Vai trò của khoa học và công nghệ và ứng dụng các nghiên cứu khoa học trong hoạch định chính sách tài chính 14/05/2020 09:23:00 48934

Vai trò của khoa học và công nghệ và ứng dụng các nghiên cứu khoa học trong hoạch định chính sách tài chính                             14/05/2020 09:23:00                           48934

Khoa học và công nghệ (KH&CN) có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế, cung cấp luận cứ khoa học cho hoạch định cơ chế chính sách. Tại Việt Nam, KH&CN đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước với hơn 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp và góp phần tăng trưởng hơn 10% chỉ số sản xuất công nghiệp. Nhận thức được vai trò đó, trong những năm gần đây, bên cạnh thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, việc ứng dụng kết quả của các nhiệm vụ KH&CN ngành tài chính đã góp phần xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính.

M:14.5.jpg

Vai trò của khoa học và công nghệ

Vai trò của KH&CN đã được khẳng định trong nhiều mô hình tăng trưởng kinh tế. Theo mô hình tăng trưởng của Kaldor, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào phát triển tiến bộ kỹ thuật hoặc trình độ KH&CN. Mô hình tăng trưởng Solow cũng đề cao các yếu tố KH&CN và tốc độ tăng trưởng lao động trong tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững. Trong khi đó, mô hình Tân cổ điển giả thiết rằng có thể giải thích về sản xuất xã hội, mức tăng trưởng, sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển bằng cách tập trung nghiên cứu những yếu tố cơ bản như nguồn lực, KH&CN… Cụ thể hơn, vai trò của KH&CN có thể được thể hiện ở một số góc độ như sau:

(i) Khoa học và công nghệ tác động tích cực tới việc năng suất lao động của nền kinh tế. Theo đó, KH&CN cải tiến, tối ưu hóa các quá trình sản xuất – kinh doanh, từ đó giải phóng sức lao động của con người bằng máy móc, thiết bị để giảm bớt lao động nặng nhọc, thủ công, đồng thời rút ngắn thời gian làm việc và nâng cao NSLĐ. Đồng thời, KH&CN cũng góp phần tạo ra nguyên liệu mới, sản phẩm mới với giá trị gia tăng cao hơn, thay thế việc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa từ nước ngoài với chi phí thấp hơn.

(ii) Khoa học và công nghệ giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, KH&CN đóng vai trò quan trọng, tạo động lực giúp các ngành công nghiệp, dịch vụ có những bước nhảy vọt thần kỳ. Những công nghệ cũ tiêu hao nhiều tài nguyên và lao động dựa trên nền tảng điện – cơ khí được thay thế bởi những ngành nghề công nghiệp cao cấp chủ yếu dựa trên nền tảng hiện đại, tiêu hao ít các nguồn lực đầu vào, giảm suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP. Như vậy, giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên gấp nhiều lần, trong khi mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng gần như không đổi.

(iii) Khoa học và công nghệ phát triển góp phần gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Áp dụng KH&CN vào quy trình sản xuất, tạo ra các vật liệu mới có thể giúp giảm chi phí sản xuất, cải tiến sản phẩm, đổi mới mẫu mã của sản phẩm, từ đó giúp tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, gia tăng được lợi nhuận và quy mô của doanh nghiệp được mở rộng.

(iv) Khoa học và công nghệ là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế bởi vì KH&CN quyết định sự thay đổi của năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Trên phạm vi toàn cầu trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XX, một nửa tăng trưởng trong tổng sản phẩm quốc gia và 85% tăng trưởng thu nhập theo đầu người là do ứng dụng và khai thác nghiên cứu KH&CN. Tác động của KH&CN với một số quốc gia tiêu biểu cũng được ghi nhận, theo đó, đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1950 – 1985 của Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ lần lượt là 76%, 78%, 55%, 73%, 491. Như vậy, phát triển KH&CN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tham Khảo Thêm:  Giải thích ý nghĩa tục ngữ 'Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa'

(v) Bên cạnh các đóng góp trực tiếp của khoa học kỹ thuật đối với năng suất lao động, tăng tưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế, khoa học xã hội đã góp phần nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ cho việc xây dựng và hoàn thiện đường lối, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế. Từ đó, KH&CN đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Tại Việt Nam, đặc biệt trong những năm gần đây, KH&CN đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô và mở rộng tín dụng. Đóng góp của KH&CN đối với nền kinh tế Việt Nam được thể hiện thông qua chỉ số năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) và giá trị gia tăng mà KH&CN tạo ra đối với các ngành. Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ đóng góp của TFP trong tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 44,6%, bình quân giai đoạn 2016 -2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011 – 2015. Ngoài ra, theo Bộ KH&CN (2019), KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao với sự đầu tư mạnh của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài đã xuất hiện. Trong công nghiệp, đóng góp của KH&CN vào tăng trưởng Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2018 tăng 10,2% so với năm 2017, vượt mức chỉ tiêu theo kế hoạch (9%).

Ứng dụng các nghiên cứu khoa học trong hoạch định chính sách tài chính

Với vai trò quan trọng của KH&CN trong phát triển kinh tế, hoạch định cơ chế, chính sách, trong những năm qua, nhiều nhiệm vụ KH&CN ngành Tài chính đã cung cấp luận cứ quan trọng nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính. Đặc biệt trong các năm 2015 – 2019, việc ứng dụng các nghiên cứu khoa học trong hoạch định chính sách được thể hiện ở 8 khía cạnh chính bao gồm: Xây dựng và hoàn thiện chiến lược tài chính đến năm 2030; hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quản lý ngân sách; hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực thuế; hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực hải quan; hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực chứng khoán; hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quản lý công sản, nợ công; hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực tài chính khác như kế toán, kiểm toán, dự trữ, hội nhập quốc tế.

(i) Xây dựng và hoàn thiện chiến lược tài chính đến năm 2030. Bên cạnh việc đánh giá, tổng kết quá trình thực hiện chiến lược tài chính giai đoạn 2011 – 2020, các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học giai đoạn 2015 – 2019 đã tích cực rà soát, nghiên cứu nhằm xác định mục tiêu, quan điểm, định hướng tài chính cũng như xây dựng chiến lược của từng lĩnh vực cụ thể của ngành Tài chính đến năm 2030. Theo đó, đã có 10 nghiên cứu được triển khai và ứng dụng bao quát hết các lĩnh vực như kế toán, kiểm toán, kho bạc, dự trữ quốc gia, nợ công, thị trường chứng khoán, quản lý thuế, hải quan, thị trường bảo hiểm và chính sách hội nhập.

Tham Khảo Thêm:  Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trung thực - Tự trọng

(ii) Hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực ngân sách nhà nước (NSNN). Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ngành Tài chính trong giai đoạn 2015 – 2019 đã tiến hành rà soát, nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực thi chính sách về NSNN, từ đó tìm ra những giải pháp hoàn thiện thể chế và thực hiện các chủ trương, định hướng chính sách của Đảng về NSNN trong giai đoạn tới. Theo đó, đã có 14 nghiên cứu trong lĩnh vực NSNN triển khai trong giai đoạn 2015-2019 tập trung giải quyết các vấn đề như quản lý nợ của ngân sách địa phương, cơ cấu lại NSNN, hoàn thiện hệ thống mục lục NSNN, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, huy động nguồn lực vào ngân sách, điều chỉnh cơ cấu chi NSNN, xác định vai trò của NSTW, đổi mới phân cấp quản lý NSNN…

(iii) Hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực thuế. Trong bối cảnh kinh tế thế giới, KH&CN luôn thay đổi, các mô hình kinh doanh mới được hình thành, Việt Nam tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do đặt ra yêu cầu cần thường xuyên nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách thuế, quản lý thuế để bao quát hết các hoạt động kinh tế, huy động hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế. Theo đó, trong giai đoạn 2015 – 2019, đã có 16 nhiệm vụ KH&CN liên quan đến lĩnh vực thuế được triển khai và ứng dụng, để giải quyết các vấn đề như chính sách thuế bảo vệ môi trường, chính sách thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn, quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử, việc áp dụng chuẩn mực kế toán công trong lĩnh vực thuế, chính sách thuế tài nguyên, thuế phát thải carbon, các vấn đề liên quan đến chính sách ưu đãi thuế, điều tra thuế, mở rộng cơ sở thuế…

(iv) Hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực hải quan. Tương tự như lĩnh vực thuế, bối cảnh kinh tế cũng đặt ra yêu cầu đổi mới phương thức quản lý hải quan, do đó trong giai đoạn 2015 – 2019 đã có 21 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được triển khai liên quan đến lĩnh vực hải quan, tập trung giải quyết các vấn đề như quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo vệ môi trường, cơ chế tạm quản hàng hóa, mô hình kiến trúc Cơ quan Hải quan điện tử, kiểm tra hàng hóa tập trung, các vấn đề liên quan đến thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan, xây dựng Khung tiêu chuẩn quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam, tố tụng hành chính trong lĩnh vực hải quan… Các kết quả nghiên cứu trên đã được ứng dụng để hoàn thiện và xây dựng 01 nghị định và 04 thông tư trong lĩnh vực hải quan bao gồm: Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015, Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT- VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNNPTNT ngày 05/9/2018, Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018, Thông tư số 728/2018/TT-BTC ngày 15/6/2018 và Thông tư số 1420/2018/TT-BTC ngày 14/12/2018.

(v) Hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực chứng khoán. Để tăng cường huy động nguồn lực tài chính dài hạn, bảo vệ nhà đầu tư và quản lý, giám sát trên thị trường chứng khoán, trong giai đoạn 2015 – 2019 đã có 18 nhiệm vụ được giao liên quan đến lĩnh vực chứng khoán, trong đó có 10 nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến việc hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực chứng khoán, tập trung giải quyết các vấn đề như tái cấu trúc thị trường chứng khoán, hoàn thiện thể chế quản lý, giám sát trong bối cảnh hội nhập, mô hình quỹ bảo vệ nhà đầu tư, cơ chế quản lý đối với hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng, mô hình hoạt động của sở giao dịch chứng khoán, ứng dụng công nghệ tài chính trong lĩnh vực chứng khoán, quản trị công ty. Các nhiệm vụ trên đã góp phần hoàn thiện 01 luật, 02 nghị định và 03 thông tư trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm: Luật Chứng khoán sửa đổi, Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017, Nghị định số 86/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016, Thông tư số 95/2017/TT-BTC ngày 22/9/2017, Thông tư số 87/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017, Thông tư số 36/2017/TT-BTC ngày 72/4/2017.

Tham Khảo Thêm:  MAh là gì? Nên mua thiết bị điện tử có mAh là bao nhiêu?

(vi) Hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Để tăng cường quản lý, giám sát hoạt động tài chính của các tổ chức tài chính, tín dụng, trong giai đoạn 2015 – 2019 đã có hơn 21 nhiệm vụ được triển khai và ứng dụng liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tập trung giải quyết các vấn đề thực tế phát sinh như khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua bán nợ, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016 – 2020, thị trường trái phiếu, phát triển hệ thống nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu, phòng chống rửa tiền, hoạt động vui chơi có thưởng, đặt cược, cơ chế tài chính của các quỹ như Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã địa phương, Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, các nghiên cứu này đã góp phần hoàn thiện 01 luật, 01 nghị quyết của Quốc hội, 05 nghị định, 01 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 04 thông tư của Bộ Tài chính bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017, Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017…

(vii) Hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quản lý công sản, nợ công. Để quản lý hiệu quả tài sản công, nợ công, trong giai đoạn 2015 – 2019 đã có hơn 18 nhiệm vụ được triển khai liên quan đến lĩnh vực quản lý tài sản công, tập trung hoàn thiện các vấn đề như thể chế quản lý sử dụng từng loại tài sản công, thể chế quản lý nợ công, an toàn nợ công… Theo đó, các nghiên cứu đã góp phần hoàn thiện 12 nghị định và các thông tư hướng dẫn bao gồm: Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017…

(viii) Xây dựng và hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực tài chính khác như bảo hiểm, quản lý giá, kế toán, kiểm toán, dự trữ… Để đảm bảo quản lý, giám sát đồng bộ các lĩnh vực tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tham gia hoạt động kinh tế, thể chế chính sách các lĩnh vực như bảo hiểm, quản lý giá, kế toán, kiểm toán, dự trữ… cũng từng bước được hoàn thiện. Trong giai đoạn 2015 – 2019 đã có 03 nhiệm vụ được triển khai liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm; 07 nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực quản lý giá; 08 nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán; 03 nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực dự trữ nhà nước và 16 nhiệm vụ liên quan đến các chính sách hội nhập quốc tế. Các nhiệm vụ này đã góp phần hoàn thiện thể chế trong hoạt động bảo hiểm, quản lý giá, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán; áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế; xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực cho dữ trữ quốc gia (DTQG); danh mục hàng DTQG; quy định về mua, bán hàng DTQG; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng DTQG cũng như việc hoàn thiện các thể chế tài chính nhằm thực hiện các cam kết quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

Phạm Thanh Thủy – ĐTN Viện CL&CSTC

*

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP