Học ngành Văn học ra làm gì, bạn có biết?

1. Ngành Văn Học Là Gì?

Ngành Văn học là ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, liên quan đến văn học về ngôn ngữ, lịch sử văn hóa của dân tộc, các tác phẩm văn học nước ngoài. Công việc liên quan đến văn phòng hành chính, nhân viên content có thể là liên quan đến ngành văn hóa, xã hội và chính trị của xã hội.

2. Ngành văn học được học những gì?

Khi theo học Ngành Văn Học các học viên sẽ được trang bị các kiến thức về:

Kiến thức đại cương: được cung cấp và chỉ dạy các môn lí luận như nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, pháp luật đại cương và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Kiến thức chuyên ngành: củng cố nền tảng về văn học Việt Nam được tìm hiểu chuyên sâu về các môn tiêu biểu như: ngôn ngữ học, cơ sở văn hóa Việt Nam, từ vựng – ngữ nghĩa tiếng việt, văn học dân gian Việt Nam giúp sinh viên có kiến thức nền tảng về lý luận văn học, được rèn luyện kỹ năng tư duy cũng như phương pháp nâng cao khả năng cảm thụ và sáng tác trong văn học.Học viên còn được tiếp cận về lĩnh vực truyền thông, báo chí để có thể lựa chọn ngành nghề này một cách đa dạng hơn.

Các kỹ năng mềm: Kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian.

3. Học ngành văn học ở đâu?

Sau đây là những cơ sở đào tạo ngành văn học chất lượng giúp bạn trả lời cho câu hỏi học ngành văn học ở đâu tốt để lựa chọn môi trường học tập phù hợp nhất.

3.1. Khu vực miền Bắc:

Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: số 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội Là một trường đại học thành viên của trường Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu báo chí truyền thông lớn nhất, Trường đào tạo đa ngành nghề, đa lĩnh vực luôn đi đầu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, trang thiết bị cơ sở vật chất ở đây tiên tiến, hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho học viên phát triển khả năng của mình. Với mức học phí 9.800.000 – 11.700.000 VNĐ/năm đối với hệ đại trà và 35.000.000 VNĐ/năm đối với chương trình đào tạo chất lượng cao. Mức điểm chuẩn dao động qua các năm trước từ 16 – 22,5 điểm.

Tham Khảo Thêm:  Bằng cao đẳng có xin được việc không?

3.2. Khu vực miền Nam

ĐH sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ:

Trụ sở chính: số 280 An Dương Vương – Phường 4 – Quận 5 – Thành Phố Hồ Chí Minh

Cơ sở đào tạo: Số 222 Lê Văn Sỹ – Phường 14 – Quận 3 – Thành Phố Hồ Chí Minh.

Là một trong những trường trọng điểm của Quốc gia, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm chỉ dạy bài bản cho học viên kết hợp với những giáo trình luôn luôn được cập nhật mới nhất theo chuẩn Quốc tế. Những sinh viên ngành sư phạm được miễn toàn bộ học phí còn đối với các chuyên ngành khác sẽ là 319.000 đồng/tín chỉ đối với học phần lý thuyết và 343.000 đồng/tín chỉ đối với học phần thực hành. Mức điểm chuẩn ở đây dao động các năm trước khoảng từ 16.5 – 26.75 điểm.

3.3. Khu vực miền Trung

ĐH Khoa Học – Đại học Huế

Địa chỉ: số 77 Nguyễn Huệ – Tỉnh Thừa Thiên Huế – Thành Phố Huế.

Là một trường thuộc Đại học Huế năm trong nhóm đại học tốt nhất Châu Á và đứng thứ 16 tại Việt Nam. Ở đây luôn luôn chú trọng đến việc ứng dụng – thực hành sinh viên có thể cọ sát hơn trong lĩnh vực này giúp sinh viên phát triển toàn diện bản thân mình sau khi ra trường có thể thích ứng nhanh với công việc cũng như nhanh chóng hòa nhận được với môi trường làm việc. Với mức điểm chuẩn năm trước dao động từ 16 – 24 điểm. Việc chúng ta băn khoăn nên học một cơ sở nào thì thật sự không cần thiết, các cơ sở đào tạo nào cũng đều tốt cả luôn hướng tới một mục đích chung đó là giúp sinh viên có một nền tảng kiến thức vững chắc, để có thể áp dụng vào thực tế công việc hơn. Mà điều quan trọng mà chúng ta cần nghĩ tới đó chính là cách học của chúng ta khi được đào tạo, chỉ dạy sẽ như thế nào. Cơ sở có tốt mấy đi chăng nữa nếu học viên không chịu khó tìm hiểu, trau dồi thì cũng sẽ không bao giờ thành công được trong lĩnh vực này.

Tham Khảo Thêm:  Trung học phổ thông là Lớp Mấy? Mấy tuổi? Tốt nghiệp THPT là mấy tuổi

4. Học ngành văn học ra làm gì?

Cơ hội nghề nghiệp của ngành này khá mở rộng, sau khi ra trường khi đã có tấm bằng cử nhân trên tay có lẽ bạn đã có đủ kiến thức chuyên môn về Ngành Văn Học này thì chắc chắn bạn có thể lựa chọn cho mình một số công việc như sau:

Nhân viên văn phòng: làm công việc hành chính, quản trị nhân sự, quản trị văn phòng, quản lý văn bản ở cơ quan và có thể biên tập website.

Phóng viên, biên tập viên: tham gia viết bài, biên tập bài cho các cơ quan báo chí, truyền thông có thể làm MC truyền hình.

Quản lý nhà nước: đề xuất, lên kế hoạch ý tưởng, liên quan đến chính sách văn học, văn hóa, bảo tồn văn hóa phi vật chất, bảo tồn ngôn ngữ văn hóa dân tộc.

Biên tập nội dung, xuất bản: viết bằng sự hiểu biết, sử dụng ngôn từ thông minh để đưa thông tin đến người đọc, biên dịch, biên tập sách giáo khoa, sách tham khảo, có thể là viết lời thoại phim ảnh, biên soạn từ điển cho các nhà phát hành.

Truyền thông, ngoại giao: công việc về tiếp thị truyền thông, quảng cáo và các công tác đối ngoại, ngoại giao.

Giảng dạy, nghiên cứu: bạn có thể đứng trên giảng đường để truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được cho các thế hệ tương lai tiếp bước cho các học viên để có thể rèn luyện trau dồi kiến thức của mình hay có thể nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn học.

Nhà văn: đối với nghề này yêu cầu cần phải có thế mạnh về văn chương bằng những kiến thức, kinh nghiệm của mình đưa người đọc bước vào những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Làm văn thư: đây là một công việc khá nhẹ nhàng bạn có thể làm tại các thư viện hay bảo tảng. Hiện nay mức lương của Ngành Văn Học này cũng được coi là khá cao trong đại đa số các ngành, đối với sinh viên mới ra trường thì mức thu nhập trung bình vào khoảng từ 6 – 8 triệu/tháng. Còn khi bạn trở nên chuyên nghiệp am hiểu kiến thức chuyên ngành cũng như các kỹ năng chuyên môn thì bạn sẽ nhận được một mức lương khá xứng đáng với trình độ năng lực của bản thân có thể lên tới 10 – 15 triệu/tháng. Mức lương sẽ không dừng lại ở đó nó còn có thể cao hơn nữa khi bạn đã nghiên cứu, am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực này.

Tham Khảo Thêm:  Top 10 thành phố đáng sống nhất nước Anh (phần 1)

5. Những tố chất để theo học ngành văn học

Để thành công trong Ngành Văn Học này thì bạn cần phải có một số yếu tố sau:

Thích viết lách và đọc sách: đối với nghề này bạn phải là một người có khả năng viết cũng như là biết cảm thụ văn học.

Chăm chỉ, cần cù: phải có tinh thần ham học hỏi, tìm tòi những điều mới lạ để từ đó mình triển khai phát triển nó.

Tư duy sáng tạo: nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý các vấn đề, có khả năng sáng tác

Cảm thụ tốt văn học: dạt dào cảm xúc cũng như phải am hiểu sâu rộng kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội để có thể viết bài một cách chính xác và hay nhất.

Các kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng quan lý thời gian là điều rất cần thiết giúp công việc được hoàn thành tốt hơn và nhanh chóng.

Kết luận:

Ngành văn học là một ngành có lẽ khá là thú vị đối với những người yêu thích và đam mê về văn chương. Nó mang tính năng động, cơ hội việc làm vô cùng mở rộng ở trên nhiều lĩnh vực đa dạng, phong phú khác nhau cho các bạn học viên đang định hướng nghề nghiệp theo chuyên Ngành Văn Học này. Với những chia sẻ ở trên phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về Ngành Văn Học cũng như chọn lựa cho mình một cơ sở đào tạo thật phù với với bản thân và khả năng của mình để tiếp bước cho chặng đường dài phía sau. Chúc các bạn thành công!

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP