Việc chữa trị mụn không phải chỉ trong vòng ngày một, ngày hai mà cần sự kiên trì lâu dài. Để biết được không nặn mụn có tự hết không, bạn cần tìm hiểu về loại mụn mà mình gặp phải cũng như nguyên nhân gây mụn. Cụ thể như sau:
Các loại mụn thường nổi trên da
Mụn có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, phổ biến nhất phải kể đến đó là mặt, lưng, cổ,…Những loại mụn thường nổi trên bề mặt da ba gồm:
- – Mụn đầu trắng: là loại mụn có màu sắc trùng với màu da hoặc có màu trắng như hạt gạo. Kích thước nhỏ, không hở và thường được quan sát rõ hơn khi da bị kéo căng.
- – Mụn đầu đen: Đây là loại mụn không bị che phủ bởi da nên rất dễ bị oxy hóa bởi tác động từ môi trường bên ngoài. Từ đó, các chấm đen từ từ xuất hiện và hình thành trên mặt.
- – Mụn mủ: Những nốt mụn mủ thường có những chấm trắng đục hoặc hơi ngả vàng ở bề mặt phía trên. Loại mụn này có viền đỏ xung quanh.
- – Mụn ẩn: Việc quan sát loại mụn này rất khó vì đầu mụn và nhân mụn gần như là nằm sâu bên dưới da. Mụn ẩn thường mọc thành cụm.
- – Mụn bọc, mụn nang: Các loại mụn bọc: mụn bọc ở mũi, mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở trán và mụn bọc chai cứng mọc lên trên bề mặt da. Khi sờ vào, bạn sẽ có cảm giác chân của nốt mụn nằm sâu bên dưới da, có thể mềm hay cứng tùy theo thành phần chứa bên trong nhân mụn là gì. Mụn bọc, mụn nang thường gây cảm giác khó chịu, đau nhức.
>>> Xem thêm: Mụn đỏ trên da
Các loại mụn phổ biến thường thấy trên bề mặt da (Nguồn: Internet)
Nguyên nhân hình thành mụn
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến mụn hình thành và phát triển trên bề mặt da. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến phải kể đến như:
- – Bít tắc lỗ chân lông: Khi tuyến bã nhờn phải hoạt động nhiều, làn da sẽ tự xuất hiện cơ chế sản xuất ra nhiều dầu thừa hơn để điều tiết. Điều này đã khiến cho các lỗ chân lông bị bít tắc, từ đó, dẫn đến sự hình thành của mụn.
- – Sự thâm nhập của vi khuẩn P.Acnes: Môi trường sống không được vệ sinh một cách sạch sẽ. Chẳng hạn như bạn có thói quen sờ tay lên mặt, hiếm khi thay chăn, ga, gối, nệm hay khăn mặt,..Chính những thói quen xấu này đã tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn P.Acnes xâm nhập và gây mụn.
- – Kích ứng mỹ phẩm: Việc sử dụng mỹ phẩm một cách vô tội vạ, không tìm hiểu kỹ càng về bảng thành phần cũng khiến cho làn da dễ bị kích ứng. Lúc này, hàng rào bảo vệ da sẽ trở nên yếu dần, các yếu tố từ bên ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập và gây mụn.
- – Rối loạn nội tiết tố: Tình trạng rối loạn nội tiết tố thường xảy ra ở độ tuổi dậy thì. Hàm lượng hormone sinh dục trong cơ thể bị mất cân bằng, khiến các loại mụn nội tiết (mụn đầu đen, mụn đầu đen ở mũi) xuất hiện và phát triển trên da.
>>> Xem thêm: Cách trị mụn mủ
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến mụn hình thành và phát triển trên da (Nguồn: Internet)