Đổ xô uống bài thuốc trên mạng: Coi chừng mất mạng!

Đổ xô uống bài thuốc trên mạng: Coi chừng mất mạng!
Video ngâm chuối chanh đường phèn có tác dụng gì

Trên mạng lan truyền nhiều bài thuốc dân gian trị đột quỵ nhưng bài thuốc không thể sử dụng cho mọi người Trên mạng lan truyền nhiều bài thuốc dân gian trị đột quỵ nhưng bài thuốc không thể sử dụng cho mọi người

Theo lương y Nguyễn Kỳ Nam, Phó chủ tịch Hội Đông y tỉnh Cà Mau, những bài thuốc này chẳng những không có công dụng phòng ngừa đột quỵ, mà còn rất nguy hiểm cho những người có bệnh nền như tiểu đường, viêm loét dạ dày…

“Thầy” ất ơ, người dùng ngây thơ

Trên kênh YouTube “Bài thuốc k.d.” chia sẻ bài thuốc được giới thiệu phòng ngừa đột quỵ hiệu quả với công thức là: “18 trái chuối sứ cắt nhỏ, 1kg chanh cắt lát mỏng ngâm chung với 1kg đường phèn. Ngâm trong hai tuần là dùng được, uống mỗi ngày hai ly sau bữa sáng hoặc bữa tối”. Người tuyên truyền bài thuốc không giới thiệu mình là ai, cũng không cho biết công dụng của từng loại nguyên liệu, tác động lên sức khỏe như thế nào… mà chỉ khẳng định: phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Vậy mà có rất nhiều người làm theo.

Chị Nguyễn Thúy H., nhân viên điều dưỡng về hưu, sau khi thấy bài thuốc này, đã “bào chế” ngay một bình 10 lít, với liều lượng gấp ba lần công thức trên cho gia đình dùng. Chị còn gửi bài thuốc này về quê cho người thân ở xã An Thạnh Trung, H.Chợ Mới, tỉnh An Giang. Từng có người qua đời vì đột quỵ nên chị rất tin tưởng bài thuốc và loan truyền cho cả xóm. Chỉ qua hôm sau, nhiều người trong xóm có một hũ chuối, chanh ngâm với đường phèn. Trong đó, những người họ hàng bị bệnh tiểu đường, viêm loét dạ dày của chị H. cũng nhiệt tình làm theo với hy vọng “tránh được đột quỵ”.

Cũng có vài người nghi ngờ công dụng của bài thuốc, thì chị H. nói “không bổ bề này cũng bổ bề kia. Chuối, chanh, đường phèn toàn món mình ăn hằng ngày, có hại gì đâu”. Vậy là một, hai ý kiến phản biện yếu ớt đã bị dập tắt bằng thuyết “nguyên liệu quen thuộc”, cũng như uy tín làm trong ngành y của chị. Hiện nay, nhiều người đang khấp khởi chờ đủ 14 ngày để khui “tiên dược” này.

Tham Khảo Thêm:  Thưởng thức 12 món ăn vặt mùa đông lạnh ở Hà Nội nóng hổi vừa thổi vừa ăn

Không chỉ bài thuốc chuối sứ, chanh, đường phèn, mà trên mạng còn lan truyền nhiều “tiên dược” phòng ngừa đột quỵ như: tỏi, gừng, chanh xay nhuyễn nấu với giấm táo, mật ong. Bài thuốc này không rõ bắt nguồn từ thầy nào, nhưng đang là bài thuốc được rất nhiều gia đình sử dụng. Hàng xóm truyền nhau, bạn bè truyền nhau, đồng nghiệp truyền nhau và được quảng cáo chẳng khác thần dược: trị đau họng, phòng ngừa cảm cúm, trị tăng huyết áp, mỡ máu, đau khớp và đặc biệt là phòng ngừa đột quỵ. Nguy hiểm hơn, “sứ giả” của các bài thuốc trên đều khẳng định “ai uống cũng được” và nguyên lý “không bổ bề này cũng bổ bề kia”, nên nhiều người, kể cả người có bệnh lý nền cũng vô tư uống.

Cấp cứu vì “tiên dược” trên mạng

“Thảo dược không có hại”, “có bệnh vái tứ phương”, “không bổ bề này cũng bổ bề kia”, là những lý lẽ mà nhiều người tự huyễn hoặc mình và vô tư dùng các bài thuốc trên mạng. Tâm lý người bệnh đều hy vọng gặp được “thầy giỏi, thuốc hay”, nên khi nghe một bài thuốc hay, “y chang bệnh mình” – dù là truyền miệng, không rõ nguồn gốc thì họ cũng không thể thờ ơ.

Bà Nguyễn Thị V., 64 tuổi, ở H.Bình Chánh, bị đau khớp, tiểu đường đã mười năm, phải uống thuốc tây hằng ngày. Hơn ba tháng trước, bà được người quen chỉ bài thuốc “tỏi, gừng, chanh, mật ong, giấm táo” thì liền làm hai chai, hai lít bỏ vào tủ lạnh uống dần. Bởi bà rất sợ căn bệnh tiểu đường của mình biến chứng qua tim mạch và gây đột quỵ. Vì cha bà từng qua đời do căn bệnh này.

Tham Khảo Thêm:  Món ngon cuối tuần đãi khách cực dễ làm, chiêu đãi cả nhà thích mê

Mỗi ngày, buổi sáng trước khi ăn, và trước khi đi ngủ, bà uống 70ml “tiên dược” trên pha với 100ml nước ấm. Hai tuần đầu dùng “thuốc” này, bà V. thấy người khỏe hơn, họng cũng hết đau. Nhưng đến ngày thứ mười hai, bà bị mệt, mắt nhìn không rõ, không đi nổi. Người thân đưa bà V. vào Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cấp cứu. Kết quả bà bị tăng đường huyết rất cao, suýt vào hôn mê nếu không được can thiệp kịp thời. Bác sĩ hỏi về chế độ ăn uống của bà và “thủ phạm” được tìm ra nhanh chóng: mật ong trong “tiên dược” mà bà nạp vào mỗi ngày.

Còn mới đây, ngày 17/12, bà Trần Thị T., ở Q.4, cũng phải vào Bệnh viện Chợ Rẫy khám vì nôn ói liên tục, ăn uống không được, sụt cân và đau thắt vùng bụng suốt hai tuần. Bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày và kết quả cho thấy bà bị viêm loét dạ dày. Bà T. cho biết, trước đó hai tháng có uống bài thuốc tỏi, gừng, chanh, mật ong, giấm táo mỗi sáng để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa đột quỵ. Bà không ngờ “tiên dược” lại hóa thành độc dược khiến dạ dày của bà bị viêm loét, giờ phải uống thuốc mỗi ngày.

Theo lương y Nguyễn Kỳ Nam, dù thảo dược, bài thuốc dân gian, y học cổ truyền cũng không thể tự tiện dùng, nhất là với những người có bệnh lý nền. Cụ thể, bài thuốc chuối sứ, chanh, đường phèn hoàn toàn không có tác dụng phòng ngừa đột quỵ. Chuối sứ có công dụng với người thiếu kali, hay bị vọp bẻ. Còn chanh chứa nhiều vitamin C, giúp chống ô-xy hóa, nhưng hai vị này và đường phèn, chẳng những không có công dụng phòng ngừa đột quỵ, mà còn tác động xấu lên sức khỏe với người bị tiểu đường, viêm loét dạ dày, tá tràng, suy thận…

Tham Khảo Thêm:  Top 11 Những Nghề Lương Cao Nhất Việt Nam

Với bài thuốc thứ hai, các chuyên gia y học cổ truyền nhận định: tỏi và giấm táo vốn là những loại dược liệu có tác dụng hành khí, tiêu thực; cụ thể là giúp hạ mỡ máu và chống xơ vữa thành mạch. Gừng giúp làm ấm trung tiêu, trợ tiêu hóa, tỳ vị. Dịch của chanh chứa nhiều vitamin C hỗ trợ tăng sức đề kháng, chống ô-xy hóa. Về tổng quan, đây là một công thức có thể giúp giảm mỡ máu, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông – yếu tố chính gây đột quỵ. Tuy nhiên, trong công thức này, có những nguyên liệu là có hại cho các bệnh như: mật ong có hại cho người bệnh tiểu đường; chanh, giấm có thể gây loét dạ dày…

Hơn nữa, bất cứ bài thuốc nào cũng đều không thể áp dụng cho mọi người, đặc biệt là đối với những người có bệnh lý nền như tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường, dạ dày… Nếu dùng bừa bãi, bài thuốc này sẽ càng làm tăng nặng bệnh hơn với những người vốn có bệnh lý về dạ dày, tá tràng, tiểu đường, hoặc có thể gây tụt huyết áp đột ngột với những ai bị huyết áp thấp dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ…

Thùy Dương

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP