Tân sinh viên cần chuẩn bị những gì để nhập học luôn là một câu hỏi thường gặp trong các diễn đàn, hội nhóm. Bên cạnh những giấy tờ, hồ sơ để nhập học thì tân sinh viên cần nhất là một chiếc thẻ ngân hàng để nhận tiền trợ cấp từ bố mẹ hằng tháng, nhận lương nếu các bạn có ý định làm thêm, hoặc nhận học bổng,…Trong bài viết này, Timo sẽ chia sẻ top 9 thẻ ngân hàng cho tân sinh viên nhiều ưu đãi nhất. Xem ngay nhé!
Có thể bạn quan tâm: Làm thẻ ATM ngân hàng nào không mất phí.
Tân sinh viên nên làm thẻ ngân hàng gì?
Hiện có 3 loại thẻ ngân hàng chính là thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước. Mỗi loại có đặc điểm khác nhau. Cùng xem bảng phân biệt dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Thực tế, thẻ tín dụng đòi hỏi phải chứng minh tài chính ổn định và phải trả các loại phí thường niên, phí thanh toán chậm, phí rút tiền mặt thẻ tín dụng,…như vậy sẽ rất khó cho các bạn sinh viên quản lý tài chính cá nhân. Còn thẻ trả trước còn nhiều hạn chế. Trong khi thẻ ghi nợ có thủ tục mở đơn giản, chỉ sử dụng số tiền có sẽ giúp các bạn dễ dàng quản lý chi tiêu và không mất nhiều phí mỗi tháng. Vậy nên, thẻ ghi nợ được các bạn sinh viên mở nhiều nhất.
Top 9 thẻ ngân hàng cho tân sinh viên tham khảo
Các loại thẻ ngân hàng cho tân sinh viên mà Timo giới thiệu đều là thẻ ghi nợ nội địa của các ngân hàng. Và lưu ý các mức phí này chưa bao gồm 10% phí VAT.
1. Thẻ ngân hàng số Timo
Timo là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam. Mọi giao dịch ngân hàng đều được thực hiện qua app Timo. Bạn có thể mở thẻ Timo Debit online dễ dàng với công nghệ định danh eKYC. Đặc biệt, khi sử dụng thẻ Timo bạn sẽ được miễn phí nhiều loại phí và còn được hưởng lãi suất 0,1% từ tài khoản thanh toán Spent Account.
- Phí mở thẻ: Miễn phí.
- Rút tiền cùng hệ thống/khác hệ thống: Miễn phí.
- Phí chuyển khoản cùng hệ thống/khác ngân hàng: Miễn phí.
- Phí chuyển khoản tại ATM khác NH Bản Việt: 3.000VNĐ/lần.
- Phí thường niên: Miễn phí.
- Số dư tối thiểu: Không yêu cầu.
2. Thẻ ngân hàng Vietcombank
Vietcombank tên đầy đủ là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Là một trong những ngân hàng “quốc dân” có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trải đều khắp Việt Nam. Một số phí khi mở và sử dụng thẻ ngân hàng Vietcombank.
- Phí mở thẻ: 50.000VNĐ/thẻ.
- Rút tiền cùng hệ thống: 1.000VNĐ/lần.
- Rút tiền khác hệ thống: 3.000VNĐ/lần
- Phí Internet Banking/Mobile Banking: Miễn phí.
- Phí SMS Banking: Tùy vào số lượng tin nhắn. Dưới 20 tin nhắn: 10.000 VNĐ/tháng/số điện thoại.
- Phí chuyển tiền cùng hệ thống: Miễn phí.
- Phí chuyển tiền khác hệ thống: Miễn phí.
- Số dư tối thiểu: Không yêu cầu.
3. Thẻ ngân hàng TPBank
Ngân hàng TMCP Tiên Phong là một trong những ngân hàng đi đầu về công nghệ. Một hình thức mở thẻ mới được TPBank áp dụng thành công đó là LiveBank. Bạn tham khảo qua một số loại phí khi dùng thẻ ngân hàng TPBank như sau:
- Phí mở thẻ: 50.000VNĐ/thẻ
- Phí thường niên: 50.000VNĐ/năm.
- Rút tiền tại ATM: Miễn phí
- Phí cấp lại PIN: 30.000VNĐ/lần.
4. Thẻ ngân hàng MBbank
Tên đầy đủ là ngân hàng TMCP Quân Đội. Khách hàng sử dụng thẻ MB sẽ được miễn phí chuyển khoản, nhưng MBbank thu phí thường niên và dịch vụ khá nhiều. Tham khảo một số loại phí khi mở thẻ MBbank như sau:
- Phí mở thẻ sinh viên: 40.000VNĐ/thẻ.
- Phí quản lý: 8.800VNĐ/tháng
- Rút tiền cùng hệ thống: 2.000đ – 3.000VNĐ/lần
- Rút tiền khác hệ thống: 3.000VNĐ/lần
- Số dư tối thiểu: 50.000VNĐ
5. Thẻ ngân hàng Techcombank
Là một trong những ngân hàng tư nhân nhận được sự yêu thích của khách hàng. Tuy nhiên, chức năng liên kết với ví điện tử của thẻ Techcombank còn nhiều hạn chế như mất phí liên kết với ví, phí rút tiền về tài khoản ngân hàng. Những loại phí khi sử dụng thẻ Techcombank như sau:
- Phí mở thẻ: 90.000VNĐ/thẻ.
- Rút tiền ATM trong hệ thống: 1.000VNĐ/lần
- Rút tiền ATM khác hệ thống: 3.000VNĐ/lần
- Phí thường niên: 60.000VNĐ/năm
- Số dư tối thiểu: 50.000VNĐ
6. Thẻ ngân hàng Vietinbank
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng nằm trong các ngân hàng lớn có vốn nhà nước. Bạn có thể mở thẻ ngân hàng Vietinbank để sử dụng, một số loại phí phổ biến như sau:
- Phí mở thẻ: Miễn phí
- Rút tiền cùng hệ thống, cùng tỉnh: Miễn phí.
- Rút tiền cùng hệ thống, khác tỉnh: 0,03%
- Rút tiền khác hệ thống: 3.000VNĐ/lần
- Phí duy trì tài khoản: 2.000VNĐ/tháng
7. Thẻ ngân hàng Agribank
Tên đầy đủ là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Agribank cũng nằm trong 4 ngân hàng lớn vốn nhà nước và có mạng lưới phòng giao dịch khắp các tỉnh thành Việt Nam. Tuy nhiên, Argibank có thể nói là một trong những ngân hàng thu phí nhiều nhất. Một số loại phí khi mở thẻ ngân hàng Agribank:
- Phí mở thẻ: 150.000VNĐ/thẻ (bao gồm phí mở thẻ và số dư tối thiểu để kích hoạt thẻ)
- Phí thường niên: 12.000VNĐ/năm
- Rút tiền cùng hệ thống: 1.000VNĐ/lần.
- Rút tiền khác hệ thống: 3.000VNĐ/lần.
- Chuyển khoản cùng hệ thống: 0,03% số tiền giao dịch (tối thiểu 3.000 VNĐ/giao dịch, tối đa 15.000 VNĐ/giao dịch)
- Chuyển khoản liên ngân hàng: 0,05% số tiền giao dịch (tối thiểu: 8.000 VNĐ/giao dịch, tối đa: 15.000 VNĐ/giao dịch)
- Số dư tối thiểu: 50.000VNĐ
8. Thẻ ngân hàng BIDV
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nằm trong Big4 ngân hàng hàng lớn có vốn nhà nước bên cạnh Vietcombank, Agribank, Vietinbank.
- Phí mở thẻ: 30.000VNĐ/thẻ (Thẻ Liên kết sinh viên)
- Phí thường niên: 60.000VNĐ/năm
- Rút tiền cùng hệ thống: 1.000VNĐ/lần
- Rút tiền khác hệ thống: 3.000VNĐ/lần
- Số dư tối thiểu: 50.000VNĐ
9. Thẻ ngân hàng VIB
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam cũng nhận được sự yêu thích của nhiều người dùng vì được hưởng lãi suất không kỳ hạn từ tài khoản thanh toán. Nhược điểm của VIB là thường xuyên thay đổi chính sách sử dụng của thẻ mà không thông báo trước với khách hàng.
- Phí mở thẻ: 110.000VNĐ/thẻ chính (VIB Values)
- Rút tiền cùng hệ thống: 2.200 VNĐ/lần
- Rút tiền ngoài hệ thống: 3.300VNĐ/lần
- Phí thường niên: 66.000VNĐ/năm
- Số dư tối thiểu: 100.000VNĐ.
Hy vọng với những thông tin Timo cung cấp trên đây đã giúp các bạn tân sinh viên phân biệt được các loại thẻ ngân hàng phổ biến cùng như đã chọn được một chiếc thẻ ngân hàng phù hợp sẽ đồng hành cùng các bạn trong thời gian còn ngồi trên giảng đường đại học.