Lý thuyết và bài tập mệnh đề lớp 10

1. Mệnh đề và mệnh đề chứa biến

1.1. Định nghĩa mệnh đề lớp 10

Theo khái niệm cơ bản được đề cập trong bài giảng Toán mệnh đề lớp 10, mệnh đề được định nghĩa là một câu khẳng định có thể xác định được tính đúng hoặc sai. Hay có thể hiểu là, một mệnh đề trong toán học không thể vừa đúng vừa sai.

định nghĩa mệnh đề lớp 10

Dưới đây là một số ví dụ về mệnh đề để giúp các em học sinh hiểu rõ hơn:

Ví dụ:

  • “Số 165 chia hết cho 3” là một mệnh đề đúng.

  • “Thành phố Nha Trang là thủ đô của nước Việt Nam” là một mệnh đề có tính sai.

  • “Cô giáo của bạn tên là gì?” không phải là mệnh đề toán học theo định nghĩa mệnh đề lớp 10 do câu hỏi không có tính đúng hoặc sai.

1.2. Mệnh đề chứa biến

Mệnh đề chứa biến là một câu khẳng định mà trong đó tính đúng hoặc sai phụ thuộc vào một hay nhiều yếu tố biến đổi.

Mệnh đề lớp 10 chứa biến

Ví dụ minh hoạ về mệnh đề chứa biến:

“Xét tham số m là số tự nhiên không chia hết được cho 3”

  • Nếu gán m=3 thì mệnh đề trên sai.

  • Nếu gán m=5 thì mệnh đề trên đúng.

Tham Khảo Thêm:  Six Sigma là gì? Cẩm nang 6 sigma dành cho người mới tìm hiểu

2. Các dạng mệnh đề lớp 10 thường gặp

2.1. Dạng phủ định của mệnh đề lớp 10

2.1.1. Định nghĩa mệnh đề phủ định

Ký hiệu mệnh đề lớp 10 dạng phủ định

Phủ định của mệnh đề A là một mệnh đề có ký hiệu là A. Mệnh để A và A có những khẳng định trái ngược nhau như sau:

  • Nếu A đúng thì A sai.

  • Nếu A sai thì A đúng.

Không xảy ra trường hợp A và A cùng đúng hoặc cùng sai.

2.1.2. Ví dụ về mệnh đề phủ định

Dưới đây là 2 ví dụ về dạng phủ định của Toán mệnh đề lớp 10:

VD1: Cho mệnh đề A: “2 là số chính phương” => Mệnh đề phủ định của A: “2 không là số chính phương”

VD2: Cho mệnh đề B: “9 chia hết cho 5” => Mệnh đề phủ định của B: “9 không chia hết cho 5”

2.2. Mệnh đề kéo theo – Toán mệnh đề lớp 10

2.2.1. Định nghĩa và ký hiệu

Mệnh đề kéo theo là loại mệnh đề lớp 10 có dạng: “Nếu A thì B”, trong đó A và B là hai mệnh đề riêng biệt.

CPp9yqla6geukubpq2GLT6Nnc8Zz2QV4hAlIMHcKqFeGvtaTzsG_9blGePM3QKKkKs5TVcUBzUKPeoIk8tXlYgTxfy5KEyFztjyw_L4x3pvGBseYmcW9dEJf1YaTMoC3_tVJhlw-n5uIv7yal6Ix8cI

Mệnh đề kéo theo “Nếu A thì B” có ký hiệu là A=>B.

Mệnh đề kéo theo có tính đúng sai như sau:

Mệnh đề A=>B chỉ sai khi và chỉ khi A đúng và B sai.

Lưu ý, trong phần mệnh đề kéo theo học sinh cần nắm thêm kiến thức về phép kéo theo hai chiều. Phép kéo theo hai chiều được hiểu là mệnh đề P kéo theo mệnh đề Q và ngược lại của hai mệnh đề P và Q. Ký hiệu là PQ, đọc là “P nếu và chỉ nếu Q” hoặc “P khi và chỉ khi Q”. Mệnh đề kéo theo chỉ đúng khi P và Q có cùng chân trị.

Ví dụ về mệnh đề kéo theo 2 chiều như sau:

Tam giác ABC vuông tại A nếu và chỉ nếu $BC^{2}=AB^{2}+AC^{2}$ là một mệnh đề đúng bởi vì nếu tam giác ABC vuông tại A thì ta mới có thể rút ra đẳng thức $BC^{2}=AB^{2}+AC^{2}$ theo định lý Pi-ta-go.

2.2.2. Ví dụ về mệnh đề kéo theo

Dưới đây là ví dụ minh hoạ mệnh đề lớp 10 dạng mệnh đề kéo theo giúp các em học sinh dễ hiểu hơn:

Cho 2 mệnh đề A: “3 chia hết cho 2” và mệnh đề B:”4 là số chẵn”. Khi đó, A=>B được phát biểu là: “Nếu 3 chia hết cho 2 thì 4 là số chẵn”.

Tham Khảo Thêm:  Công Thức Tính Thể Tích Khối Trụ Tròn Xoay Và Bài Tập

Đây là một mệnh đề kéo theo đúng bởi A sai, B đúng (do mệnh đề A sai không ảnh hưởng đến tính đúng của mệnh đề B, nên mệnh đề kéo theo A=>B vẫn đúng).

2.3. Mệnh đề lớp 10 – mệnh đề đảo và hai mệnh đề tương đương

2.3.1. Định nghĩa mệnh đề đảo

Mệnh đề đảo là một dạng mệnh đề lớp 10 quan trọng mà các em học sinh cần nắm chắc. Mệnh đề “B=>A” chính là mệnh đề đảo của “A=>B”

2.3.2. P và Q là hai mệnh đề tương đương khi nào?

Mệnh đề tương đương xuất hiện khi $PRightarrow Q$ là một mệnh đề đúng và $QRightarrow P$ cũng là mệnh đề đúng. Khi đó ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương, ký hiệu là $PLeftrightarrow Q$, hay còn gọi là mệnh đề kéo theo hai chiều.

Mệnh đề lớp 10 dạng tương đương

2.3.3. Ví dụ về mệnh đề đảo – hai mệnh đề tương đương

Ví dụ về mệnh đề đảo:

Cho 2 mệnh đề A: “3 chia hết cho 2” và mệnh đề B:”4 là số chẵn”. Khi đó, $ARightarrow B$ được phát biểu là: “Nếu 3 chia hết cho 2 thì 4 là số chẵn”. Mệnh đề đảo của $ARightarrow B$ là mệnh đề $BRightarrow A$ phát biểu là: “Nếu 4 là số chẵn thì 3 chia hết cho 2”.

Đây là mệnh đề đảo sai bởi vì mệnh đề B đúng, mệnh đề A sai.

Ví dụ về mệnh đề tương đương:

Cho 2 mệnh đề A: “4 chia hết cho 2” và mệnh đề B: “4 là số chẵn”. Ta thấy mệnh đề A và B đều đúng, suy ra AB được phát biểu là: “4 chia hết cho 2 nếu và chỉ nếu 4 là số chẵn”

2.4. Mệnh đề lớp 10 có chứa ký hiệu ∀, ∃

2.4.1. Mệnh đề chứa ∀ (đọc là mọi)

Cho mệnh đề chứa biến A(x), trong đó x nhận giá trị từ tập xác định X bất kỳ.

Với x bất kỳ thuộc tập X, ta có A(x) là mệnh đề đúng, ký hiệu là $forall xin :A(x)$

Mệnh đề lớp 10 có chứa ∀

2.4.2. Mệnh đề chứa ∃ (đọc là tồn tại)

Cho mệnh đề chứa biến A(x), trong đó x nhận giá trị từ tập xác định X bất kỳ.

Có ít nhất 1 giá trị $xin X$ (tồn tại $xin X$) thoả mãn $A(x)$ là mệnh đề đúng, ký hiệu là $exists xin :A(x)$

Tham Khảo Thêm:  Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời, mục tiêu và vai trò thế nào?

Mệnh đề lớp 10 chứa ∃

Ví dụ: Cho mệnh đề A: “$forall xin mathbb{R}:x^3=8$” => A:”$exists xin mathbb{R}:x^3neq 8$”

3. Tổng hợp bài tập mệnh đề lớp 10

Để nắm chắc lý thuyết về các dạng mệnh đề lớp 10, các em học sinh cùng VUIHOC luyện tập với bộ câu hỏi dưới đây nhé!

Câu 1: Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề sai là:

Bài tập mệnh đề lớp 10 - câu 1

Câu 2: Đáp án nào sau đây là mệnh đề?

Bài tập mệnh đề lớp 10 - câu 2

Câu 3: Câu nào sau đây là một mệnh đề?

A. Liverpool là thủ đô của nước Anh.

B. Đà Lạt là thành phố xinh đẹp nhất Việt Nam.

C. Bordeaux là một thành phố xinh đẹp của nước Pháp.

D. Hai đáp án A và C.

Câu 4: Đáp án nào dưới đây là một mệnh đề?

Bài tập mệnh đề lớp 10 - câu 4

Câu 5: Tìm x để mệnh đề P(x): “x là số tự nhiên thoả mãn x2<25” đúng.

Bài tập mệnh đề lớp 10 - câu 5

Câu 6: Câu nào sau đây không phải là một mệnh đề?

A. Số 150 có phải là số lẻ hay không?

B. Số 40 là số chẵn.

C. 5 là số lẻ.

D. $xin R,x^3+1=0$

Câu 7: Xét mệnh đề P: $xin R:2x-3>0$. Mệnh đề phủ định của mệnh đề P là gì?

Bài tập mệnh đề lớp 10 - câu 7

Câu 8: Cho mệnh đề A: “xR:x2x24”. Mệnh đề dạng phủ định của A là:

Bài tập mệnh đề lớp 10 - câu 8

Câu 9: Trong các đáp án sau đây, có bao nhiêu câu là mệnh đề?

(I) Hãy mở cửa sổ ra!

(II) Số 19 chia hết cho 8.

(III) Số 17 là số nguyên tố.

(IV) Bạn có rảnh tối nay không?

A.1

B.2

C.3

D.4

Câu 10: Mệnh đề nào đúng trong các mệnh đề dưới đây?

Bài tập mệnh đề lớp 10 - câu 10

Đáp án:

1.B 2.A 3.D 4.D 5. C 6. A 7.C 8.B 9.B 10.C

Mệnh đề lớp 10 là vùng kiến thức rất quan trọng mà các em học sinh cần nắm vững. Bài viết trên đây đã tổng hợp cho các em đầy đủ lý thuyết và bài tập mệnh đề lớp 10, hy vọng rằng đây sẽ là nguồn tham khảo tốt để các em luôn vững kiến thức mệnh đề. Để ôn tập nhiều phần kiến thức Toán 10 hơn, các em hãy truy cập vuihoc.vn và đăng ký khoá học ngay từ hôm nay nhé!