Mụn bọc có nên nặn không? Khi nào thì nặn được? Đặc điểm nhận dạng

Mụn bọc có nên nặn không? Khi nào thì nặn được? Đặc điểm nhận dạng

Mụn bọc có nhiều dạng: mụn bọc đầu trắng, mụn bọc mủ hoặc mụn nhọt,… Mọi người đều có nguy cơ bị mụn bọc, đặc biệt lứa tuổi thanh thiếu niên, tuổi dậy thì. Vậy mụn bọc có nên nặn không? Khi nào thì nặn được?

mụn bọc có nên nặn không

Tổng quan về tình trạng nổi mụn bọc

Mụn bọc là tình trạng mụn viêm lớn, sâu, tạo nang nốt do lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn. Ban đầu, mụn hình thành do bã nhờn, cặn mỹ phẩm, vi khuẩn, bụi bẩn,… bị kẹt lại lỗ chân lông, sau đó tình trạng viêm nhiều và sâu hơn gây nên mụn mủ đầu trắng, mụn bọc và các loại mụn nhọt khác. (1)

Mụn bọc thường xuất hiện với các vết sưng đỏ, sưng tấy, nung mủ và đau nhức. Những nốt mụn này chứa mủ, tế bào da chết và dầu thừa. Chúng thường xuất hiện trên mặt, lưng, ngực và vai.

Các loại mụn bọc thường thấy bao gồm:

  • Mụn bọc do nấm (viêm nang lông pityrosporum): khi nấm men tích tụ trong nang lông gây ngứa và viêm.
  • Mụn nang: gây mụn nhọt sâu, đầy mủ và nốt sần, mụn có thể gây ra sẹo.
  • Mụn nội tiết: do thay đổi hormon làm cho lượng bã nhờn sản xuất quá mức gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Mụn bọc dạng cục: dạng mụn bọc nghiêm trọng, gây ra mụn nhọt sưng trên bề mặt da và các cục, nang mềm dưới da.

Bất kỳ loại mụn bọc nào cũng có thể dẫn đến tổn thương da vĩnh viễn, hình thành sẹo.

Ai cũng có nguy cơ bị mụn bọc
Ai cũng có nguy cơ bị mụn bọc

1. Nguyên nhân

Có 4 nguyên nhân chính gây ra mụn bọc: sản xuất dầu (bã nhờn) dư thừa; nang lông bị tắc do dầu và tế bào da chết; vi khuẩn; viêm. (2)

Mụn bọc thường xuất hiện ở mặt, trán, ngực, lưng và vai vì những vùng da này có nhiều tuyến dầu (bã nhờn) nhất. Các nang lông (tóc) được kết nối với các tuyến dầu, thành nang có thể phồng lên và tạo ra mụn đầu trắng.

Mụn nhọt là những đốm đỏ nổi lên với tâm màu trắng phát triển khi các nang lông bị tắc, viêm hoặc nhiễm vi khuẩn. Sự tắc nghẽn và viêm sâu bên trong nang lông tạo ra các khối u giống như u nang bên dưới bề mặt da.

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm trầm trọng hơn tình trạng mụn bọc trên da bao gồm:

  • Thay đổi nội tiết tố: hormone Androgens tăng nhanh trong giai đoạn dậy thì khiến tuyến bã nhờn to ra và tiết ra nhiều bã nhờn hơn. Sự thay đổi nội tiết tố ở tuổi trung niên, đặc biệt phụ nữ rối loạn chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể dẫn đến nổi mụn bọc.
  • Một số loại thuốc: các loại thuốc có chứa corticosteroid, testosterone hoặc lithium,… có thể gây mụn trên da, trong đó có mụn bọc.
  • Chế độ ăn nhiều bột đường: các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ một số loại thực phẩm giàu carbohydrate như: bánh mì, khoai tây,…. có thể làm tình trạng mụn càng trầm trọng hơn.
  • Căng thẳng kéo dài: căng thẳng không trực tiếp gây ra mụn bọc nhưng nếu bị mụn bọc kết hợp căng thẳng có thể khiến mụn trở nặng hơn.
Tham Khảo Thêm:  Có được xăm môi khi đang mang thai không?

2. Triệu chứng

Các triệu chứng mụn bọc bao gồm:

  • Mụn có nhân hoặc đầu trắng.
  • Các vết sưng nhỏ màu đỏ, mềm.
  • Nổi mụn nhọt (mụn mủ) – những nốt mụn sần có mủ ở đầu mụn.
  • Các cục lớn, rắn, đau bên dưới da.
  • Đau, đầy mủ nổi cục dưới da (tổn thương dạng nang).
  • Mụn bọc thường xuất hiện ở mặt, trán, ngực, lưng trên và vai.
Tắc nghẽn lỗ chân lông do bã nhờn, vi khuẩn, cặn mỹ phẩm
Tắc nghẽn lỗ chân lông do bã nhờn, vi khuẩn, cặn mỹ phẩm,…

Mụn bọc có nên nặn không?

Mụn bọc có thể nặn được, tuy nhiên các bác sĩ da liễu khuyên bạn không nên tự ý nặn mụn, nhất là khi mụn “chưa già”. Việc cố nặn mụn bọc có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo, đồng thời có thể khiến mụn trở nên viêm và nhiễm trùng nặng hơn. Nặn mụn cũng làm kéo dài quá trình chữa bệnh tự nhiên. Tốt nhất, bạn nên để yên những nốt mụn cho đến khi chúng thật sự già, có thể nặn được. (2)

Mụn bọc khi nào nặn được?

Với những mụn không viêm, bạn có thể cân nhắc việc tự nặn mụn tại nhà. Mụn không viêm bao gồm nhiều loại mụn khác nhau, hình thành khi dầu thừa và tế bào da chết bị mắc kẹt trong nang lông, ví dụ mụn đầu đen, mụn đầu trắng,… Bạn chỉ nên nặn mụn khi thấy nhân nằm gần bề mặt da, nhân mụn đã gôm lại, lộ rõ, không đau hay nhức. (3)

Với mụn bọc, bạn không nên nặn tại nhà vì nếu tay chưa được vệ sinh sạch sẽ khiến vi khuẩn từ tay xâm nhập vào vết thương hở gây viêm nhiễm lỗ chân lông và vùng da xung quanh. Tình trạng viêm nhiễm diễn tiến nặng, lan sâu dưới da có thể tạo thành ổ áp xe. Lúc đó, việc điều trị khó khăn, có thể để lại sẹo sau điều trị.

Đặc điểm nhận dạng các loại mụn bọc

1. Mụn bọc có nhân

Mụn bọc có nhân khi sờ vào cảm giác cứng và đau, chúng không có đầu trắng và thường xuất hiện với hình dạng những cục mụn lớn, nằm riêng lẻ. Phần nhân mụn nằm sâu bên trong da nên thời gian điều trị khá lâu, quy trình phức tạp hơn so với các loại mụn bọc khác. Nếu điều trị không đúng cách, mụn dễ tái phát và lây lan cho các vùng da bên cạnh.

2. Mụn bọc không nhân

Mụn bọc không nhân không có đầu trắng, hình dạng là các cục u lớn, cứng và cộm, gây đau nhức, sưng to. Trên thực tế, mụn bọc không nhân vẫn có nhân nhưng phần nhân mụn nằm sâu bên dưới da và nang lông, đặc biệt gây khó khăn trong quá trình điều trị.

3. Mụn bọc bị chai

Mụn bọc bị chai là tình trạng mụn chai cứng, nốt mụn màu đen, nhân mụn khó được loại bỏ hoàn toàn.

4. Mụn bọc có mủ

Mụn bọc có mủ hình thành do vi khuẩn tích tụ dưới da gây viêm nhiễm nặng. Mụn bọc mủ cũng xuất hiện dưới dạng nốt sần, cứng nhưng kèm triệu chứng mưng mủ, đau nhức. Nếu bị vỡ sẽ tiết ra nhiều dịch mủ có lẫn máu, dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ.

5. Mụn bọc có dịch

Mụn bọc có dịch gây sưng đỏ, đau nhức, ngứa. Chúng thường xuất hiện gần mí mặt, quanh miệng, vành môi. Đặc điểm của mụn bọc có dịch chính là bên trong nhân mụn chứa nhiều dịch lỏng, mủ, máu, vi khuẩn.

6. Mụn bọc có máu

Mụn thường xuất hiện vào tuổi dậy thì, nốt mụn to tròn, đầu mụn màu trắng, bên trong nhân mụn chứa dịch mủ và máu. Khi mụn vỡ cần được xử lý đúng cách, nếu không chúng có thể lan sang các vùng da lân cận, khiến tình trạng mụn ngày càng trầm trọng hơn.

7. Mụn bọc đầu trắng

Mụn bọc đầu trắng thường mọc ở vùng chữ T, trán, mũi, má, cằm, vai, lưng,… Hình dạng giống như mụn sữa ở trẻ em. Mụn bọc đầu trắng hình thành do các tế bào miễn dịch tạo ra phản ứng chống lại vi khuẩn gây viêm. Mụn có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

Các loại mụn bọc thường thấy
Các loại mụn bọc thường thấy

Hướng dẫn cách nặn mụn bọc mủ không để lại sẹo thâm tại nhà

1. Lựa chọn các vùng, nốt mụn bọc có thể nặn

Không nên tự ý nặn mụn bọc khi mụn còn sưng đỏ. Bạn chờ đến khi mụn không còn sưng to và đau, đầu mụn màu trắng lộ rõ, khi sờ vào cảm giác đầu mụn cứng gom lại. Không cố nặn mụn nang hoặc mụn bọc có nhân nằm sâu dưới da. Nếu bạn cố nặn sẽ làm tổn thương da, nhân mụn bị đẩy vào sâu hơn, tình trạng mụn trên da ngày càng tồi tệ.

Tham Khảo Thêm:  Bắn laser trị nám có hiệu quả không? Khi nào nên lựa chọn?

2. Vệ sinh da mặt sạch sẽ

Trước khi nặn mụn, cần vệ sinh da mặt bằng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, làm sạch sâu, loại bỏ bã nhờn, dầu thừa, vi khuẩn và bụi bẩn trên da. Dùng khăn mềm để lau khô da mặt.

3. Làm giãn nở lỗ chân lông

Hãy làm giãn nở lỗ chân lông giúp bạn dễ dàng loại bỏ nhân mụn hơn. Xông da mặt trong vài phút giúp lỗ chân lông giãn nở nhanh chóng, dùng nước nóng hoặc xông mặt với các thảo dược thiên nhiên cũng giúp loại bỏ độc tố, cặn mỹ phẩm dưới da.

4. Khử trùng, làm sạch tay và dụng cụ nặn mụn bọc

Rửa tay thật sạch, sau đó dùng dung dịch sát khuẩn để sát khuẩn tay và các dụng cụ nặn mụn khác. Nên rửa tay sạch bằng xà phòng, sau dùng cồn lau lên tay 1 lần nữa. Với dụng cụ nặn mụn, bạn nên rửa sạch sau đó dùng cồn hoặc oxy già để sát khuẩn.

5. Tiến hành nặn mụn bọc đúng cách chuẩn y khoa

Các bước nặn mụn chuẩn y khoa bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị sẵn dụng cụ, bông gòn hoặc bông tẩy trang cho vào một khay nhỏ. Có thể sử dụng găng tay hoặc tăm bông để hỗ trợ quá trình nặn mụn.
  • Bước 2: Chọn những nốt mụn đã gom cồi, mụn đã chín, có thể nặn được.
  • Bước 3: Dùng dụng cụ nặn mụn tạo vết thương hở ở đầu mụn, giúp nhân mụn dễ thoát ra ngoài. Trong khi tạo vết thương hở, không dùng lực quá mạnh dễ để lại sẹo.
  • Bước 4: Dùng tay hoặc tăm bông ấn nhẹ từ nhiều phía để đẩy nhân mụn ra ngoài. Dùng lực không quá mạnh, tránh gây tổn thương da. Mỗi lần ấn, chỉ nên giữ trong 1 – 2 giây, sau đó đổi hướng.
  • Bước 5: Cố gắng lấy hết phần nhân mụn ra, không để lại chân nhân mụn mụn, vì nếu còn chân mụn trong da, chúng sẽ nhanh chóng tái phát lại.

6. Rửa sạch và chăm sóc da sau nặn mụn

Sau khi loại bỏ nhân mụn, dùng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý để lau qua vùng da vừa nặn mụn. Bạn có thể sử dụng một vài loại mặt nạ từ thiên nhiên có tác dụng làm dịu da.

Trong vòng 24 giờ sau khi nặn mụn, không sử dụng tất cả các loại mỹ phẩm dưỡng da, chăm sóc da,… để tránh gây kích ứng. Hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi sau khi nặn mụn.

Tuyệt đối không dùng các loại kem dưỡng có thành phần AHA, BHA hay Retinol lên nốt mụn vừa mới nặn. Nếu vết thương nặn mụn chưa lành miệng, không nên bôi kem chống nắng lên. Các loại kem, thuốc bôi trị thâm, trị sẹo chỉ nên sử dụng khi da vết thương đã se lại, không còn sưng đỏ hay đau nhức khi chạm vào.

Nên làm gì nếu không may nặn phải mụn bọc không nhân?

Trong lúc nặn mụn nếu thấy đau, không thấy nhân mụn trồi lên mà chỉ thấy dịch trắng, hồng, thậm chí máu chảy ra. Điều này có nghĩa mụn vẫn chưa già, chưa chín hoặc nặn nhầm mụn bọc không nhân. Nếu không may nặn phải mụn bọc không nhân bạn phải dừng lại ngay và xử trí như sau:

  • Nếu nốt mụn nhỏ: dùng nước muối sinh lý lau sạch máu, mủ trên nốt mụn và vùng da xung quanh, để da khô tự nhiên. Tiếp theo hãy thoa các loại thuốc kháng viêm, kháng khuẩn để bảo vệ da.
  • Nếu nốt mụn lớn: sau khi lau sạch bằng nước muối sinh lý, bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu – thẩm mỹ da để được khắc phục nhanh chóng, ngăn nhiễm khuẩn, lây lan.

Biện pháp ngăn ngừa mụn bọc quay trở lại làn da

  • Vệ sinh da mặt đúng cách: rửa mặt 2 lần 1 ngày để loại bỏ tạp chất, tế bào da chết và dầu thừa trên bề mặt da. Sử dụng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch da. Tránh chà xát da quá mạnh bằng khăn lau, tẩy tế bào chết hoặc xơ mướp (bọt biển có kết cấu thô) khi rửa mặt. Luôn rửa sạch và sau đó lau khô mặt bằng khăn sạch.
  • Dưỡng ẩm đầy đủ: nhiều sản phẩm trị mụn có chứa thành phần làm khô da, vì vậy hãy luôn sử dụng kem dưỡng ẩm để giảm thiểu tình trạng khô và bong tróc da. Chọn các dòng sản phẩm có chữ “non comedogenic” trên nhãn. Ngoài ra, bạn có thể chọn những loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho da dầu, da khô hoặc da hỗn hợp.
  • Hạn chế dùng mỹ phẩm, đồ trang điểm: trong thời gian nổi mụn, tránh sử dụng phấn nền, phấn phủ hoặc phấn má hồng. Nếu buộc phải trang điểm, hãy tẩy trang và rửa mặt thật sạch vào cuối ngày. Chọn những loại mỹ phẩm không chứa dầu, không chứa chất tạo màu, tạo mùi và phải có nguồn gốc rõ ràng. Chọn sản phẩm trang điểm có nhãn “không gây mụn – non comedogenic”. Đọc danh sách thành phần trên nhãn sản phẩm trước khi mua.
Tham Khảo Thêm:  Da hỗn hợp thiên khô là gì? Nguyên nhân và cách chăm sóc hiệu quả
Đến bác sĩ da liễu để được điều trị mụn bọc an toàn, hiệu quả
Đến bác sĩ da liễu để được điều trị mụn bọc an toàn, hiệu quả
  • Chú ý về các sản phẩm sử dụng trên tóc: tránh sử dụng nước hoa, dầu, sáp thơm hoặc gel trên tóc. Nếu chúng dính vào mặt có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da và gây kích ứng da. Sử dụng dầu gội và dầu xả nhẹ nhàng. Tóc dầu có thể làm tăng thêm lượng dầu trên mặt, vì vậy hãy gội đầu thường xuyên, đặc biệt nếu bạn đang bị nổi mụn.
  • Không chạm tay vào mặt: chạm vào mặt hoặc vào má hoặc cằm lên tay không chỉ làm lây lan vi khuẩn mà còn gây kích ứng cho vùng da mặt vốn đã bị viêm. Không bao giờ nặn mụn bằng ngón tay vì nó có thể dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo.
  • Tránh xa ánh nắng mặt trời: tia cực tím của mặt trời có thể làm tăng tình trạng viêm, mẩn đỏ và tăng sắc tố sau viêm. Một số loại thuốc trị mụn có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Hãy luôn thoa kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF 30 trở lên ít nhất 20 phút trước khi ra nắng.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn nhanh, đồng thời bổ sung nhiều trái cây tươi, rau và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống của mình. Các sản phẩm từ sữa và thực phẩm chứa nhiều đường chế biến có thể gây ra mụn trứng cá.
  • Tập thể dục hàng ngày: tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ rất tốt cho toàn bộ cơ thể, bao gồm cả làn da. Khi tập thể dục, tránh mặc quần áo hoặc sử dụng thiết bị tập thể dục chà xát da và có thể gây kích ứng.

Các câu hỏi liên quan

1. Mụn bọc có tái phát sau khi điều trị không?

Mụn bọc có thể tái phát sau khi điều trị. Nếu không được điều trị dứt điểm hoặc điều trị sai cách, mụn bọc có thế tái phát và tình trạng nghiêm trọng hơn. Việc vệ sinh và chăm sóc da không đúng cách cũng tạo điều kiện cho mụn quay trở lại.

2. Mụn bọc chữa ở đâu tốt?

Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM là địa chỉ khám và điều trị mụn bọc uy tín. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Da liễu – Thẩm mỹ Da. Kết hợp cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu chính hãng từ các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc nên giúp chẩn đoán chính xác tình trạng mụn và lựa chọn phương án điều trị phù hợp.

3. Chi phí chữa mụn bọc có đắt không?

Chi phí chữa mụn bọc phụ thuộc vào tình trạng mụn bọc và dịch vụ khám chữa bệnh mà bạn lựa chọn. Bạn có thể đến khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được khám và chẩn đoán tình trạng mụn bọc, tư vấn các gói điều trị mụn tốt nhất.

Mụn bọc có nên nặn không? Khi nào nặn mụn được? Thao tác như thế nào?… tất cả đều được chúng tôi giải đáp trong bài viết trên. Duy trì vệ sinh, chăm sóc da đúng cách để có làn da khỏe mạnh, sạch mụn.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP