Toàn cầu hoá là quá trình phát triển kinh tế, theo xu thế phát triển hiện đại, kèm theo những khuynh hướng tiên tiến, khi đó quá trình toàn cầu hoá được xem như một quá trình tăng lên mạnh mẽ của các mối liên hệ, và có sự phụ thuộc, ảnh hưởng qua lại giữa các khu vực, quốc gia và các dân tộc trên thế giới
1. Khái niệm của toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá là quá trình phát triển kinh tế, theo xu thế phát triển hiện đại, kèm theo những khuynh hướng tiên tiến, khi đó quá trình toàn cầu hoá được xem như một quá trình tăng lên mạnh mẽ của các mối liên hệ, và có sự phụ thuộc, ảnh hưởng qua lại giữa các khu vực, quốc gia và các dân tộc trên thế giới. Toàn cầu hoá đã tạo ra những điều kiện phát triển các lĩnh vực và đặc biệt là kinh tế.
2. Nguyên nhân dẫn đến quá trình toàn cầu hoá
Do sự tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu quá nhanh, mà bất kỳ quốc gia nào cũng không chịu liên kết và hỏi học, cho nên sẽ bị thụt lùi lại về phía sau là điều vô cùng tất yếu. Quá trình toàn cầu hoá diễn ra tại mỗi quốc gia, dân tộc và được xuất phát từ chính nhu cầu phát triển rộng rãi và có tính quốc tế của chính họ. Việc liên kết kinh tế thế giới đang ngày càng mở rộng, kèm theo đó là sự xuất hiệu nhiều của các tổ chức liên kết kinh tế và tài chính trong khu vực và cả trên thế giới như IMF , WB hay Liên minh châu âu EU …
Cho đến thời điểm hiện nay thì các công ty đa quốc gia đang xuất hiện với khuynh hướng vô cùng lớn , khi đó nó tác động to lớn đến tình hình kinh tế tại nước đó, đặc biệt nhất chính là các công ty, tập đoàn lớn …
Khi mà những hệ quả của cuộc cách mạng kinh tế, khoa học và kỹ thuật sẽ làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của xã hội, làm tác động mạnh đến tâm lý của người dân và sự thâm nhập ngày một sâu của công nghệ trong đời sống hàng ngày của mỗi con người.
Một trong những vấn đề cần mang tính toàn cầu hoá như bệnh dịch, thiên tia hay ô nhiễm môi trường … khi đó, cần sự hợp tác và liên kết giữa các nước trong khu vực thì mới có thể giải quyết hết được.
3. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
+ Thương mại phát triển: thương mại là ngành có tốc độ phát triển và tăng trưởng vô cùng nhanh, và cao hết rất nhiều so với các tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tổ chức thương mại toàn cầu WTO được hình thành.
+ Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: khi mà tổng giá trị đầu tư tăng nhanh cùng với đó là các vốn đầu tư đang ngày càng mở rộng hơn vào các lĩnh vực dịch vụ.
+ Thị trường của tài chính được mở rộng: Liên kết các mạng lưới chính được hình thành, kèm theo đó là vai trò then chốt của các tổ chức toàn cầu như WB hay IMF.
4. Hệ quả của quá trình toàn cầu hóa mang lại
+ Hệ quả tích cực: việc toàn cầu hoá sẽ đem lại cơ hội phát triển vô cùng lớn, đặc biệt nhất là sự tăng trưởng mạnh về các nền kinh tế, với lực lượng sản xuất có nhiều điều kiện để phát triển từ đó đẩy mạnh quá trình xã hội hóa. Kế đến là quá trình toàn cầu hoá xảy ra sẽ mở ra nhiều cơ hội giao lưu và học tập, tiếp thu cho những thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay, ngoài ra còn được sử hỗ trợ nhiệt tình của các tổ chức và liên minh đã tham gia vào toàn cầu hoá. Khi đó, dưới sự toàn cầu hoá hiện nay, thì cơ cấu kinh tế sẽ có những chuyển biến nhất định, kèm theo là những cải cách vô cùng thiết thực để nâng cao hiệu quả phát triển, quá trình cạnh tranh trên thị trường của các nước và khu vực hiện nay.
+ Tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá sẽ diễn ra sự phân hoá giàu và nghèo ngày càng sâu sắc và rõ rệt hơn trong xã hội, khi đó những bất công sẽ xảy ra nhiều hơn bởi vì đồng tiền đang lên ngôi. Kèm theo đó là quá trình giao lưu, tiếp xúc nếu sơ xảy sẽ làm mai một và sâu hơn là mất hẳn đi độc lập, tự chủ và vốn bản sắc dân tộc đang có, kèm theo những thuận lợ trên thì việc toàn cầu hoá xảy ra thì đối với những nước chưa thực sự phát triển hiện nay thì đây quả là một thách thức vô cùng lớn, việc các nước lớn phát triển đòi hỏi phải biết nắm bắt thời cơ, tận dụng tối đa nguồn lực nếu không sẽ bị bỏ xa, khó lòng theo kịp.