Mụn gạo là một vấn đề da phổ biến mà nhiều người phải đối mặt. Dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng mụn gạo có thể khiến làn da mất đi sự tươi trẻ và mịn màng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những phương pháp để cải thiện tình trạng mụn gạo, giúp bạn tái sinh làn da.
Thông tin cơ bản về mụn gạo
Mụn gạo là gì?
Mụn gạo, hay còn gọi là mụn thịt milia, là một loại mụn nhỏ màu trắng xuất hiện xung quanh mắt, cổ và các vùng khác trên da.
Không giống như mụn trứng cá, mụn gạo là những u nang phát triển trên bề mặt da, hình thành do keratin bị kìm giữ dưới lớp biểu bì. U nang này lành tính và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mụn gạo thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và có thể tự giảm theo thời gian. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bị mụn gạo kéo dài đến tuổi trưởng thành, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ da và tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Cách nhận biết mụn gạo
Mụn gạo dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Da xung quanh mắt sẽ xuất hiện các đốm mụn nhỏ. Kích thước mụn thường chỉ khoảng 1-2mm. Da có mụn gạo sẽ bị sần sùi và có thể cảm nhận được khi sờ nhẹ trên bề mặt da.
Mụn gạo có màu sáng hoặc tối hơn các vùng da khác. Tuy nhiên, bên trong mụn gạo không có nhân như mụn trứng cá. Ngoài ra, u nang lành tính cũng có thể xuất hiện ở các vùng da khác như trán, cằm, lưng và cổ. Tình trạng mụn không gây sưng đau, ngứa hoặc khó chịu. Người bị mụn gạo vẫn có thể chăm sóc da, sinh hoạt, ăn uống như bình thường.
Nguyên nhân gây mụn gạo
Dưới đây là những nguyên nhân chính gây nên mụn gạo:
- Di truyền: Mụn gạo có khả năng di truyền. Nếu cha mẹ từng bị mụn gạo, nguy cơ con cái bị mụn cũng cao.
- Tuổi tác: Sự gia tăng tuổi tác làm tăng quá trình lão hóa và gây ra mụn gạo.
- Rối loạn nội tiết: Phụ nữ thường dễ bị mụn gạo, đặc biệt là trong giai đoạn tiền mãn kinh, mang thai hoặc cho con bú, do sự thay đổi hormone trong cơ thể.
- Bảo vệ da không tốt: Nếu vùng da quanh mắt liên tục tiếp xúc với bụi bẩn mà không được bảo vệ và chăm sóc kỹ càng có thể gây mụn gạo.
- Chế độ sinh hoạt không khoa học: Thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ, ăn thức ăn nhanh, ăn đồ cay nóng, chiên rán, thực phẩm có chất bảo quản độc hại cũng tạo điều kiện cho mụn thịt xuất hiện.
- Tác động của ánh nắng mặt trời: Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể gây ảnh hưởng lên da, đặc biệt là vùng da dưới mắt, gây mụn gạo và các vấn đề về da khác như lão hóa, nếp nhăn, nám sạm.
Mụn gạo có nặn được không?
Như đã đề cập ở phần trên, mụn gạo không có nhân, do đó, bạn không thể nặn được. Khi bạn cố gắng nặn mụn gạo sẽ dễ để lại thâm sẹo và lây lan mụn sang những vùng da khác. Nghiêm trọng hơn nếu bạn nặn mụn không có chuyên môn, nặn mụn lúc da chưa được làm sạch thì mụn dễ bị viêm và sưng lên.
Mụn gạo có thể tự khô lại và rớt ngòi. Chính vì thế bạn hãy cứ làm sạch da, chăm sóc da thật nhẹ nhàng vào thời gian bị mụn gạo. Mụn sẽ tự khỏi sau 1 thời gian xuất hiện trên da. Vì trị mụn cũng là quá trình cần sự kiên nhẫn, đừng lo lắng quá nhé!
Các phương pháp trị mụn gạo an toàn và hiệu quả
Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để trị mụn gạo như đến spa hoặc tự điều trị tại nhà… Dưới đây là một số phương pháp trị mụn gạo an toàn, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
Trị mụn gạo bằng cách xông hơi
Một phương pháp trị mụn gạo an toàn, đơn giản là xông hơi. Cách này giúp làm giãn nở lỗ chân lông, cho phép các dưỡng chất thẩm thấu và loại bỏ mụn gạo.
Bạn có thể sử dụng tinh dầu oải hương hoặc bất kỳ loại tinh dầu nào bạn thích, hòa với nước ấm nóng để xông hơi mặt. Thực hiện xông hơi trong khoảng 10-15 phút, hai lần mỗi tuần để đạt hiệu quả.
Trị mụn gạo bằng lá tía tô
Lá tía tô có tính diệt khuẩn và kháng viêm, có thể giúp giải cảm và loại bỏ mụn gạo. Bạn có thể đắp mặt nạ lá tía tô như sau:
- Rửa sạch và giã nát một nắm lá tía tô. Thêm chút muối vào hỗn hợp.
- Dùng bông tăm thoa dung dịch lên vùng da bị mụn gạo và đắp bã trong khoảng 15 phút.
- Cuối cùng, rửa sạch mặt bằng nước và lau khô nhẹ nhàng.
- Áp dụng phương pháp này 2-3 lần mỗi tuần.
Trị mụn gạo bằng mặt nạ bột nghệ, tỏi và mật ong
Bột nghệ, tỏi và mật ong có tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp ngăn ngừa mụn tái phát và hỗ trợ quá trình phục hồi da.
Bạn có thể sử dụng mặt nạ bột nghệ, tỏi và mật ong như sau:
- Giã nát sáu tép tỏi tươi. Sau đó trộn đều tỏi với mật ong và bột nghệ.
- Rửa sạch mặt và thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn gạo trong khoảng 10 phút.
- Sử dụng nước rửa sạch và lau khô nhẹ nhàng.
- Lưu ý thực hiện chỉ 1-2 lần mỗi tuần do tỏi có thể gây kích ứng da.
Trị mụn gạo bằng giấm táo
Giấm táo không chỉ được sử dụng trong ẩm thực mà còn có tác dụng điều trị mụn gạo. Giấm táo chứa axit organic giúp tiêu diệt vi khuẩn P.acne và ngăn ngừa mụn tái phát. Ngoài ra, nó còn có tính kháng khuẩn giúp loại bỏ bã nhờn và tẩy da chết.
Bạn có thể chấm một ít giấm táo lên vùng bị mụn và sau 30 phút rửa lại mặt bằng nước sạch. Thực hiện mỗi ngày trong vòng 1 tháng để đạt kết quả tốt.
Trị mụn gạo bằng rau diếp cá
Rau diếp cá không chỉ có tác dụng tốt cho gan, thận, tuần hoàn máu mà còn giúp làm đẹp da và ngăn ngừa mụn gạo.
Với khả năng kháng khuẩn và trị viêm, rau diếp cá có thể giúp loại bỏ mụn gạo nếu được sử dụng đều đặn.
Bạn có thể sử dụng rau diếp cá để làm mặt nạ bằng cách xay nhuyễn rau và lọc để lấy nước. Sau đó, bạn pha nước rau diếp cá với cám gạo và dầu oliu, trộn đều. Rửa sạch mặt và thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn gạo trong khoảng 15-20 phút, sau đó rửa mặt lại bằng nước sạch.
Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt.
Chăm sóc da khi bị mụn gạo chuẩn khoa
Mụn gạo dù không gây hại cho sức khỏe, nhưng không ai muốn làn da của mình bị ảnh hưởng bởi những nốt mụn xấu xí. Do đó, việc ngăn ngừa mụn gạo ngay từ bây giờ là vô cùng quan trọng để duy trì làn da mịn màng, tươi trẻ.
Để cải thiện tình trạng mụn gạo, trước hết bạn cần thực hiện một kế hoạch chăm sóc da khoa học. Hãy tập trung vào việc làm sạch da và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Tiếp theo, hãy duy trì một chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh:
Thường xuyên làm sạch da
Làm sạch da là một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa mụn thịt. Tẩy trang và sử dụng sữa rửa mặt đều đặn giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và bã nhờn, đồng thời thông thoáng lỗ chân lông, ngăn chặn sự phát triển của mụn.
Tẩy tế bào chết định kỳ
Tẩy tế bào chết là một bước không thể thiếu trong chăm sóc da. Việc loại bỏ các lớp da già cỗi giúp lỗ chân lông thông thoáng, hạn chế tình trạng bít tắc. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa mụn gạo.
Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ nên tẩy tế bào chết 2-3 lần mỗi tuần để tránh làm tổn thương da và làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là mối đe dọa đối với da. Tia UV không chỉ làm da đen sạm, gây nám mà còn gây tổn thương và làm yếu da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Vì vậy, hãy bảo vệ da cẩn thận khi ra ngoài, sử dụng kem chống nắng phù hợp để chống lại tác động của tia UV. Đây là cách tốt nhất để phòng ngừa mụn gạo và bảo vệ làn da của bạn.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ và đồ uống có cồn sẽ giúp nuôi dưỡng da từ bên trong và ngăn ngừa sự hình thành mụn thịt.
Đồng thời, việc đi ngủ đúng giờ, đủ giấc và tránh căng thẳng cũng góp phần làm cho làn da khỏe mạnh hơn.
Trên đây là tất tật tật các thông tin cần biết về mụn gạo mà Sắc Ngọc Khang muốn chia sẻ đến bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về loại mụn này, đừng ngần ngại đặt câu hỏi ở phần bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp bạn sớm nhất có thể.
Đừng quên theo dõi chúng tôi để thường xuyên cập nhật những thông tin chăm sóc da mới nhất nhé.