Non-Farm là gì? Tại sao nó ảnh hưởng lớn đến thị trường Forex?

Non-Farm là gì? Tại sao nó ảnh hưởng lớn đến thị trường Forex?

Với những người tham gia vào thị trường Forex thì sớm hay muộn cũng sẽ nghe đến cụm từ Non-Farm hay đầy đủ gọi là Non-Farm Payrolls viết tắt là NFP. Đây là một số liệu báo cáo kinh tế rất có ảnh hưởng đến thị trường Forex và tại sao nó lại như vậy, Non-Farm là gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Non-Farm là gì?

NFP là viết tắt của Non-Farm Payroll, một trong những chỉ số kinh tế quan trọng nhất trên thị trường ngoại hối nói riêng và cả các thị trường tài chính khác nói chung.

Chỉ số Non-farm đo lường số lượng việc làm được tạo ra trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại Hoa Kỳ trong tháng trước đó và phản ánh mức độ hoạt động hiệu quả của nền kinh tế Mỹ.

Và như tên gọi của nó thì chỉ số này không tính đến việc làm trong các doanh nghiệp tư nhân, nông nghiệp, dịch vụ công và các tổ chức phi lợi nhuận. Non-farm là gì

Bản tin Non-farm sẽ được công bố định kỳ vào thứ 6 đầu tiên của tháng, tính theo giờ Việt Nam thì nó sẽ rơi vào lúc 19h30 (giờ mùa hè) hoặc 20h30 (giờ mùa đông). Như vậy có nghĩa rằng trong 1 năm chúng ta sẽ chứng kiến 12 lần bản tin Non-Farm được công bố.

Chúng ta biết rằng Mỹ là một quốc gia công nghiệp, dịch vụ và công nghệ hàng đầu thế giới. Do đó khu vực phi nông nghiệp cùng với việc làm trong đó chiếm một tỷ trọng vô cùng lớn và mang tính quyết định nhiều đến sức khoẻ của nền kinh tế Mỹ.

Vì vậy tin Non-Farm có sức ảnh hưởng rất lớn lên toàn bộ thị trường. Non-farm là gì

Xem bản tin Non-Farm ở đâu?

Rất nhiều trang tin tức kinh tế lớn có đưa tin về chỉ số Non-Farm này nhưng trong giới Forex chúng ta thì phổ biến nhất đó là theo dõi trên trang tin Forex Factory. Học Price Action cũng đã chia sẻ tổng quan về cách sử dụng trang web Forex Factory và các bạn có thể theo dõi trong bài viết Forex factory là gì? Trang web cần biết cho người giao dịch Forex.

Cứ mỗi tuần đầu tiên của tháng thì các bạn chú ý đến ngày thứ 6 trong bảng lịch kinh tế của Forex Factory chắc chắn sẽ có bản tin Non-Farm vào cuối ngày. Ví dụ như hình dưới đây. Non-farm là gì

tin-non-farm-la-gi-1

Ở hình trên là bản tin Non-Farm được công bố vào ngày 7/4/2023. Non-farm là gì

Tại sao tin Non-Farm Payrolls (NFP) lại quan trọng như vậy?

Tin Non-Farm công bố số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp Mỹ, bên cạnh đó thì nó còn cung cấp dữ liệu tỷ lệ thất nghiệp.

Tham Khảo Thêm:  Công thức tính thể tích khối cầu nhanh và chính xác nhất

Do đó, chỉ số Non Farm cung cấp một cái nhìn rát toàn diện về tình hình nền kinh tế Hoa Kỳ, nó cụ thể và rõ ràng hơn nhiều bản tin và những chỉ số khác. Non-farm là gì

Chỉ số Non-Farm cồn có thể đánh giá được tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sản xuất trong tương lai. Vì vậy, đây được coi là một trong những chỉ số đo lường sức khỏe kinh tế mạnh mẽ nhất của Hoa Kỳ. Nếu có nhiều người có việc làm thì sản lượng kinh tế sẽ tăng, góp phần đưa quốc gia phát triển hơn.

Khi số liệu bảng lương phi nông nghiệp liên tục giảm, đồng nghĩa với việc kinh tế yếu kém và nguy cơ suy thoái kinh tế. Ngược lại, nếu tỷ lệ việc làm tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm, điều này cho thấy nền kinh tế đang khá khỏe mạnh và có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Những dữ liệu tích cực này có thể dẫn đến sự tăng giá của đồng USD và thể hiện niềm tin của nhà đầu tư vào mức độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua. Non-farm là gì

USD hiện là đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trên thị trường ngoại hối, vì vậy các cặp ngoại tệ như EUR/USD, GBP/USD, USD/CHF và kim loại quý như vàng hoặc bạc đều chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ vào thời điểm bản tin việc làm phi nông nghiệp được công bố.

Sự khác biệt giữa dữ liệu thực tế và dự báo thị trường có thể khiến cho giá trị của các cặp ngoại tệ thay đổi đột ngột, chẳng hạn như cặp tiền EUR/USD có thể dao động lớn từ 50 đến 60 pip trong vài phút khi tin được công bố.

Các chỉ số chính trong bản tin Non-Farm

Trong bản tin Non-Farm được công bố sẽ có 3 chỉ số được đưa ra và tất cả đều rất quan trọng. Cụ thể như sau:

  • Non-farm Employment Change: Sự thay đổi số lượng việc làm thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ được tạo ra.
  • Unemployment Rate: Tỷ lệ thất nghiệp. Non-farm là gì
  • Average Hourly Earnings: Thu nhập bình quân theo giờ.

Ba chỉ số ở trên đều rất quan trọng để đánh giá được sức khoẻ của nền kinh tế. Non-farm là gì

Nếu như số việc làm tăng lên và thất nghiệp giảm đi thì như vậy có nghĩa là người dân có thêm nhiều công ăn việc làm và thu nhập, khi đó họ cũng có thể chi tiêu nhiều hơn và thúc đẩy nền kinh tế đi lên.

Nếu thu nhập bình quân theo giờ tăng thì cũng tương tự như vậy, thu nhập người dân tăng thì chi tiêu nhiều hơn và nền kinh tế vận hành sôi động hơn, vòng quay tiền nhanh hơn và kinh tế phát triển.

Tham Khảo Thêm:  Anh là trăng – Em là sao

Sự tác động của tin Non-Farm lên đồ thị giá Forex

Theo tư duy logic thông thường thì nếu như tin Non-farm là tốt thì có nghĩa là kinh tế tốt và kéo theo là đồng USD cũng được tăng giá trị. Và ngược lại nếu tin Non-farm là xấu thì cũng có nghĩa là kính tế kém phát triển và đồng USD bị giảm giá trị.

Khi đó thì đối với biểu đồ giá sẽ có 2 trường hợp đối với 2 dạng cặp tiền như sau:

Cặp tiền có dạng XXX/USD:

  • Đồ thị sẽ tăng giá khi đồng USD yếu đi (tức là tin Non-farm xấu) Non-farm là gì
  • Đồ thị sẽ giảm giá khi đồng USD mạnh lên (tức là tin Non-farm tốt)

Cặp tiền có dạng USD/XXX: Non-farm là gì

  • Đồ thị sẽ tăng giá khi đồng USD mạnh lên (tức là tin Non-farm tốt) Non-farm là gì
  • Đồ thị sẽ giảm giá khi đồng USD yếu đi (tức là tin Non-farm xấu)

Theo lý thuyết chung là như vậy tuy nhiên trong thực tế thì tuỳ từng hoàn cảnh nó có thể diễn biến không hoàn toàn như những gì chúng ta dự tính. Chúng ta lấy lại ví dụ hình ảnh tin Non-farm ở trên để dễ diễn giải nhé

tin-non-farm-la-gi-1

Trong bài viết chúng ta tìm hiểu về trang Forex Factory thì đã biết được 3 cột thông số là gì rồi phải không nào. Học Price Action xin nhắc lại cho những ai chưa biết: Non-farm là gì

  • Cột chỉ số thứ nhất đó là con số báo cáo thực tế. Non-farm là gì
  • Cột chỉ số thứ hai đó là con số dự báo trước khi con số thực tế được công bố, trong nhiều trường hợp thì những dự báo này khá chính xác hoặc chỉ chênh lệch một chút.
  • Cột chỉ số thứ 3 đó là con số báo cáo của kỳ trước đó. Non-farm là gì

Chúng ta không nói trường hợp trên mà nhìn chung thì biểu đồ giá có thể phản ứng với bản tin theo những kiểu như sau:

  • Giả sử con số của kỳ mới báo cáo vừa rồi là tốt hơn so với kỳ trước rất nhiều. Tuy nhiên giá lại không biến động quá mạnh như chúng ta nghĩ. Bởi vì con số được báo cáo công bố nó gần hoặc đúng như con số dự báo. Mà còn số dự báo thì là nhiều người đã nghĩ và dự đoán trước đó cho nên về cơ bản thị trường đã biến động theo dự báo đó rồi cho nên khi tin công bố ra gần đúng với dự báo thì không còn là bất ngờ nữa cho nên giá không biến động mạnh.
  • Còn nếu như giá công bố tốt hơn cả kỳ trước lẫn con số dự báo hoặc ngược lại thấp hơn kỳ trước và so với cả số dự báo thì chắc chắn là giá sẽ biến động mạnh như logic mà chúng ta nói ở trên. Non-farm là gì
Tham Khảo Thêm:  ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Sau đây là một ví dụ về sự biến động của giá khi tin tức Non-Farm được công bố mạnh như thế nào. Chúng ta cũng lấy ví dụ tin Non-Farm ở hình trên để dễ hình dung. Non-farm là gì

Biểu đồ giá trên là của cặp tiền EUR/USD ở khung thời gian M15 và cây nến rất lớn màu đỏ chính là cây nến lúc 19h30 khi mà tin Non-Farm được công bố. Chúng ta thấy rằng tin Non-Farm là tốt và như vậy làm cho đồng USD mạnh lên và tỷ giá của cặp tiền EUR/USD đã bị giảm xuống đến gần 40 pip.

Tiện thể trong ví dụ trên Học Price Action có một chia sẻ nhỏ cho các bạn thấy điều này. Các bạn để ý rằng bỏ qua vài cây nến sau khi tin được công bố thì ta thấy biểu đồ nến lại trở về quỹ đạo cũ của nó như trước khi tin ra.

Có thể nói nó giống như chúng ta đang chạy xe trên một còn đường mà vô tình thấy một cái ổ gà thì chúng ta phải lách sang một bên rồi sau đó lại tiếp tục đi thẳng như trước đó. Tin tức ra cũng vậy và nó chỉ là nhất thời chứ không hoàn toàn thay đổi cả thị trường và xu hướng. Non-farm là gì

Từ đó có thể thấy tầm quan trọng của Price Action và mình vẫn luôn khuyến khích các bạn không nên giao dịch với tin tức mà hãy bỏ qua các tin tức đó, chờ khi thị trường ổn định thì chúng ta hãy tìm cơ hội giao dịch, cơ hội giao dịch không bao giờ thiếu và hết cả.

Đối với các trader theo trường phái Price Action thì không bao giờ hô hào kéo nhau vào giao dịch lúc tin ra cả. Nó không khác gì con thiêu thân. Chúng ta chỉ nắm lịch tin tức để tránh tin đồng thời quan sát và đánh giá thị trường tiếp theo sẽ như thế nào mà thôi.

Lời kết

Như vậy là chúng ta đã hiểu được bản tin Non-Farm là gì và tại sao nó lại ảnh hưởng mạnh đến thị trường ngoại hối đến như vậy. Đồng thời chúng ta cũng biết được cách xem và đọc hiểu tin Non-Farm nói riêng và các tin tức khác nói chung.

Một lần nữa Học Price Action khuyên các bạn không nên giao dịch thời điểm tin tức Non-Farm nói riêng và các tin tức quan trọng khác nói chung. Chí ít là trước khi tin ra 30 phút và sau tin ra 1 tiếng đồng hồ chúng ta không nên giao dịch.

Thời điểm tin ra thì Spread giãn rất lớn và nếu như chúng ta chỉ để ý đến biểu đồ nến trong quá khứ thì sẽ không thể hình dung được giao dịch lúc tin ra nó bất lợi đối với chúng ta như thế nào.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP