5.7K
Miền Bắc không chỉ được biết đến qua những danh lam thắng cảnh mà còn được biết qua câu tục ngữ “Ăn Bắc Mặc Nam”. Nhờ có khí hậu mát mẻ có đủ bốn mùa xuân hạ thu đông vì thế nền ẩm thực miền Bắc rất phong phú và đặc trưng. Hãy cùng Go2Joy khám phá chân trời ẩm thực tuyệt với danh sách đặc sản miền Bắc ngay sau đây.
Xem thêm:
- Món ăn đặc sản miền Nam
- Món ăn đặc sản miền Trung
1. Thịt lợn muối chua
Các món ăn miền Bắc nổi tiếng này chắc chắn sẽ khiến nhiều thực khách hài lòng. Điều đặc biệt trong món ăn này đó chính là thính thường xuất hiện trong các món ăn của người Bắc được làm từ gạo rang xay mịn với ngô và đậu xanh. Món thịt lợn muối chua ăn kèm với sung hoặc lá ổi bánh tráng, chấm chung với nước mắm tỏi ớt pha chua chua ngọt ngọt.
Món ăn này thường được xuất hiện nhiều trong những dịp lễ tết, cưới hỏi, hội hè và còn là món ăn truyền thống mà người dân xứ Mường dùng để tiếp đãi khách quý.
2. Phở Hà Nội
Phở Hà Nội hiện chính là tinh hoa của nền ẩm thực và đã làm rạng danh đất nước Việt Nam. Nhờ vào hương vị nước dùng đậm kết hợp với thịt bò mềm ngọt và sợi phở dai thơm đã tạo nên được món ăn vô cùng thơm ngon. Tùy vào mỗi vùng miề mà hương vị của món phở sẽ được biến tấu khác nhau.
Nhưng phở Hà Nội chắc chắn sẽ mang hương vị khác biệt và được xem là đúng chuẩn nhất với vị ngọt thanh và hơi nhạt. Phở Hà Nội cũng có loại nước dùng sốt vang độc đáo nhưng cũng rất đưa miệng.
3. Chả cá Lã Vọng
Chả cá Lã Vọng là món ăn truyền thống lâu đời của người dân thủ đô được làm theo công thức bí truyền của nhà họ Đoàn trên phố cổ. Nguyên liệu chính của món ăn là cá lăng, khi chế biến chả cá thì rất phù hợp vì thịt cá dai mềm, vị béo tự nhiên. Nhờ vậy mà khi kết hợp với bún và rau sẽ làm nổi bật hương vị cá.
Cá lăng sau khi được ướp gia vị trong khoảng 2 tiếng sẽ được nướng trên vỉ cho đến khi đều rồi giữ yên trên vỉ nướng đến khi phục vụ cho thực khách. Món cá này sẽ được giữ ấm liên tục trên bếp than hoa trong suốt bữa ăn để món ăn ngon hơn.
4. Cá Kho làng Vũ Đại
Vũ Đại chính là ngôi làng nổi tiếng về nghề kho cá truyền thống nứt tiếng xa gần. Cá được chọn để kho là cá trắm được nuôi ít nhất ba năm và cân nặng phải trên nửa kg, có những con lớn sẽ nặng hơn 2kg. Cá kho tại đây dù có mức giá cao dao động từ 500.000 – 1.500.000 VNĐ/nồi nhưng vẫn luôn cháy hàng vào mỗi dịp tết.
Nồi cá sẽ được kho liên tục trên bếp củi trong 13 – 14 tiếng liên tục để cá vừa mềm vừa thấm gia vị. Mỗi công đoạn và vật dụng dùng cho món cá này đều phải chính xác như nồi kho cá phải là nồi đất, củi đun phải là củi nhãn, cách xếp cá cũng phải đồng nhất và có kỹ thuật để khi chín miếng cá không bị xê dịch quá nhiều,…
5. Thịt đông – dưa hành – bánh chưng
Thịt đông – dưa hành – bánh chưng là một trong những món ăn truyền thống mà người dân miền Bắc thường ăn vào dịp Tết. Các món ăn này tuy có hương vị đối lập nhưng cũng bổ sung cho nhau để tạo nên hương vị thom ngon khó cưỡng.
Bánh chưng dẻo mềm, thơm bùi khi kết hợp với vị chua ngọt, thơm nồng của dưa hành sẽ làm giảm độ ngán của món ăn. Còn thịt đông mát lạnh sẽ bổ sung thêm protein và tăng thêm vị đậm đà của bánh chưng.
6. Bún Mọc
Bún mọc vốn có nguồn gốc từ làng Mọc sau đó mới được lưu truyền phổ biến và trở thành món ăn đặc sản miền Bắc. Món bún mọc vô cùng thơm ngon với hương vị đậm đà nên rất hấp dẫn người ăn khiến cho những ai từng thưởng thức qua đều không thể quên được.
Nước dùng thanh ngọt kết hợp với sợi bún dai và những viên mọc mềm ngon sẽ mang đến cho một món ăn tuy đơn giản nhưng vô cùng ngon miệng. Nước mắm và rau sống cũng giúp món ăn tăng thêm hương vị.
7. Bún đậu mắm tôm
Bún đậu mắm tôm là một trong những món đặc sản miền Bắc được nhiều người yêu thích. Một mẹt bún đậu sẽ gồm bún, đậu hủ chiên cùng nhiều món ăn kèm khác như dưa leo, nem chua rán, chả mực, thịt luộc và chấm kèm mắm tôm. Hương vị độc đáo của món ăn này được yêu thích đến mức các hàng quán ở mọi miền Việt Nam đều có bán.
Tuy nhiên, không phải thực khách nào cùng thưởng thức được món ăn này. Có rất nhiều người không thể ăn được mắm tôm nên đã ăn kèm với nước mắm hay nước tương.
8. Bún ốc
Bún ốc là một trong những món ăn truyền thống lâu đời của Hà Nội và ngày càng nổi tiếng trên khắp cả nước. Linh hồn của món ăn này chắc chắn là những con ốc béo giòn được chế biến kỹ lưỡng và thấm đẫm hương vị nước dùng. Món ăn được yêu thích một phần cũng là nhờ vào công thức chế biến vô cùng đơn giản.
Các nguyên liệu làm nên món ăn này bao gồm: ốc, bún, đậu hủ, cà chua, giấm (hoặc mẻ) cùng các loại rau ăn kèm như lá tía tô, rau muống bào sợi và bắp chuối.
9. Dê núi Ninh Bình
Dê núi chính là món ăn đặc trưng miền Bắc khi du khách có dịp đến với Ninh Bình được nhiều thực khách đánh giá ngon nhất vì thịt dê rất săn chắc và bổ dưỡng nhờ dê thường ăn các loại thảo mộc. Sinh trường ở Ninh Bình – vùng đất có nhiều loại thảo dược nên thật dễ hiểu khi thức ăn hằng ngày của những chú dê tại đây là những loại dược liệu.
Thịt dê Ninh Bình có thể chế biến thành nhiều món ngon như thịt dê tái chanh, áp chảo, tiết canh, nướng mọi, hấp, lẩu, hầm… đều được các thực khách đánh giá cao.
10. Chả Mực Hạ Long
Chả mực là một món ăn quen thuộc mà bạn có thể mua ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên, chả mực Hạ Long lại được nhiều thực khách yêu thích và tìm mua. Mực được dùng làm chả được lựa chọn vô cùng kỹ lưỡng phải là mực mai tươi sống, dày thịt thì chả mới dai ngon.
Chả mực Quảng Ninh thường được kết hợp với xôi nếp mang đến món ăn vô cùng lạ miệng nhưng đầy hấp dẫn. Xôi nếp thơm dẻo hòa quyện cùng chả mực chiên đậm vị cùng với nước chấm chua ngọt chắc chắn sẽ chinh phục được mọi thực khách.
11. Vịt cỏ Vân Đình
Vịt cỏ Vân Đình là món đặc sản nổi tiếng ở Lạng Sơn không chỉ ngon từ hương vị được tẩm ướp mà ngon từ thịt vịt nuôi thả tự nhiên. Vịt Vân Đình được nuôi không ăn cám công nghiệp mà chỉ ăn giun, dế, hạt lúa còn sót trên cánh đồng nên vị rất ngon và béo.
Ngoài chế biến theo cách nướng thì vịt cỏ Vân Đình còn chế biến thành rất nhiều món ngon Việt Nam quen thuộc như: cháo vịt, tiết canh vịt, vịt bọc đất, lẩu vịt…
12. Canh cá rô Hải Dương
Canh cá rô là món ăn không còn quá xa lạ với du khách vì thường xuyên xuất hiện ở khắp cả nước nhưng ngon thơm nhất thì phải ăn ở đất Hải Dương. Tô bún cá nóng hổi có vị chua ngọt thanh thanh kết hợp với cá rô chiên giòn béo ngậy luôn chinh phục được khẩu vị của nhiều thực khách.
Thời điểm lý tưởng nhất để ăn canh cá rô là vào mùa mưa vì lúc này là mùa sinh sản của cá rô đồng. Món này được nhiều khách thập phương đánh giá là một trong những món ngon miền Bắc xuất sắc nhất.
13. Bún Thang
Bún thang là món ngon nổi tiếng mà bất cứ ai cũng đều muốn nếm thử. Một bát bún nhìn thì đơn giản nhưng lại có đến 20 nguyên liệu khác nhau như: trứng, thịt, chả, thịt gà, nấm, chà bông,… Tất cả sự kết hợp này bổ trợ cho nhau và tạo nên món ăn vô cùng ngon miệng.
Để có được nước dùng vừa ngọt thanh lại đậm đà thì người nấu phải hầm xương trong khoảng 6 – 8 tiếng để lấy được hết vị ngọt của xương. Để món bún thang hoàn thiện thì chắc chắn không thể thiếu mắm tôm tạo là điểm nhấn giúp món ăn thêm phần đậm đà.
14. Bánh đậu xanh
Bánh đậu xanh nơi đây được làm từ bột đậu xanh nguyên chất, trộn với chút mỡ và đường đã tạo nên mùi thơm thuần khiết không vướng mùi hương liệu công nghiệp. Sau đó hỗn hợp được nặn thành những khối hình vuông vừa vặn rất thích mắt.
Thưởng thức bánh đậu xanh ngon nhất là khi ăn kết hợp với trà xanh Thái Nguyên. Nhấp một ngụm trà thanh mát quyện với vị béo ngậy của bánh quả thực là sự kết hợp hoàn hảo.
15. Bánh cáy
Bánh cáy có rất nhiều màu sắc được làm từ những loại nếp ngon, hạt rang lên thành bỏng sau đó giã thành bột và vê tròn thành quả. Cả nồi mạch nha sẽ được nhào trộn với những nguyên vật liệu trên hạt bỏng trắng tinh đun với lửa vừa đến khi nào thấy mạch nha có độ dẻo cần thiết.
Bánh khá mềm đem lèn chặt trong những chiếc khuôn được làm bằng gỗ hình chữ nhật được lót thêm vừng hoặc lạc. Khi bánh nguội, dóc khuôn lấy bánh ra và cắt thành những thanh nhỏ. Trên bàn thờ ngày xuân, những hộp bánh cáy được xếp bên cạnh bánh chưng, bánh dày…
16. Thịt trâu gác bếp
Trâu gác bếp là một trong những món ăn đặc sản của vùng núi Tây Bắc như Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình có nguồn gốc từ người dân tộc Thái đen. Công thức của món ăn này vô cùng phức tạp với nhiều nguyên liệu, đặc biệt nhất là hạt mắc khén. Thịt trâu dùng để gác bếp được lựa chọn kỹ lưỡng từ phần thịt thăn nạc hoặc bắp châu và không được có gân hoặc mỡ.
Nhờ hương vị thơm ngon và độc đáo mà món ăn này được rất nhiều du khách lựa chọn để mua về làm quà mặc dù mức giá của món này khá cao khoảng 700.000 đến 1.200.000 VNĐ/1kg nhưng vẫn luôn cháy hàng. Món ăn này có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong khoảng từ sáu tháng đến một năm nên bạn có thể lựa chọn món đặc sản này để tặng cho người thân.
17. Cơm lam Tây Bắc
Cơm lam là một trong những món ăn đặc sản của vùng núi Tây Bắc. Chỉ với nguyên liệu dễ tìm là gạo nếp nhưng khi được nấu trong ống tre hoặc ống nứa lại có hương vị vô cùng thơm ngon. Cơm lam sau khi chín sẽ có hương vị thơm mềm rất thích hợp để ăn kèm với thịt nướng hoặc chỉ cần chấm với muối mè cũng đã mang đến món ăn hấp dẫn.
Cơm lam ngon nhất khi ăn nóng vì lúc này cơm sẽ dẻo mềm và thơm hơn. Hiện nay có rất nhiều cách biến tấu đối với món cơm lam bạn có thể thêm vào gạo nếp một ít lá dứa, nếp cẩm, nghệ,… để cơm lam dậy mùi và độc đáo hơn.
18. Rượu cần Hòa Bình
Rượu cần là một trong những món đặc sản của tỉnh Hòa Bình được làm theo công thức đặc biệt của người Mường. Để có được một hủ rượu ngon thì nguyên liệu quan trọng nhất là men rượu. Men của rượu cần được ủ từ lá cây “trơ trẳng” cùng với các nguyên liệu khác như ớt, gừng, riềng, lá mít, lá ổi, lá mâm xôi và nhiều loại lá khác.
Cách uống rượu cần cũng vô cùng độc đáo và thể hiện được nét văn hóa của dân tộc Mường. Ống hút để uống rượu thường dài khoảng 80cm được cắm thẳng vào bình, sau đó mọi người chuyền tay nhau và lần lượt uống đến khi hết.
19. Bún chả Hà Nội
Nhắc đến các món đặc sản ở Hà Nội thì không thể nào thiếu được bún chả nổi tiếng đến mức không chỉ du khách trong nước mà còn cả du khách nước ngoài cũng vô cùng yêu thích. Nguyên liệu của món ăn này khá đơn giản chỉ với bún, thịt nướng và rau sống nhưng lại hấp dẫn rất nhiều thực khách.
Thịt nướng trong món bún chả có hai loại là chả viên và chả miếng. Chả viên thường là thịt bằm trộn với giò sống được nêm nếm vừa ăn, còn chả miếng là thịt ba chỉ được cắt mỏng và nướng vàng. Tất cả nguyên liệu khi kết hợp với nhau và ăn kèm nước mắm sẽ mang đến món ăn hấp dẫn.
20. Bún cá rô đồng Hà Nam
Bún cá rô đồng có lẽ là một món ăn không quá nổi tiếng với du khách nhưng lại được rất nhiều người dân Hà Nội yêu thích. Điều làm nên vị ngon của món ăn chính là hương vị thơm ngon, dai béo của cá rô đồng. Cá rô dùng để nấu món này đến từ Hà Nam – nơi vẫn còn rất nhiều cá rô đồng tự nhiên nên sẽ giúp tăng hương vị cho món ăn.
Bún để ăn kèm với cá rô đồng thường là sợi to và dài hơn so với các loại bún khác. Nước dùng của món ăn được ninh từ xương cá nên có vị ngọt thanh chua chua rất bắt miệng. Khi kết hợp với các loại rau sẽ mang đến hương vị hài hòa, đậm đà khó cưỡng.
21. Rượu mơ Yên Tử
Rượu mơ Yên Tử được ngâm bằng mơ Yên Tử cùng với rượu gạo nếp theo phương pháp và công thức truyền thống đặc biệt. Rượu mơ đạt chuẩn sẽ có màu vàng nhẹ, mùi thơm và vị ngọt dịu vô cùng dễ uống. Thêm vào đó, rượu mơ Yên tử còn có tác dụng trị các chứng bệnh như ho, viêm họng, làm giảm đau bụng và cầm tiêu chảy hiệu quả.
Rượu mơ đặc sản của Yên Tử có mức giá gia động từ 70.000 – 150.000 VNĐ/lít tùy vào chất lượng của rượu. Giá của rượu cũng phụ thuộc rát nhiều vào thiết kế của bình đựng rượu và thời gian ủ.
22. Xôi chả mực Quảng Ninh
Xôi chả mực Quảng Ninh là một trong những món đặc sản miền Bắc độc đáo. Vị xôi thơm mềm kết hợp với chả mực chiên dai giòn, ăn kèm với nước sốt mang đến một món ăn lạ miệng hấp dẫn thực khách.
Mực dùng làm chả là mực nang được đánh bắt tại vùng biển Quảng Ninh nên rất tươi ngon. Mực phải có thịt dày thì khi làm chả mới giữ được độ dai. Trước khi chiên mực sẽ được phết qua một lớp mật ong giúp làm tăng hương vị. Đây cũng là một món ăn lạ miệng mà bạn có thể nấu trong bữa cơm hằng ngày.
23. Lạp cá Mường Lò
Mọi người thường hay nhắc đến lạp xưởng nhưng lại ít ai biết đến món lạp cá Mường Lò là đặc sản của tỉnh Yên Bái. Cá dùng để làm lạp phải to và còn tươi sau đó được lắp lọc xương kỹ càng, loại bỏ ra và thái nhỏ. Gia vị được trộn với cá vô cùng phúc tạp với thính gạo rang, gừng tươi, mùi tàu, húng,…
Khác với lạp xưởng thì lạp cá ngon nhất khi dùng ngay, món ăn này không thể để lâu vì rất nhanh hư. Lạp cá có thể ăn kèm với cơm, xôi, bánh mì đều phù hợp. Nếu bạn có dịp đến với Yên Bái thì hãy thử thưởng thức món đặc sản này nhé.
24. Bánh gai Ninh Giang
Bánh gai là món ăn truyền thống lâu đời đã xuất hiện từ hơn 700 năm trước. Bánh gai Ninh Giang làm món đặc sản miền Bắc vô cùng nổi tiếng nhờ vào hương vị thơm ngon đặc trưng khiến thực khách nhớ mãi không quên. Để có thể làm ra được một mẻ bánh đạt chuẩn đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ trong từng giai đoạn.
Phần vỏ bánh là sự kết hợp của lá gai và gạo nếp. Lá gai sau khi ủ muối khoảng hai đến ba ngày sẽ được giã nát lọc lấy bột rồi trộn với nếp. Phần nhân bánh được làm từ hạt sen, mỗi một hạt sen đều phải ngấm đều mật và mềm thơm. Các công đoạn này thường kéo dài từ 3 – 4 ngày mới có được một mẻ bánh đạt chuẩn.
25. Sá sùng khô
Sá sùng khô là một trong những món đặc sản miền Bắc vô cùng độc đáo và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Trong đông y, sá sùng được sử dụng như một vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, giải độc, trị hen suyễn, mồ hôi trộm,… Món đặc sản này có giá không hề rẻ vì để có được 1kg sá sùng khô thì bạn cần 10 – 12kg sá sùng tươi và cách chế biến sá sùng cũng rất kỳ công.
Ngoài dùng để nấu thuốc, sá sùng khô còn được dùng để nấu phở, nấu cháo, ngâm rượu, nướng,… Cách bảo quản sá sùng khô cũng khá dễ dàng, bạn chỉ cần bỏ vào tủ lạnh và buộc kín khí là sẽ dùng được trong thời gian dài.
Với danh sách các đặc sản miền Bắc trên đây hy vọng giúp bạn hiểu hơn về ẩm thực miền Bắc. Nếu có dịp đi du lịch ra Bắc bạn nhất định phải thưởng thức ngay những món đặc sản trên để cảm nhận được hương vị chính gốc. Để hỗ trợ cho chuyến đi thú vị và trọn vẹn hơn bạn hãy nhanh tay tải app đặt phòng tại Go2Joy.