Nắng chiều có làm đen da không? Đây có phải là vấn đề bạn đang cần lời giải đáp? Tinh Hoa Tự Nhiên sẽ “bật mí” cho bạn những thông tin cực kỳ hữu ích.
Tìm hiểu – Nắng chiều có làm đen da không?
Chúng ta đã biết được tác hại của ánh nắng mặt trời với làn da. Nhưng thông thường, mọi người chỉ chú ý đến nắng gắt buổi sáng trưa. Và cho rằng nắng buổi chiều chẳng nguy hại gì mấy. Do đó, nhiều bạn thường chỉ “che chắn”, xài kem chống nắng vào buổi sáng, trời nắng gắt. Còn buổi chiều thì không nhớ đến! Vậy bạn có thấy “sai sai” khi da càng ngày càng đen sạm đi không? Lời giải đáp nắng chiều có làm đen da không của Tinh Hoa Tự Nhiên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Giải đáp: Nắng chiều có làm đen da không?
Mọi người thường có thói quen đắm chìm trong ánh nắng cuối ngày, để thư giãn, tắm nắng sau một ngày dài làm việc. Chắn hẳn, ai cũng đã nghe qua việc tắm nắng tốt như thế nào? Nhất là nó có tác dụng kích thích tiền chất Vitamin D. Nhưng không phải cứ nắng chiều là tốt, phải đúng thời điểm.
Cụ thể, theo một nghiên cứu được công bố trong PNAS (Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ) : nắng buổi chiều có thể tăng nguy cơ ung thư mắc bệnh ung thư da lên gấp 5 lần. Các nhà khoa học cho rằng, điều này là do đồng hồ sinh học của cơ thể và khả năng của DNA chống lại tác hại của bức xạ UV. Nghiên cứu chỉ ra rằng, DNA ít được bảo vệ trước các đột biến vào cuối ngày. Nói một cách dễ hiểu hơn là: cơ thể chúng ta hoạt động ít hiệu quả hơn sau một ngày dài làm việc. (Nguồn tham khảo: Tại Đây ).
Ngoài ra, để khẳng định thêm về việc nắng chiều có tốt không? Bạn cần biết rõ các loại tia có trong ánh nắng mặt trời như sau:
✪ Tia UVC: Loại tia ảnh hưởng, gây độc hại nhất cho sức khỏe con người. Nhưng may mắn là, tia UCV được tầng ozone hấp thụ trước khi nó chiếu xuống mặt đất. Do vậy, nó không tác động đến da và không có khả năng tổng hợp vitamin D.
✪ Tia UVA: Đây là loại tia chiếm tới 95% tổng số bức xạ UV, nó có bước sóng dài nhất là 320 – 400mm. Tia này có khả năng xuyên qua tầng ozone, nước, mây, kính và cả quần áo mỏng. Thậm chí, có cả một số loại kem chống nắng cũng không thể “ngăn cản” được tia này. Đặc biệt, tia UVA xuất hiện xuyên suốt trong toàn bộ thời gian có ánh nắng mặt trời, kể cả khi trời âm u, mưa hay là chiều. Nó cũng chính là tác nhân gây đen da, sạm da, lão hóa, tàn nhang và nguy cơ ung thư da. > Tia UVA cũng không có tác dụng tổng hợp Vitamin D. Như vậy, với câu hỏi nắng 8h sáng có làm đen da không? Câu trả lời là có nếu bạn không che chắn kỹ.
✪ Tia UVB: Đây chính là tia duy nhất có thể kích thích tiền chất Vitamin D, rất có lợi, hỗ trợ cho quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Thế nhưng, đa số tia UVB lại bị tầng ozone hấp thụ, chỉ có ít tia “lọt” qua để xuống bề mặt Trái Đất mà thôi!
Kết luận: Vậy nắng chiều có làm đen da không? Nắng chiều vẫn có khả năng làm đen da, kể cả trời có âm u, hoặc mưa đến mấy. Do đó, với câu hỏi nắng 4h chiều có đen không? CÓ bạn nha! Vì thế, bạn nên che chắn, thoa kem chống nắng đầy đủ kể cả khi ra đường vào buổi chiều.
Ngoài ra, một số bạn còn đặt ra câu hỏi Nắng lúc mấy giờ không làm đen da? Thực tế tia UVA thời điểm nào cũng có, do vậy, thời điểm nào cũng có nguy cơ đen da đấy nhé!
Vậy tắm nắng vào lúc sáng sớm hay chiều tối?
Theo như phân tích ở trên có thể thấy, tia UVB là tia duy nhất có tác dụng tổng hợp vitamin D. Do đó, bạn cần phải lựa chọn thời gian tia này có nhiều nhất để tắm nắng. Nhưng không may, thời điểm tia UVB xuyên qua tầng ozone nhiều nhất là 9h sáng đến 4h chiều. Bạn không thể tắm nắng trong khoảng thời gian này được, vì lúc này tia UVA cũng hoạt động “mạnh mẽ”.
Vì thế thời điểm tốt nhất là trước 9h sáng hoặc sau 4h chiều. Khi ánh nắng đã không còn quá gay gắt. Nhưng thời gian này không phải tuyệt đối, nó còn tùy thuộc vào ngày, vào mùa và vào thời tiết. Cụ thể hơn, mình sẽ trả lời giúp bạn tắm nắng chiều từ mấy giờ? Nếu vào mùa hè, nên tắm vào lúc 5 đến 6h chiều, còn vào mùa đông, bạn có thể tắm vào lúc 4h do mặt trời lặn sớm.
Tắm cho trẻ sơ sinh vào lúc mấy giờ?
Bạn có thể cho bé tắm khoảng 6h đến trước 9h sáng. Đây là lúc ánh mắt mặt trời dịu nhẹ, tia hồng ngoại, tia cực tím khá yếu. Đồng thời, buổi sáng trong lành rất tốt cho trẻ. Tuyệt đối không được tắm nắng trẻ vào lúc nắng gay gắt, làn da mỏng manh của bé rất dễ bị tổn thương đấy. Đặc biệt, thời điểm tắm nắng còn phụ thuộc về mùa.
➤ Mùa hè, bạn nên tắm trước 7h sáng vì nắng sẽ lên sớm, gay gắt hơn nhiều.
➤ Mùa thu, bạn có thể tắm nắng cho trẻ muộn hơn thời điểm trên, nhưng cũng không nên quá 9h sáng.
➤ Mùa đông, lúc này thời tiết lạnh, âm u, mưa nhiều và mặt trời lên rất muộn. Ba mẹ nên chú ý đợi nắng ấm rồi mới tắm nắng cho em nha!
Nếu muốn tắm nắng cho em bé sơ sinh, bạn hãy chú ý một số điều như sau:
➤ Bé sau sinh khoảng 1 đến 2 tuần là có thể tắm nắng.
➤ Thời điểm ban đầu, bạn chỉ nên tắm cho bé khoảng 10 phút rồi mới tăng lên. Tuy nhiên, không được tắm quá 20 phút (kể cả là bé sơ sinh hoặc trẻ nhỏ).
➤ Tắm nơi thoáng mát, yên tĩnh, trong lành. Tránh những nơi có gió lùa, bụi bẩn.
➤ Khi tắm, nên hạn chế để nắng chiếu thẳng vào mặt, mắt và đầu của trẻ.
➤ Phải lau khô mồ hôi, cho bé uống chút nước bổ sung sau khi tắm nắng mẹ nhé!
➤ Khi bé bị bệnh, hoặc trời lạnh không nên tắm nắng cho con.
➤ Đồng thời, còn rất nhiều lưu ý khác, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi cho con tắm nắng.
Nắng chiều có làm đen da không? Tinh Hoa Tự Nhiên đã giúp bạn tìm hiểu rõ. Hi vọng bạn có cách bảo vệ làn da của mình tốt nhất. Mời bạn đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác tại trang web của mình – Để biết thêm nhiều kiến thức thú vị khác.