1. Axit là gì?
Axit là hợp chất hoá học có vị chua và được hoà tan trong nước, công thức tổng quát thông thường được biểu diễn dưới dạng HxA.
Ngoài ra axit còn có thể được định nghĩa là các ion phân tử có khả năng nhường proton H+ cho bazơ hay nhận các cặp electron không chia từ bazơ.
2. Tính chất hóa học của Axit:
2.1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu:
Khi nhỏ một giọt dung dịch axit (HCl, H2SO4,…) lên mẩu giấy quỳ tím. Có hiện tượng giấy quỳ tím chuyển từ màu tím sang màu đỏ. Vì vậy, có thể kết luận dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. Trong hoá học, quỳ tím là chất chỉ thị màu để nhận biết dung dịch axit.
2.2. Axit tác dụng với kim loại:
Phương trình hóa học: Axit + kim loại → muối + H2
Điều kiện phản ứng hóa học:
Axit: Thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2 mà sinh ra các khí như CO, CO2, SO2….)
Kim loại: Muối tạo bởi các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại
Dãy hoạt động hóa học của kim loại:
K … Na …..Ca ….Mg ….Al …Zn … Fe … Ni… Sn … Pb … H … Cu … Hg… Ag… Pt…. Au
Khi … nào ..cần…may… áo… Záp …sắt. ..nên…sang… phố … hỏi.. cửa …hàng… á.. phi…. âu
Ví dụ:
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2
Mg + H2SO4(loãng)
Đối với axit sulfuric và axit nitric đặc nóng có thể tác dụng với hầu hết các kim loại, tạo khí lưu huỳnh dioxit SO2 (H2SO4) hoặc nito dioxit NO2 (HNO3)
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2
Chú ý: Sắt khi phản ứng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt (II) chứ không sinh ra muối sắt (III)
2.3. Axit tác dụng với bazơ:
Phương trình phản ứng: Axit + Bazơ → muối + H2O
Điều kiện: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ và được gọi là phản ứng trung hòa
Ví dụ:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2+ 2H2O
Các bazơ tan và không tan khác tác dụng với dung dịch axit cũng cho sản phẩm là muối và nước. Vì vậy có thể khẳng định Axit tác dụng với bazơ được gọi là phản ứng trung hoà.
2.4. Axit tác dụng với oxit bazơ:
Phương trình hóa học: Axit + oxit bazơ → muối + Nước
Điều liện: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.
Ví dụ:
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Nhận xét: Các axit tác dụng với oxit bazơ cũng cho sản phẩm là muối và nước như tác dụng với bazơ. Vì vậy Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước. Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối.
3. Các loại Axit:
Dựa theo tính chất hoá học axit có thể chia thành hai nhóm:
– Axit yếu có các tính chất hoá học sau: phản ứng chậm với kim loại, với muối cacbonat, dung dịch dẫn điện kém. Ví dụ: H2S, H2CO3…
– Axit mạnh có các tính chất hoá học sau: phản ứng nhanh với kim loại, với muối cacbonat; dung dịch dẫn điện tốt…
4. Một số axit quan trọng:
Axit clohiđric (HCl):
Tính chất: dung dịch khí hiđro clorua trong nước gọi là axit clohiđric. Dung dịch axit clohiđric có đậm đặc là dung dịch bão hoà hiđro clorua, có nồng độ khoảng 37%. Axit clohiđric có những tính chất hoá học của một axit mạnh.
– Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
– Tác dụng với nhiều kim loại (Mg, Zn, Al, Fe…) tạo thành muối clorua và giải phóng khí hiđro. Thí dụ: 2HCl(dd) + Fe(r) → FeCl2(dd) + H2(k).
– Tác dụng với bazơ tạo thành muối clorua và nước.
Ngoài ra, axit clohiđric tác dụng với muối.
Axit sunfuric (H2SO4):
Tính chất vật lí: axit sunfuric là chất lỏng sánh, không màu, nặng gấp hai lần nước (khối lượng riêng bằng 1,83g/cm3 ứng với nồng độ 98%), không bay hơi, tan dễ dàng trong nước và toả rất nhiều nhiệt. Chú ý: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc, ta phải rót từ từ axit đặc vào lọ đựng sẵn nước rồi khuấy đều. Làm ngược lại sẽ gây nguy hiểm.
Tính chất hoá học: Axit sunfuric loãng và axit sunfuric đặc có một số tính chất hoá học khác nhau.
– Axit sunfuric loãng có tính chất hoá học của axit
– Axit sunfuric đặc có những tính chất hoá học riêng: tác dụng với kim loại, tính háo nước.
5. Tính ứng dụng của Axit:
– Điều chế các muối clorua.
– Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn.
– Tẩy gỉ kim loại trước khi sơn, táng, mạ kim loại.
– Chế biến thực phẩm, dược phẩm…
– Điều chế chất tẩy rửa
– Điều chế dầu mỏ.
– Điều chế muối và axit.
– Điều chế thuốc nổ.
– Tác dụng quan trọng đối với luyện kim.
– Điều chế chất dẻo.
– Tẩy trắng giấy.
– Điều chế phân bón.
6. Các bài tập về axit:
Bài tập 1: Trang 14, sách giáo khoa hoá học lớp 9.
Từ MgO, Mg(OH)2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế magie sunfat.
Bài tập 2: Trang 14, sách giáo khoa hoá học lớp 9.
Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:
a, Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
b, Dung dịch có màu xanh lam.
c, Dung dịch có màu vàng nâu.
d, Dung dịch không có màu.
Bài tập 3: Trang 14, sách giáo khoa hoá học lớp 9.
Hãy viết các phương trình hoá học của phản ứng trong mỗi trường hợp sau:
a, Magie oxit và axit nitric;
b, Đồng (II) oxit và axit clohiđric;
c, Nhôm oxit và axit sunfuric;
d, Sắt và axit clohiđric;
e, Kẽm và axit sunfuric loãng.
Bài tập 4: Trang 14, sách giáo khoa hoá học lớp 9.
Có 10 gam hỗn hợp bột hai kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:
a, Phương pháp hoá học. Viết phương trình hoá học.
b, Phương pháp vật lí.
(Biết rằng đồng không tác dụng với axit HCl và axit H2SO4 loãng)
Bài tập 5: Trang 19, sách giáo khoa hoá học lớp 9.
Có những chất: CuO, BaCl2, Zn, ZnO. Chất nào nói trên tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 loãng sinh ra:
a, Chất khí cháy trong không khí?
b, Dung dịch có màu xanh lam?
c, Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit?
d, Dung dịch không màu và nước?
Viết tất cả các phương trình hoá học.
Bài tập 6: Trang 19, sách giáo khoa hoá học lớp 9.
Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp cần phải có những nguyên liệu chủ yếu nào? Hãy cho biết mục đích của mỗi công đoạn sản xuất axit sunfuric và dẫn ra những phản ứng hoá học.
Bài tập 7: Dãy chất chỉ toàn bao gồm axit là :
A. HCl; NaOH
B. CaO; H2SO4
C. H3PO4; HNO3
D. SO2; KOH
Bài tập 8: Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:
A. Gốc sunfat SO4 hoá trị I
B. Gốc photphat PO4 hoá trị II
C. Gốc nitrat NO3 hoá trị III
D. Nhóm hiđroxit OH hoá trị I
Bài tập 9: Gốc axit của axit HNO3 có hóa trị mấy ?
A. II
B. III
C. I
D. IV
Bài tập 10: Chọn câu sai:
A. Axit luôn chứa nguyên tử H.
B. Tên gọi của H2S là axit sunfuhiđric.
C. Axit gồm nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.
D. Công thức hóa học của axit dạng HnA.
Bài tập 11: Tên gọi của H2SO3 là
A. Hiđrosunfua
B. Axit sunfuric
C. Axit sunfuhiđric
D. Axit sunfurơ
Bài tập 12: Axit nitric là tên gọi của axit nào sau đây?
A. H3PO4.
B. HNO3.
C. HNO2.
D. H2SO3.
Bài tập 13: Dãy các gốc axit có cùng hóa trị là
A. Cl, SO3, CO3
B. SO4, SO3, CO3
C. PO4, SO4.
D. NO3, Cl, SO3.
Bài tập 14: Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào có khả năng làm cho quỳ tím đổi màu đỏ?
A. HNO3
B. NaOH
C. Ca(OH)2
D. NaCl
Bài tập 15: Hòa tan hoàn toàn 18 gam một kim loại M cần dùng 800ml dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là kim loại nào sau đây? (biết hóa trị của kim loại trong khoảng từ I đến III).
A. Ca B. Mg C. Al D. Fe
Bài tập 16: Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy có khí bay lên. Thành phần chất rắn D là:
A. Al, Fe, Cu B. Fe, Cu, Ag C. Al, Cu, Ag D. Kết quả khác
Bài tập 17: Để hòa tan hoàn toàn 1,3 gam kẽm thì cần 14,7 gam dung dịch H2SO4 20%. Khi phản ứng kết thúc khối lượng hiđro thu được là:
A. 0,03 gam B. 0,06 gam C. 0,04 gam D. 0,02 gam
Bài tập 18: Hòa tan 2,7 gam kim loại A bằng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại A là:
A. Fe B. Sn C. Zn D. Al
Bài tập 19: Cho 1,08 gam kim loại Z vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 6,84 gam một muối khan duy nhất. Vậy kim loại Z là:
A. Niken B. Canxi C. Nhôm D. Sắt
Bài tập 20: Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:
-X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro.
-Z và T không phản ứng với dung dịch HCl.
-Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X.
-T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z.
Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần)
- Y, T, Z, X B. T, X, Y, Z C. Y, X, T, Z D. X, Y, Z, T
Bài tập 21: Khi cho sắt tác dụng với H2SO4 đặc nóng thì ta thu được muối sắt (III) sunfat, khí SO2 và H2O. Phương trình phản ứng thể hiện quá trình trên là:
- 2Fe + 4H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3+ SO2 + H2O
- 2Fe + 6H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + H2O
- 4Fe + 3H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 5SO2 + H2O
- 2Fe + 6H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Bài tập 22: Để hòa tan hoàn toàn 3,01 gam bột gồm nhôm và bari thì cần vừa đủ 350ml dung dịch HCl 0,2M. Theo em khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu ?
- 0,19 g và 2,82 g B. 0,95 g và 2,06 g
- 0,27 g và 2,74 g D. 3 g và 0,01 g