn, mụn mủ và mụn bọc trên da.
Nguyên nhân này thường gặp ở các chị em phụ nữ hơn nam giới bởi sự rối loạn nội tiết tố diễn ra mạnh mẽ và thường xuyên hơn. Do đó, ngoài việc ngủ sớm thì các chị em cũng nên học cách chăm sóc làn da dầu để hạn chế nổi mụn nhé.
Tuyến dầu hoạt động mạnh khi thức khuya nên dễ nổi mụn
Da thiếu thời gian hồi phục khi thức khuya
Giấc ngủ ban đêm rất cần thiết cho cơ thể hồi phục, các cơ quan bộ phận được nghỉ ngơi, lấy lại cân bằng sau một ngày dài sinh hoạt, và làn da cũng không ngoại lệ. Ngủ sau 22h mỗi ngày sẽ cản trở sự tự hồi phục của làn da, làm da không được thư giãn đúng nghĩa. Dần dần, các tế bào da sẽ trở nên bí bách, mệt mỏi và các hàng rào bảo vệ da cũng mất đi tác dụng.
Do vậy, làn da mất đi cơ chế tự chống lại các tác động xấu từ môi trường bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi, vi khuẩn và trở nên dễ nổi mụn hơn. Ngoài ra, việc làn da thiếu thời gian nghỉ ngơi cũng làm tăng khả năng xuất hiện quầng thâm, nếp nhăn, các bệnh liên quan đến da như bệnh chàm, bệnh vảy nến hay thậm chí là ung thư da.
Từ 22h đêm đến 5h sáng ngày hôm sau là khoảng thời gian lý tưởng để làn da được nghỉ ngơi, do đó hãy cố gắng đi ngủ trước 22 hoặc 23h mỗi ngày bạn nhé!
Cách hạn chế nổi mụn khi thức khuya
Chắc hẳn không ai muốn ngủ muộn, nhưng công việc bài vở bề bộn khiến chúng ta chẳng thể thoát khỏi việc thức khuya được. Dưới đây là một số cách giúp bạn vẫn có thể làm “cú đêm” mà lại hạn chế được những nốt mụn xấu xí, giúp bạn giữ được sự xinh đẹp.
Cung cấp đủ nước cho da
Thức khuya làm da mất nước, khiến da khô, tiết nhiều dầu và gây mụn. Do vậy bạn nên uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày để đảm bảo cấp ẩm cho làn da, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Nhờ đó mà các độc tố được đào thải, làn da luôn mịn màng, đàn hồi và hạn chế sự xuất hiện của mụn.
Uống 2 lít nước lọc mỗi ngày để đảm bảo cấp đủ ẩm cho làn da
Giữ gìn vệ sinh cho da
Nếu đã thức khuya mà không giữ gìn da sạch sẽ thì chắc hẳn việc nổi mụn là điều không thể tránh khỏi. Bạn nên vệ sinh da cẩn thận bằng các sản phẩm phù hợp với làn da theo quy trình skincare thích hợp. Nếu thức khuya nhiều tiếng thì nên rửa mặt lại bằng nước cũng như dùng kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho da. Ngoài ra, bạn cũng cần loại bỏ thói quen sờ tay lên mặt để tránh vi khuẩn lây nhiễm và gây mụn.
Ngáp để hạn chế mụn khi thức khuya
Nghe có vẻ kỳ lạ những phương pháp này lại thực sự đem lại hiệu quả giảm mụn. Khi ngáp, cơ mặt của bạn được chuyển động, các mạch máu dưới da được hoạt động, tăng cường lưu thông, khiến da trở nên khỏe mạnh hơn và ngừa được mụn. Do đó, bạn nên thử ngáp 10 phút/ lần khi thức khuya để giảm cơn buồn ngủ cũng như ngăn ngừa mụn xuất hiện nhé!
Ngáp giúp máu tăng lưu thông, da khỏe mạnh và giảm mụn
Không sử dụng các loại thực phẩm làm da khô
Để thức khuya mà không buồn ngủ, nhiều bạn chọn sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà hay thuốc lá,… tuy nhiên những loại sản phẩm này gây ảnh hưởng không nhỏ đến làn da của bạn. Các chất này làm da bị mất nước nhiều hơn, làm da tăng tiết dầu từ đó dẫn đến sự xuất hiện của các loại mụn.
Đồng thời, bạn cũng không nên ăn các thức ăn ngọt chứa nhiều đường hoặc thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ để hạn chế nổi mụn. Tốt hơn hết, hãy sử dụng nước lọc và ăn nhiều trái cây để có làn da tươi trẻ, rạng rỡ bất chấp việc ngủ muộn.
Giữ cho chăn gối luôn sạch sẽ
Chăn gối bẩn tích tụ rất nhiều vi khuẩn nên khi chúng ta đắp chăn hay áp mặt vào gối để ngủ thì các vi khuẩn này sẽ lây lan sang mặt và làm nổi mụn. Bạn nên giặt sạch, phơi khô chăn gối thường xuyên, ít nhất 1 lần mỗi tuần để đảm bảo an toàn cho làn da.
Giặt chăn gối thường xuyên để đảm bảo vệ sinh cho da mặt
Thức khuya gây ra rất nhiều tác hại cho cơ thể, bất kể là sức khỏe bên trong hay vẻ đẹp bên ngoài. Ngủ thiếu giấc là một trong những tác nhân hàng đầu gây nổi mụn, làm xuống sắc làn da và khiến chị em kém tự tin hơn. Dù một số biện pháp giúp hạn chế việc “lên mụn” nhưng bạn cũng nên loại bỏ thói quen thức quá muộn nhé. Đồng thời, chăm chỉ thực hiện các biện pháp chăm sóc da cần thiết để duy trì sự khỏe mạnh, rạng rời của làn da các bạn.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp