Tin tức ngành Ngân hàng

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam diễn ra hàng năm vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11), được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương tổ chức tại các khu dân cư nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đồng thời tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm trong toàn thể nhân dân.

1. Lịch sử ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay, dòng chủ lưu chính là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nó thấm đẫm vào tư tưởng, tâm hồn của mỗi người con đất Việt. Và đại đoàn kết dân tộc tiếp tục là nội dung tư tưởng chính của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Với sự ra đời của ngày hội đại đoàn kết dân tộc, nó minh chứng cho việc đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh nội lực nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong quá trình củng cố và mở rộng về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, yêu cầu đặt ra là phải có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của từng vùng, từng địa phương. Để thực hiện được điều đó phải hướng công tác Mặt trận về cơ sở, về từng địa phương, từng khu dân cư, từng gia đình. Tạo cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết từ cá nhân, gia đình, khu dân cư đến cấp xã, phường, huyện, tỉnh. Đó chính là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn đó, mà ngày hội đại đoàn kết ở Việt Nam ra đời.

Tham Khảo Thêm:  Rất Hay: Mơ thấy người đã chết từ lâu: Giải mã giấc mơ & đánh con gì?

Nhằm phát huy truyền thống Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, năm 1986 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã quyết định lấy ngày 18/11/1930 – ngày Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất để làm ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Từ đó đến nay, hằng năm cứ đến ngày 18/11, Mặt trận đã đề ra chương trình, nội dung và các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng nhằm ôn lại truyền thống lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam.

Ngày 1/8/2003, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Nghị quyết số 04/NQ/ĐCT-MTTW về việc tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” và quyết định lấy ngày 18/11 hàng năm làm ngày tổ chức Ngày hội đại đoàn kết ở khu dân cư nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới.

2. Ý nghĩa của ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Sau khi có quyết định của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngày hội đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư ngày càng được quan tâm hơn, diễn ra với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Ngay cả những vùng nông thôn, vùng miền núi, ngày hội càng mang nhiều bản sắc văn hóa và tập trung đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và thực sự trở thành ngày hội của toàn dân tộc.

Tham Khảo Thêm:  [Kinh nghiệm] Cách đặt bếp theo phong thủy thu hút tài lộc

Ngày hội đại đoàn kết đã tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thông qua ngày hội, các nét văn hóa đặc sắc của các tầng lớp dân cư, các dân tộc trên địa bàn sẽ tiếp tục được bảo tồn và phát huy. Thêm vào đó là tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt các phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Xây dựng văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng các gia đình điển hình có “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”… Cùng với việc xây dựng nếp sống mới là việc đấu tranh chống lại các hủ tục lạc hậu: mê tín, dị đoan. Xóa bỏ dần những tệ nạn trong xã hội như: rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, ma túy, mại dâm, đánh bạc…

Với những hoạt động thiết thực, sinh động, phong phú và nhiều ý nghĩa, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc đã thu hút ngày càng đông các tầng lớp nhân dân tham gia, làm cho ngày hội có sức sống và sự lan tỏa mạnh mẽ, góp phần động viên Nhân dân phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, là biểu hiện sinh động của lòng dân, gắn bó tình làng, nghĩa xóm. Mỗi người dân khi tham gia ngày hội đã ý thức được sự gắn bó giữa cá nhân và cộng đồng, nhất là các cán bộ, đảng viên, công chức với khu dân cư mà mình sinh sống, qua đó, khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố và phát triển, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Tham Khảo Thêm:  Người sinh 24 tháng 12 thuộc cung hoàng đạo gì?

Hưởng ứng Ngày hội đại đoàn kết dân tộc tại NHNN chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại NHNN chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cơ hội tạo điều kiện cho việc phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, người lao động, góp phần thực hiện quy chế dân chủ tại chi nhánh, tạo ra một môi trường làm việc gắn bó, thân thiết, gần gũi giữa cấp trên với cấp dưới. Giúp cấp trên lắng nghe được những tâm tư, nguyện vọng, những phản ánh của cấp dưới.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc hằng năm là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, người lao động trong chi nhánh tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết từ đó tạo nên động lực mạnh mẽ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

(Nguồn: CĐCS CN)

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP