✴️ Muối ăn

Muối ăn là loại gia vị được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài tác dụng cân bằng hương vị món ăn, muối còn đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên ăn quá nhiều hoặc quá ít muối có thể gây suy nhược, giảm hoạt động của cơ bắp, hệ thần kinh và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

Muối ăn không chỉ là loại gia vị thông thường mà còn đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe

  • Tên gọi khác: Muối
  • Tên tiếng anh: Salt
  • Dạng thường gặp: Muối iot, muối tinh và muối thô

Thông tin cần biết về muối ăn

Muối ăn là loại gia vị được sử dụng nhằm cân bằng hương vị món ăn. Bên cạnh đó, muối còn chứa nhiều khoáng chất và đem lại nhiều lợi ích đối với cơ thể.

Muối là một dạng chất rắn nhỏ, có dạng tinh thể, thường có màu trắng. Tuy nhiên một số loại muối chưa qua tinh chế có thể có màu xám nhạt và hồng.

Muối ăn thường được sản xuất từ nước biển hoặc được khai thác từ các mỏ muối dưới lòng đất. Muối làm từ nước biển thường có màu trắng tinh và kích thước nhỏ. Trong khi đó, muối được khai thác từ các mỏ thường có màu xám hoặc hồng.

Muối ăn thường được cấu tạo từ Clorua natri (khoảng 40% natri) và một số nguyên tố vi lượng đi kèm. Muối có vị mặn và được dùng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Các dạng muối ăn

1. Muối iot

Muối iot là loại muối ăn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Loại muối này thực chất là muối tinh được bổ sung thêm iot nhằm ngăn ngừa một số bệnh lý về tuyến giáp.

Muối iot là loại muối đã qua tinh chế được bổ sung thêm iot để ngăn ngừa bướu cổ

2. Muối tinh

Muối tinh (muối tinh chế) là sản phẩm từ quá trình tinh chế muối thô. Loại muối này chứa thành phần chủ yếu là NaCl và một số thành phần chống vón cục như magie, tricanxi phosphate, carbonate canxi, silicat natri,…

3. Muối thô

Muối thô hay còn gọi là muối biển, được tạo ra từ quá trình bốc hơi của nước biển. Ngoài NaCl, muối biển còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, kali và sắt. Muối biển có thể được dùng trong chế biến món ăn do chứa hàm lượng khoáng chất dồi dào.

Tuy nhiên sử dụng muối biển có thể gây thiếu iot và làm phát sinh các bệnh lý tuyến giáp. Bên cạnh đó, muối thô được khai thác ở các vùng biển ô nhiễm có thể gây nguy hại cho sức khỏe do có chứa các kim loại nặng.

4. Muối Kosher

Muối Kosher là loại muối có tinh thể dạng mảnh và to, hình dạng tương tự kim tự tháp rỗng. Loại muối này thường có vị mặn vừa phải nên thường được các đầu bếp chuyên nghiệp sử dụng để dễ dàng gia giảm.

Muối Kosher có hình dạng tương tự kim tự tháp rỗng và vị mặn nhẹ hơn các loại thuốc khác

Ngoài ra, muối Kosher còn có tác dụng giữ lượng nước bên trong thực phẩm, duy trì độ tươi ngon và hạn chế tình trạng khô cứng nên cũng được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn (đặc biệt là các món nướng).

5. Muối Himalaya hồng

Muối Himalaya được khai thác ở mỏ muối Khewra tại Parkistan. Sở dĩ loại muối này có màu hồng là do có chứa hàm lượng nhỏ oxit sắt.

Muối Himalaya được khai thác từ mỏ muối ở Parkistan và có màu hồng rất đặc trưng

Tuy nhiên hàm lượng natri của muối Himalaya thường thấp hơn so với các loại muối ăn khác. Loại muối này có thể được dùng để nêm nếm và trang trí món ăn.

Tham Khảo Thêm:  Xem tướng số con người qua nhân tướng học lông mày chuẩn xác nhất

Công dụng của muối ăn đối với sức khỏe

Muối ăn không chỉ có tác dụng cân bằng hương vị món ăn và kích thích vị giác mà còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Nếu bổ sung đúng cách, muối ăn có thể đem lại các công dụng sau:

1. Cân bằng điện giải

Muối ăn chứa hàm lượng khoáng chất dồi dào và có tác dụng cân bằng điện giải. Hầu hết các loại khoáng chất như canxi, kali, magie, natri,… cơ thể không tự tổng hợp được mà cần phải cung cấp thông qua chế độ dinh dưỡng.

Do đó việc bổ sung muối vào chế độ ăn hàng ngày có thể duy trì nồng độ điện giải ở mức cân bằng và ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn điện giải như buồn nôn, mệt mỏi, nhịp tim bất thường và co giật.

2. Duy trì chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp là cơ quan nhỏ nằm ở vùng cổ, có vai trò sản sinh hormone, điều hòa quá trình trao đổi và chuyển hóa trong cơ thể. Một trong các thành phần ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ quan này là Iot.

Hàm lượng Iot trong muối có tác dụng duy trì hoạt động của tuyến giáp và ngăn ngừa ung thư ở cơ quan này

Iot có trong nhiều loại thực phẩm nhưng tập trung nhiều nhất ở muối iot. Vì vậy bổ sung loại muối này thường xuyên có thể duy trì hoạt động của tuyến giáp và ngăn ngừa hình thành khối u ác tính.

Tuy nhiên ăn quá nhiều Iot có thể làm phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe. Vì vậy bạn nên bổ sung hàm lượng Iot vừa đủ để tránh các rủi ro và tác dụng phụ.

3. Giữ nước cho cơ thể

Muối còn có tác dụng hydrate hóa (giữ nước) cho các mô và tế bào trong cơ thể. Tác dụng này của muối giúp các cơ quan có đủ chất lỏng để duy trì hoạt động và tái tạo các tế bào mới. Không bổ sung đủ muối có thể khiến cơ thể dễ mất nước, thường xuyên mệt mỏi, sạm da, chóng mặt và chuột rút.

4. Ngăn ngừa huyết áp thấp

Hàm lượng natri trong muối ăn có thể điều hòa huyết áp và ngăn ngừa tình trạng huyết áp thấp. Huyết áp thấp xảy ra khi chỉ số huyết áp thấp hơn hoặc bằng 90/ 60mmHg.

Bổ sung muối đúng cách có thể điều hòa và ngăn ngừa huyết áp thấp

Đây là bệnh lý nghiêm trọng, có thể dẫn các biến chứng như chảy máu kéo dài, tiêu chảy, nhiễm trùng nặng, mất nặng nghiêm trọng,… Do đó bạn nên chủ động phòng ngừa bằng cách bổ sung muối đều đặn mỗi ngày.

5. Cải thiện triệu chứng của bệnh xơ nang

Bệnh xơ nang (u xơ nang) là chứng bệnh di truyền khiến cơ thể có xu hướng tiết nhiều dịch nhầy và mồ hôi hơn bình thường. Tình trạng này khiến tuyến nhầy dễ bị tắc nghẽn và hình thành các u nang.

Các nghiên cứu cho rằng, việc bài tiết mồ hôi quá nhiều có thể gây mất nước và mất cân bằng điện giải. Do đó bổ sung muối vào chế độ ăn có thể giữ nước cho cơ thể và cải thiện các triệu chứng của bệnh u xơ nang. Theo các bác sĩ, bệnh nhân u xơ nang nên cung cấp khoảng 6000 mg natri/ ngày.

6. Tác dụng sát trùng và giảm viêm

Muối ăn có đặc tính sát trùng và giảm viêm. Do đó ngoài việc được sử dụng khi chế biến món ăn, loại gia vị này còn được pha loãng để rửa vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.

7. Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Với đặc tính sát trùng mạnh, muối còn có khả năng bảo vệ sức khỏe răng miệng. Súc miệng bằng nước muối loãng 2 lần/ ngày có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại, loại bỏ mảng thức ăn thừa và đánh bật mùi hôi khó chịu.

Súc miệng với nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn có hại, duy trì độ chắc khỏe và trắng sáng của răng

Ngoài ra hàm lượng khoáng chất trong muối còn giúp răng chắc khỏe, tái tạo và bù đắp các mô răng bị hư hại. Bên đó ngậm nước muối còn hỗ trợ điều trị các bệnh nha khoa như viêm nướu, sâu răng, nha chu,…

8. Giảm ngứa ngáy và viêm da

Ngoài đặc tính sát trùng, muối ăn còn có tác dụng giảm ngứa và sưng viêm ở da. Dùng nước muối ấm ngâm rửa hoặc nấu nước tắm có thể giảm đỏ da, viêm, ngứa và đau nhức. Ngoài ra muối còn có khả năng sát trùng, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm ở vùng da bị tổn thương.

9. Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên

Các bệnh viêm đường hô hấp trên như cảm lạnh, cảm cúm, viêm VA, viêm amidan, viêm họng,thường gây đau rát, ngứa và khó chịu ở vòm họng. Súc miệng bằng nước muối có thể giảm các triệu chứng nói trên, đồng thời làm loãng dịch đờm và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Tham Khảo Thêm:  Những thỏi son hot nhất 2017

Súc miệng với nước muối loãng có thể giảm các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan,…

Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối pha loãng còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan sang các cơ quan lân cận.

10. Giảm viêm loét miệng

Viêm loét miệng (nhiệt miệng) có thể giảm nhanh sau khi ngậm hoặc súc miệng với nước muối. Với đặc tính sát trùng mạnh, muối ăn có khả năng ức chế vi khuẩn và tái tạo niêm mạc bị tổn thương.

11. Ngăn ngừa chuột rút

Thiếu hụt khoáng chất là nguyên nhân dẫn đến rối loạn điện giải và chuột rút. Vì vậy bổ sung muối ăn thường xuyên có thể cung cấp cho cơ thể các nguyên tố vi lượng cần thiết và ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi luyện tập thể thao.

Ngoài ra, muối ăn còn có tác dụng giữ nước cho cơ bắp, duy trì độ chắc khỏe, dẻo dai và hạn chế tình trạng đau nhức sau khi luyện tập.

12. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người ăn đủ lượng muối cần thiết thường có chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Nguyên nhân là do muối có thể cân bằng điện giải, giảm tình trạng khát nước và điều hòa nồng độ hormone trong cơ thể. Các yếu tố này giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh và giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn.

13. Duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh

Hàm lượng natri trong muối ăn có tác dụng giữ nước cho toàn bộ các tế bào trong cơ thể. Hoạt động này có thể giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định và ít bị rối loạn. Bên cạnh đó, muối còn đảm nhiệm chức năng dẫn truyền tín hiệu của hệ thần kinh trung ương đến các dây thần kinh ngoại vi.

Tính vị và công dụng của muối theo y học cổ truyền

1. Tính vị

Vị mặn, tính hàn và không có độc.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Vị, Tâm và Thận.

3. Công năng

Muối ăn có công dụng thanh tâm, tả hỏa, nhuận táo, giải độc, lương huyết và dẫn các loại thuốc khác vào kinh lạc.

Một số cách chữa bệnh từ muối ăn

Ngâm chân với nước muối ấm có thể giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ

1. Cách chữa chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc

  • Chuẩn bị: 1 ít muối và nước nóng.
  • Thực hiện: Pha loãng nước nóng và thêm ít muối vào, ngâm chân trong 15 – 20 phút trước khi đi ngủ.

2. Bài thuốc chữa đau nhức vai, cổ, thắt lưng và khớp gối

  • Chuẩn bị: 1 ít muối và lá ngải cứu tươi.
  • Thực hiện: Đem rang muối và lá ngải cứu, sau đó cho vào túi vải và chườm lên vùng đau nhức trong 15 – 20 phút.

3. Chữa ngộ độc thức ăn bằng muối

  • Chuẩn bị: 1 ít muối và 100ml nước lọc.
  • Thực hiện: Pha muối vào nước và uống từ 1 – 2 lần. Sau đó móc họng để nôn hết thức ăn ra ngoài.
  • Lưu ý: Sau khi sơ cứu bằng cách trên, nên đưa người bệnh đến bệnh viện để được điều trị.

4. Bài thuốc chữa da ngứa ngáy và nổi mẩn

  • Chuẩn bị: Dùng muối tinh
  • Thực hiện: Đem giã nát, sau đó xát nhẹ lên vùng da bị ngứa 1 lần/ ngày. Nên thực hiện trước khi đi ngủ.

5. Cách chữa đau nhức chân tay do phong tê thấp

  • Chuẩn bị: 1 ít muối biển hoặc muối tinh.
  • Thực hiện: Rang muối cho nóng, sau đó cho vào túi vải và chườm lên tay chân.
  • Lưu ý: Có thể thực hiện ngay khi cơn đau bùng phát hoặc thực hiện đều đặn trước khi đi ngủ để phòng ngừa.

6. Bài thuốc chữa hôi nách

  • Chuẩn bị: 1 ít muối, có thể phối hợp với gừng, trầu không hoặc đinh hương.
  • Thực hiện: Rang muối cùng với thảo dược khác (nếu có) cho nóng. Sau đó cho vào túi vải và chà lên nách cho đến khi nguội hẳn. Thực hiện 2 lần/ ngày có thể làm giảm chứng tăng tiết mồ hôi và loại bỏ mùi khó chịu.

7. Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng táo bón kinh niên

  • Chuẩn bị: 1 ít muối và nước ấm.
  • Thực hiện: Pha loãng muối với nước và uống vào sáng sớm trước khi ăn sáng.

8. Bài thuốc hỗ trợ điều trị nấm da đầu và rụng tóc do nấm

  • Chuẩn bị: 1 ít muối.
  • Thực hiện: Dùng muối pha loãng với nước và dùng gội đầu. Sau đó xả lại với nước sạch. Thực hiện cách này đều đặn có thể ức chế nấm, giảm ngứa ngáy và thúc đẩy tóc mọc trở lại.
Tham Khảo Thêm:  [Mách bạn] 9 cách trị nám bằng cà chua siêu hiệu quả tại nhà   

9. Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng chảy máu mũi

  • Chuẩn bị: Nước muối và bông gòn.
  • Thực hiện: Nhúm bông gòn vào nước muối và nhét vào lỗ mũi. Đồng thời nên uống thêm 1 ly nước muối pha loãng để cầm máu.

10. Cách chữa đau đầu do cảm nắng

  • Chuẩn bị: ½ quả chanh và 1 ít muối.
  • Thực hiện: Vắt chanh lấy nước cốt, sau đó pha với nước ấm, thêm 1 ít muối và dùng uống trực tiếp.

11. Cách làm giảm máu bầm bằng muối

  • Chuẩn bị: Dầu khuynh diệp và 1 ít muối ăn.
  • Thực hiện: Trộn đều rồi đắp lên vùng da bầm tím. Hoặc rang muối rồi đắp lên để làm tan máu bầm.

12. Bài thuốc chữa chứng chảy nhiều nước mắt

  • Chuẩn bị: Nước đã đun sôi để nguội (khoảng 1000ml) và 1/3 thìa muối.
  • Thực hiện: Hòa muối vào nước và dùng để rửa mắt.

13. Bài thuốc trị ho do cảm lạnh

  • Chuẩn bị: 1 múi chanh và ít muối.
  • Thực hiện: Tẩm múi chanh vào muối và dùng ngậm cho đến khi hết vị.

14. Bài thuốc chữa đau bụng do lạnh và đau bụng kinh

  • Chuẩn bị: 100 – 200g muối thô.
  • Thực hiện: Rang nóng, cho vào túi vải và đắp lên bụng.

15. Bài thuốc chữa răng lung lay và lợi sưng đau

  • Cách 1: Ngậm 1 ít muối cho đến khi nước bọt tiết ra nhiều thì nhổ đi.
  • Cách 2: Pha muối với nước đã đun sôi, ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.

16. Bài thuốc trị cổ họng sưng đau

  • Chuẩn bị: 1 múi tỏi tươi và 1 ít muối.
  • Thực hiện: Đập dập múi tỏi, sau đó tẩm với muối và ngậm trực tiếp cho đến khi hết vị mặn và cay.

Nên ăn bao nhiêu muối mỗi ngày?

Liều dùng muối ăn trung bình một ngày phụ thuộc vào hàm lượng natri. Theo các chuyên gia, người trưởng thành nên bổ sung tối đa 2.300mg natri/ ngày (tương đương khoảng 5.8g muối ăn).

Với trẻ em, nên gia giảm lượng natri/ ngày tùy theo độ tuổi và cân nặng. Người có vấn đề về tim mạch, thận và huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều lượng muối cần bổ sung mỗi ngày.

Các rủi ro khi ăn quá nhiều/ quá ít muối

Mặc dù muối ăn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên bổ sung quá nhiều loại gia vị này có thể làm phát sinh một số rủi ro như sau:

Bổ sung quá nhiều hoặc quá ít muối đều gây hại cho sức khỏe

  • Gây phù: Muối có khả năng giữ nước, do đó ăn quá nhiều muối có thể gây phù, chướng bụng và đầy hơi.
  • Tăng nguy cơ sỏi thận: Ăn nhiều muối đồng nghĩa với việc hàm lượng natri, canxi, kali,… trong cơ thể tăng lên đáng kể. Hàm lượng khoáng chất dư thừa sẽ đi vào nước tiểu và buộc thận phải hoạt động thể bài tiết. Tuy nhiên nếu nước tiểu có nồng độ điện giải cao trong một thời gian dài, các chất này có thể kết tinh và tạo thành sỏi.
  • Huyết áp cao và các bệnh tim mạch: Bổ sung quá nhiều muối làm tăng nồng độ natri trong máu và gây ra tình trạng huyết áp cao. Ngoài ra lượng nước được muối giữ lại trong cơ thể có khả năng gây áp lực lên tim, mạch máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Tăng nguy cơ loãng xương: Ăn nhiều muối khiến thận có xu hướng đào thải canxi qua đường tiểu và tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
  • Mắc các bệnh về dạ dày: Vị mặn của muối có khả năng kích thích vi khuẩn Helicobacter pylori bùng phát mạnh và khiến vùng viêm loét có xu hướng lan rộng hơn. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer Treatment and Research năm 2014 cho thấy, ăn quá nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Tuy nhiên ăn quá ít muối cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ kháng insulin, tăng lượng chất béo triglyceride và cholesterol xấu. Bên cạnh đó, bổ sung không đủ muối còn gây ra một số tình trạng sức khỏe tiêu cực như:

  • Dễ cáu gắt
  • Suy giảm nhận thức
  • Người mệt mỏi
  • Đau đầu thường xuyên
  • Chuột rút khi vận động

Việc sử dụng quá nhiều hoặc quá ít muối có thể dẫn đến nhiều rủi ro. Vì vậy bạn nên bổ sung đủ hàm lượng muối mỗi ngày để duy trì thể trạng khỏe mạnh và chủ động ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe. Với những trường hợp mắc bệnh lý về thận, tim mạch và huyết áp, bạn nên trao đổi với bác sĩ để biết chính xác hàm lượng muối cần bổ sung mỗi ngày.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP