Mụn là vấn đề muôn thuở gây mất thẩm mỹ và khiến cho nhiều người muốn loại bỏ mụn càng sớm càng tốt. Vì vậy mọi người thường tiến hành nặn mụn ngay tại nhà trong khi bản thân lại chưa biết nặn mụn đúng cách, nặn mụn có nên nặn hết máu? Bài viết này sẽ giúp mọi người biết được phương pháp lấy mụn đúng kỹ thuật, làn da được hồi phục nhanh chóng.
1. Nặn mụn có nên nặn hết máu?
Các bác sĩ da liễu đã khuyên rằng khi nặn mụn chúng ta nên nặn ra hết máu bầm và huyết tương. Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng tái mụn. Bởi nếu còn máu thì chỉ 2-3 ngày sau là nốt mụn đó lại sưng, tấy đỏ trở lại, thậm chí còn viêm nặng hơn và đau hơn. Có những nốt mụn sẽ xuất hiện mủ trở lại nếu như trước đó máu chưa được nặn triệt để.
Kỹ thuật nặn mụn đúng nhất là nặn ra hết máu đỏ, cho đến khi nặn ra dịch vàng thì ngừng lại. Nặn mụn có nên nặn hết máu sẽ giúp cho vết thương không bị đau và nhanh hồi phục hơn. Chỉ khoảng 2 ngày sau đó là vết thương sẽ đóng vảy và làn da mới sẽ được tái tạo.
Đọc thêm: Nặn mụn ở mũi có làm mũi to ra không?
2. Cách loại bỏ mụn bọc mủ không để lại vết thâm, sẹo rỗ
Nặn mụn cần thực hiện đúng kỹ thuật, đặc biệt là những mụn bọc có mủ thì lại càng phải cẩn thận hơn. Vì mụn bọc mủ rất dễ bị nhiễm trùng hoặc để lại sẹo rỗ, vết thâm. Dưới đây là cách nặn mụn bọc mủ an toàn mời bạn tham khảo:
2.1. Chọn nốt mụn có nhân chín trồi lên
Lựa chọn đúng thời điểm nặn mụn cũng rất quan trọng. Những nốt mụn có đầu đủ chín, có nhân cứng mới được tiến hành nặn. Đối với những mụn bọc có mủ chỉ thực sự nên nặn khi chúng không còn tấy đỏ, không còn đau và nhìn thấy đầu trắng. Vậy đối với mụn bọc mủ, nặn mụn có nên nặn hết máu? Câu trả lời là có, nặn hết máu để ngăn ngừa tình trạng mụn tái hình thành lại.
Đối với những nốt mụn nang nằm sâu dưới da rất khó tìm thấy đầu nhân thì bạn nên bỏ qua. Bởi nếu cố gắng nặn chúng thì sẽ càng làm cho mụn trở nên đau nhức hơn, thậm chí là sưng hơn trong khi cồi mụn vẫn nằm im.
2.2. Làm giãn lỗ chân lông để tìm nhân mụn
Trước khi bắt đầu nặn mụn bạn nên làm sạch da bằng cách rửa mặt với sữa rửa mặt. Sau đó có thể dùng nước hoa hồng để loại bỏ tế bào chết triệt để. Tiếp đến dùng một chiếc khăn ấm đắp lên mặt và giữ tầm 3 phút. Mục đích của việc làm này là để làn da được mềm hơn, lỗ chân lông giãn nở, như vậy nhân mụn cũng dễ nhìn ra hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể xông hơi mặt để lỗ chân lông giãn nở nhanh chóng.
2.3. Rửa sạch tay, khử trùng dụng cụ nặn mụn bọc
Đây cũng là bước khá quan trọng nhưng lại thường bị mọi người bỏ qua. Nếu muốn tránh tình trạng mụn trở nên nhiễm trùng nặng hơn sau khi nặn thì hãy thực hiện tốt bước này. Trước khi nặn mụn hãy đảm bảo rằng cả da mặt và bàn tay, móng tay của bạn đều đã được rửa sạch sẽ. Dưới đây là những hướng dẫn khử trùng dụng cụ nặn mụn:
- Hơ kim nặn hay cây nặn trên ngọn lửa
- Chờ chúng nguội thì lấy bông tẩy trang lau lại
- Tiếp tục khử trùng lần 2 bằng cồn 90 độ, sau đó lại khô lại bằng bông tẩy trang.
2.4. Thao tác nặn mụn đúng cách
- Giữ đầu kim nặn song song với làn da. Đưa mũi kim châm nhẹ vào đỉnh mụn để tạo ra vết thương hở đẩy nhân mụn lên. Trước khi nặn mà mụn đã rướm máu chứng tỏ bạn đã châm đầu kim hơi mạnh tay.
- Tay cầm gạc y tế, tăm bông hoặc khăn giấy đặt lên vị trí 2 bên của nốt mụn.
- Nhấn tay lên vùng da xung quanh nốt mụn, mỗi lần ấn khoảng 1-2 giây. Bạn có thể xoay ngón tay ấn theo nhiều vị trí khác nhau quanh nốt mụn để tránh làm tổn thương da.
- Khi nhân mụn đã được đẩy lên, bạn hãy nặn cho ra hết chân mụn.
- Nặn mụn có nên nặn hết máu? Phần máu đỏ chảy ra sau khi nhân mụn đẩy lên chính là máu độc. Bạn nên nặn hết chúng để da không bị thâm sau khi hồi phục.
- Khi nặn mụn nếu thấy chảy ra dịch trắng hay hồng, không có nhân mụn trồi lên thì có nghĩa là nốt mụn này chưa chín.
2.5. Cách xử lý khi nặn phải mụn bọc, mụn viêm chưa chín
Mặc dù các nốt mụn bọc có đầu mủ trắng nhưng chưa có nhân, chưa chín thì không nên nặn lúc này. Nếu chẳng may nặn phải mụn bọc mủ chưa chín, bạn cần chăm sóc da đặc biệt để tránh tình trạng hình thành sẹo rỗ, để lại vết thâm. Bằng cách lau sạch nốt mụn bằng nước muối, sau đó để khô và thoa thuốc chống viêm, kháng khuẩn.
Nếu nốt mụn sau khi nặn không thành công bị sưng tấy, viêm nhiễm thì bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu. Tại đây bạn sẽ được điều trị theo toa hoặc tiêm cortisone, vết mụn sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Đọc thêm: Điều gì khiến mụn bọc ngày càng sưng to?
3. Hướng dẫn chăm sóc da khi nặn mụn xong
– Vệ sinh vùng da vừa nặn: Rửa vùng da vừa nặn mụn bằng nước muối pha loãng. Rửa sạch da sẽ giúp cho vi khuẩn không xâm nhập và gây viêm nhiễm vào vết thương hở. Hơn nữa, thoa nước lên mặt cũng có tác dụng làm dịu da, xoa dịu cảm giác đau nhức khi vừa nặn mụn xong. Bạn có thể bôi kháng sinh lên da để ngăn chặn viêm.
– Làm giảm vết sưng đỏ: Sau khi nặn mụn xong chắc chắn nốt mụn sẽ bị sưng đỏ. Lúc này bạn có thể dùng đá lạnh xoa lên nốt mụn, như vậy vết thương sẽ không bị đỏ và cũng giảm sưng tấy hiệu quả.
– Sử dụng sản phẩm tự nhiên chăm sóc da: Các sản phẩm có thành phần tự nhiên dịu nhẹ, kết cấu mỏng như lotion hay gel sẽ thích hợp với làn da đang bị tổn thương.
– Chú ý chế độ ăn uống: Nên kiêng một số thực phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi ví dụ rau muống, trứng, đồ nếp…
– Che chắn da kỹ lưỡng: Hàng loạt tác động từ môi trường như bụi, nắng, gió…chính là yếu tố khiến cho mụn bị viêm nặng hơn. Vì vậy mỗi khi ra đường, bạn hãy bảo vệ da bằng cách ăn mặc kín đáo, kết hợp sử dụng kem chống nắng. Ngoài ra, chăn ga gối đệm cũng cần đảm bảo được làm sạch để tránh tình trạng viêm nhiễm sau khi nặn mụn. Chúng là những vật dụng tiếp xúc thường xuyên với làn da của bạn.
– Thoa thuốc trị mụn: Mặc dù nhân mụn đã được lấy sạch sẽ, nhưng chúng vẫn có thể tái xuất hiện nếu như bạn chăm sóc da không đúng cách. Hiện nay, Esunvy là dòng kem ngừa mụn hiệu quả được phân phối tại hơn 10.000 nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
- Giúp ngăn ngừa hiệu quả các loại mụn: mụn trứng cá, mụn viêm, mụn cám, mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn bọc.
- Hạn chế tiết bã nhờn là nguyên nhân chính gây ra mụn.
- Ngăn ngừa và làm mờ vết thâm, vết sẹo do mụn.
- Kháng khuẩn, chăm sóc và phục hồi vùng da bị tổn thương do mụn.
- Dưỡng da, chống lão hoá da.
Xem chi tiết: THÔNG TIN SẢN PHẨM
Kết luận
Đến đây chúng ta đã được giải đáp thắc mắc “nặn mụn có nên nặn hết máu?”. Người xưa có câu “nhất dáng, nhì da, thứ ba là tóc” vì vậy chúng ta hãy luôn chăm sóc làn da khỏe đẹp hơn mỗi ngày nhé. Chúc các bạn sở hữu làn da mịn màng, trẻ trung như tuổi đôi mươi. Đừng quên ghé website của chúng tôi thường xuyên để đón đọc các thông tin hữu ích khác nhé!