Câu 1. Giờ địa phương giống nhau tại các địa điểm cùng ở trên cùng một
A. kinh tuyến.
B. vĩ tuyến.
C. lục địa.
D. đại dương.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, vì vậy các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời).
Câu 2. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng
A. sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
B. giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.
C. lệch hướng chuyển động của các vật thể.
D. khác nhau giữa các mùa trong một năm.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D
– Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất; hiện tượng giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày; lệch hướng chuyển động của các vật thể.
– Hiện tượng mùa là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
Câu 3. Thời kì chuyển động biểu kiến Mặt Trời tại Nam bán cầu, các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc là mùa
A. thu và đông.
B. hạ và thu.
C. đông và xuân.
D. xuân và hạ.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
Thời kì chuyển động biểu kiến Mặt Trời tại Bắc bán cầu, các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc là mùa xuân và hạ. Còn bán cầu Nam các nước theo dương lịch là mùa thu và đông.
Câu 4. Mùa xuân ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày
A. 22/6.
B. 21/3.
C. 22/12.
D. 23/9.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B
Mùa xuân ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày 23/9. Còn mùa xuân ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày 21/3.
Câu 5. Để phù hợp với thời gian nơi đến, khi đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến đổi ngày, cần
A. giữ nguyên lịch ngày đến.
B. giữ nguyên lịch ngày đi.
C. tăng thêm một ngày lịch.
D. lùi đi một ngày lịch.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C
Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° đi qua giữa múi số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông (theo chiều tự quay của Trái Đất) qua kinh tuyến 180° thì lùi lại một ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì phải tăng thêm một ngày lịch. Trong thực tế đường chuyển ngày quốc tế không phải là đường thẳng mà cũng thay đổi theo biên giới quốc gia.
Câu 6. Thời kì chuyển động biểu kiến Mặt Trời tại Bắc bán cầu, các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc là mùa
A. đông và xuân.
B. thu và đông.
C. xuân và hạ.
D. hạ và thu.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C
Thời kì chuyển động biểu kiến Mặt Trời tại Bắc bán cầu, các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc là mùa xuân và hạ. Còn bán cầu Nam các nước theo dương lịch là mùa thu và đông.
Câu 7. Giờ mặt trời còn được gọi là giờ
A. GMT.
B. khu vực.
C. địa phương.
D. múi.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C
Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, vì vậy các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời).
Câu 8. Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
A. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
B. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời.
C. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau.
D. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D
Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất; hiện tượng giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày; lệch hướng chuyển động của các vật thể.
Câu 9. Mùa hạ ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày
A. 22/6.
B. 21/3.
C. 22/12.
D. 23/9.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
Mùa hạ ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày 22/12; Còn mùa hạ ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày 22/6.
Câu 10. Để tính giờ địa phương, cần căn cứ vào
A. độ to nhỏ của Mặt Trời tại địa phương đó.
B. độ cao và độ to nhỏ của Mặt trời ở nơi đó.
C. độ cao của mặt Trời tại địa phương đó.
D. ánh nắng nhiều hay ít tại địa phương đó.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C
Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, vì vậy các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời).
Câu 11. Nguyên nhân nào sau đây làm cho đường chuyển ngày quốc tế không đi qua các lục địa?
A. Để cho mỗi nước không có hai giờ khác nhau trong cùng một lúc.
B. Để cho mỗi nước không có hai ngày lịch trong cùng một thời gian.
C. Để cho mỗi quốc gia có cùng chung một ngày lịch ở hai địa điểm.
D. Để cho mỗi quốc gia có hai ngày lịch ở trong cùng một thời gian.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B
Trong thực tế đường chuyển ngày quốc tế không phải là đường thẳng mà cũng thay đổi theo biên giới quốc gia và nằm trên đại dương. Nguyên nhân chủ yếu làm cho đường chuyển ngày quốc tế không đi qua các lục địa là do để cho mỗi nước không có hai ngày lịch trong cùng một thời gian.
Câu 12. Khi ở kinh tuyến 105 độ kinh Đông là 7 giờ, thì ở kinh tuyến 104 độ 59 phút là 6 giờ 59 phút
A. 52 giây.
B. 54 giây.
C. 56 giây.
D. 58 giây.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
Khi ở kinh tuyến 105 độ kinh Đông là 7 giờ, thì ở kinh tuyến 104 độ 59 phút là 6 giờ 59 phút 52 giây.
Câu 13. Mùa hạ ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày
A. 22/12.
B. 23/9.
C. 21/3.
D. 22/6.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
Mùa hạ ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày 22/12; Còn mùa hạ ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày 22/6.
Câu 14. Mùa xuân ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày
A. 22/6.
B. 23/9.
C. 22/12.
D. 21/3.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B
Mùa xuân ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày 23/9. Còn mùa xuân ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày 21/3.
Câu 15. Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất?
A. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.
B. Thời tiết các mùa trong năm khác nhau.
C. Chuyển động các vật thể bị lệch hướng.
D. Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B
– Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất; hiện tượng giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày; lệch hướng chuyển động của các vật thể.
– Hiện tượng mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.