Móng Chân Bị Bật Có Mọc Lại Được Không? Cách xử lý khi bật móng

Móng Chân Bị Bật Có Mọc Lại Được Không? Cách xử lý khi bật móng
Nhiều người thường lo lắng vấn đề móng chân bị bật có mọc lại được không
Cùng giải đáp thắc mắc móng chân bị bật có mọc lại được không

Móng chân bị bật có mọc lại được không?

Để giải thích được câu hỏi bật móng chân có mọc lại được không thì bạn cần hiểu rõ tình trạng này là gì. Bật móng là tình trạng móng thật bị bong ra khỏi gốc, gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là do tổn thương vật lý từ việc va đập, nhiễm trùng da khiến móng bật ra, do bệnh lý hoặc sử dụng móng giả.

Theo các chuyên gia, khi móng chân bị bật, thường cần thời gian để móng phục hồi và mọc lại từ gốc. Quá trình mọc lại có thể mất vài tháng đến một năm hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào tốc độ mọc của từng người. Một số yếu tố liên quan đến quá trình mọc móng như sau:

  • Móng chân được hình thành từ một nhóm tế bào chứa nhiều mạch máu được gọi là gian bào. Đây là nơi tạo ra các tế bào mới và khi những tế bào này được đảm bảo phát triển thì móng chân mới có thể mọc dài ra.
  • Trường hợp bị bật móng hoặc dập móng nhưng vẫn giữ được lớp gian bảo thì móng vẫn có thể mọc trở lại. Hoặc khi bật móng nhưng vẫn giữ lại một phần móng dính ở da thì nó vẫn có thể phát triển dần theo thời gian.
  • Móng chân mọc chậm hơn so với móng tay. Tốc độ mọc của móng chân dao động khoảng từ 1 – 1,5mm mỗi tháng. Điều này có nghĩa là một móng chân mới hoàn toàn mất khoảng 6 – 12 tháng để mọc lại từ gốc đến đầu móng.
  • Ngoài ra, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc móng chân bị bật có mọc lại được không bao gồm: Dinh dưỡng, thể trạng, tuổi tác và cơ địa của mỗi người. Những người có chế độ ăn uống cân đối, chăm sóc móng chân đúng cách và có sức khỏe tốt thường có tốc độ tái sinh móng nhanh hơn.

Cách xử lý khi bị bật móng chân tại nhà

Khi móng chân bị bật ra, điều cần thiết đó là xử lý tức thì để tránh tình trạng nhiễm trùng gây sưng viêm, ảnh hưởng đến quá trình tái sinh móng. Có khá nhiều cách để xử lý khi bị bật móng chân, tùy thuộc vào mức độ bạn gặp phải để lựa chọn phương pháp phù hợp. Có thể tham khảo một số gợi ý tốt sau đây:

Điều cần làm đầu tiên khi móng bị bật đó là vệ sinh vết thương để tránh nhiễm trùng
Điều cần làm đầu tiên khi móng bị bật đó là vệ sinh vết thương để tránh nhiễm trùng

Vệ sinh vết thương

Ngay khi bật móng, bạn hãy nhanh chóng rửa móng chân bằng nước ấm và xà phòng nhẹ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn. Sử dụng một lượng nhỏ chất kháng nhiễm như Peroxide hay Betadine để làm sạch móng chân tức thì, hạn chế giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Tham Khảo Thêm:  Kem Hương Thảo Có Phải Kem Trộn Không?

Cắt bỏ phần móng hư

Sau khi sát trùng, bạn cần cắt bỏ phần da xung quanh và phần móng bị bung ra, lưu ý không để sót lại phần hở nên còn sót lại. Hãy nhớ sử dụng những công cụ cắt móng như kéo, kềm đã được sát trùng kỹ để không làm nhiễm trùng vết thương.

Sử dụng chất kháng nhiễm và băng dính

Tiếp đến, hãy sẽ dụng vaseline để làm mềm, cấp ẩm quanh vùng vết thương. Sau đó thoa một lượng nhỏ chất kháng nhiễm như mỡ neomycin hoặc kháng nấm lên phần móng bị bật. Cuối cùng đó là sử dụng băng dính sạch sẽ, quấn 2 – 3 vòng quanh vết thương để tránh vi khuẩn xâm nhập, nhanh lành thương.

Giữ móng khô và sạch

Đảm bảo móng chân luôn khô và sạch, thay băng quấn và bôi chất kháng nhiễm hàng ngày. Tránh để móng chân ướt hoặc tiếp xúc với nước trong thời gian này. Sau 2 – 5 ngày, bạn cần cắt bỏ phần móng mọc ra vì đây là phần bị tổn thương trước đó nên cũng không gây đau đớn. Nên tránh va đập và chăm sóc kỹ để móng mọc nhanh hơn.

Cách chăm sóc móng chân bị bật nhanh mọc

Việc móng chân bị bật có mọc lại được không, tốc độ mọc nhanh hay không còn phụ thuộc nhiều vào cách bạn chăm sóc hàng ngày. Ngoài cách xử lý khi bị bật móng chân kể trên thì quy trình chăm móng, da dưới đây cũng cần được lưu ý.

Hãy sử dụng các sản phẩm thuốc kháng viêm để tránh nhiễm trùng móng
Hãy sử dụng các sản phẩm thuốc kháng viêm để tránh nhiễm trùng móng
  • Chăm sóc móng chân sạch sẽ

Rửa móng chân hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Đảm bảo móng chân luôn khô ráo sau khi rửa. Nên lựa chọn xà phòng ít bọt, dịu nhẹ, có chiết xuất từ thiên nhiên để hạn chế kích ứng hoặc làm vết thương bị loét ra.

  • Nên sử dụng chất kháng viêm

Sử dụng bổ sung hoạt chất kháng nhiễm, kháng nấm để bôi lên móng chân. Nó sẽ giúp ngăn chặn quá trình nhiễm trùng, đẩy nhanh tốc độ phục hồi của móng chân. Rút ngắn thời gian móng tại sinh trên da của bạn.

  • Hạn chế sử dụng móng giả

Một điều cũng rất quan trọng đó là tránh sử dụng móng giả hoặc các loại sơn móng chứa chất hóa học mạnh. Vì khi dán móng sẽ phải dùng đến các loại kéo dính, chúng sẽ tác động vào vết thương gây nhiễm trùng hoặc viêm loét. Còn sơn móng có thể gây tổn thương cho móng chân và ảnh hưởng đến quá trình mọc lại.

  • Tránh va chạm, tác động vào móng

Bạn cũng cần hạn chế tác động, va chạm lên móng chân bị bật. Vì thế hãy lựa chọn những loại giày, dép thoải mái, có kích cỡ phù hợp và không bó sát. Đảm bảo thoáng khí để móng hồi phục nhanh đồng thời tránh hoạt động quá mạnh để không va đập, ảnh hưởng tốc độ mọc móng.

  • Massage móng chân

Trong quá trình chăm sóc móng sau khi bị bật, bạn cần áp dụng các phương pháp massage nhẹ nhàng. Sử dụng kết hợp với các sản phẩm dầu hoặc kem dưỡng móng để kích thích lưu thông máu, tăng cường sự phục hồi của móng chân. Việc massage nên thực hiện mỗi ngày khi bạn rảnh, đặc biệt quá thời điểm trước khi ngủ và khi thức dậy buổi sáng.

  • Tránh tác động với hóa chất độc hại

Đảm bảo móng chân không tiếp xúc với các chất hóa học mạnh như dung môi, chất tẩy, hoá chất trong nước hoặc chất làm sạch. Điều này giúp bảo vệ móng chân khỏi tổn thương và giúp nó tăng tốc quá trình phục hồi.

Tham Khảo Thêm:  Phụ nữ bị tắc kinh phải làm sao?
Tránh tiếp xúc móng với hóa chất để vết thương khô nhanh hơn
Tránh tiếp xúc móng với hóa chất để vết thương khô nhanh hơn
  • Dưỡng ẩm cho móng

Đây là bước quan trọng để đảm bảo vùng da quanh móng và móng mọc mới không bị khô. Bằng cách trước khi đi ngủ, hãy massage vùng da xung quanh sau đó thoa một lớp dưỡng ẩm lên đó. Nên kiên trì thực hiện trong một thời gian dài để đạt hiệu quả cao nhất.

  • Bổ sung collagen

Collagen là một thành phần quan trọng trong cấu trúc móng chân. Bổ sung collagen thông qua thực phẩm chứa collagen như xương và sụn. Việc tăng cường collagen có thể giúp cải thiện sức khỏe móng chân, tăng tốc quá trình phục hồi, giúp móng mọc nhanh hơn.

  • Không nên cắt bỏ móng chân

Để đảm bảo móng chân bị bật mọc nhanh và chắc khỏe thì bạn cần hạn chế hoặc ngừng cắt móng chân. Bởi vì việc này có thể gây tổn thương các vùng da xung quanh, gây ảnh hưởng đến quá trình mọc lại của móng chân.

  • Uống đủ nước

Một bí kíp nữa mà bạn không nên bỏ qua đó là nên đảm bảo uống đủ nước hàng ngày để duy trì độ ẩm cho cơ thể và móng chân. Đủ nước sẽ đẩy nhanh quá trình tái sinh móng, tránh tình trạng móng mới bị khô, cứng, yếu ớt.

  • Chăm sóc móng an toàn

Sau một thời gian chăm sóc móng bị bật ở nhà, nếu có tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm thì bạn nên dừng ngay các biện pháp đó lại. Sau đó hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ, chuyên gia y tế xem xét và đưa ra hướng khắc phục tốt nhất.

Nên ăn gì để móng chân bị bật mọc lại nhanh?

Ngoài thắc mắc móng chân bị bật có mọc lại được không thì một vấn đề cũng được nhiều người quan tâm đó là nên ăn gì để móng mọc nhanh hơn. Chế độ dinh dưỡng khá quan trọng trong việc tái sinh mọc bị bật, vì khi ăn uống đủ chất, sẽ bổ sung nguồn dinh dưỡng có ích để mọc móng nhanh, khỏe, dẻo dai hơn.

Nên ăn:

Để móng chân nhanh mọc, cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng hàng ngày thông qua việc tăng cường lượng protein, vitamin, khoáng chất trong khẩu phần ăn. Một số nguồn dinh dưỡng tốt cho quá trình mọc móng bao gồm thực phẩm giàu protein như: Thịt, cá, trứng, hạt và các loại rau xanh tươi.

Thường xuyên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất từ rau củ để móng mọc lại nhanh hơn
Thường xuyên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất từ rau củ để móng mọc lại nhanh hơn

Bên cạnh đó, duy trì cơ thể khỏe mạnh, đủ chất cũng rất quan trọng. Hãy bổ sung các loại vitamin, khoáng chất như: Vitamin A, vitamin E, biotin, canxi và kẽm. Hoặc bạn cũng có thể uống các loại thuốc, viên uống bổ sung dinh dưỡng theo tư vấn của các chuyên gia y tế. Chế độ ăn uống cụ thể bao gồm:

  • Protein: Ăn đủ nguồn protein như thịt gà, cá, hạt, đậu, đậu phụ, hạt chia và trứng. Protein giúp xây dựng cấu trúc móng chân mạnh mẽ.
  • Biotin: Biotin là một loại vitamin thuộc nhóm vitamin B, nó được biết đến là có tác dụng tăng cường sức khỏe móng. Bạn có thể tìm thấy biotin trong lòng đỏ trứng, gan, cá hồi, hạt, lạc và sữa.
  • Kẽm: Kẽm quan trọng cho sức khỏe móng. Các nguồn giàu kẽm bao gồm hải sản, thịt gia cầm, hạt hướng dương, hạt bí đỏ và đậu.
  • Canxi: Canxi là thành phần chính của móng chân. Bạn có thể cung cấp canxi cho cơ thể từ sữa, sữa chua, sữa đậu nành, hạt, cá cơm, rau xanh lá và hải sản.
  • Omega-3: Đây là hoạt chất có tác dụng giảm viêm nhiễm và tăng cường sức khỏe da và móng. Các nguồn giàu omega-3 bao gồm cá hồi, cá mackerel, cá sardine, hạt lanh và hạt chia.
  • Rau xanh: Ăn nhiều rau xanh như rau cải, rau xà lách, rau bina, rau bina, rau chân vịt, rau răm, rau diếp cá và củ cải xanh. Rau xanh giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe móng chân.
  • Bên cạnh đó, nên uống đủ nước hàng ngày để duy trì độ ẩm cho cơ thể và móng chân. Sự mất nước có thể làm cho móng chân dễ gãy và chậm phục hồi.
Tham Khảo Thêm:  Hỏi đáp: Tẩy trang xong có cần rửa lại mặt hay không?

Không nên ăn các loại thực phẩm sau

Khi bị bật móng chân, bạn nên tránh tiếp xúc với các chất có thể gây kích ứng hoặc làm tổn thương móng chân hơn. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên hạn chế:

Đồ thực phẩm cay nóng, kích thích sẽ kìm hãm tốc độ móng hồi phục
Đồ thực phẩm cay nóng, kích thích sẽ kìm hãm tốc độ móng hồi phục
  • Thực phẩm cay nóng: Đồ ăn cay nóng như ớt, tiêu, gia vị cay có thể gây kích ứng và làm tổn thương móng chân đang trong quá trình phục hồi. Nên hạn chế sử dụng nó hoặc cắt giảm trong bữa ăn hàng ngày.
  • Tránh sử dụng thực phẩm chứa chất tạo màu nhân tạo như nước ngọt, bánh kẹo, kem và đồ uống có màu sắc nhân tạo. Những chất này có thể làm tổn thương móng chân, làm chậm quá trình phục hồi.
  • Hạn chế tiêu thụ caffeine và đồ uống có ga như cà phê, trà, nước ngọt có ga. Caffeine có thể làm móng chân khô và yếu, trong khi đồ uống có ga có thể gây tổn thương móng chân.
  • Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn sẽ thường chứa nhiều chất bảo quản, chất béo và chất tạo màu nhân tạo. Tất cả những hoạt chất này đều có thể gây kích ứng, làm tổn thương, khiến cho móng chân mọc chậm hơn.
  • Bên cạnh đó cũng cần hạn chế hoặc tránh tiêu thụ alcohol, vì nó có thể làm móng chân khô và yếu.
  • Khi chế biến các món ăn hàng ngày, bạn nên hạn chế sử dụng quá nhiều muối. Muối có thể gây sưng tấy và làm móng chân mất độ ẩm.
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu cholesterol như thịt đỏ, đồ hải sản tươi sống, lòng đỏ trứng. Cholesterol cao có thể làm tổn thương và làm chậm quá trình phục hồi của móng chân.

Vì thế, để đảm bảo tốc độ mọc lông tốt nhất có thể thì nên có một chế độ ăn cân đối, giàu chất dinh dưỡng. Đồng thời tránh tiếp xúc với các chất có thể gây tổn thương đến móng chân trong quá trình phục hồi như liệt kê bên trên.

Với tất cả những thông tin được đề cập đầy đủ trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi móng chân bị bật có mọc lại được không. Khi bị bật móng, bạn hãy bình tĩnh xử lý và chăm sóc theo quy trình các bước được gợi ý bên trên. Hãy chia sẻ bài viết này để tất cả người thân, bạn bè cũng biết nhé!

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP