Mâm ngũ quả Tết 2024: Ý nghĩa và cách sắp xếp chỉn chu, đẹp nhất hiện nay

Mâm ngũ quả ngày Tết là một trong những phong tục quan trọng của người Việt Nam. Tùy theo từng khu vực vùng miền, mâm ngũ quả sẽ được biến tấu với đa dạng các loại trái cây khác nhau. Hãy cùng bài viết tìm hiểu chi tiết hơn về ý nghĩa và cách sắp xếp mâm ngũ quả đẹp cho ngày Tết nhé.

1. Mâm ngũ quả ngày Tết là gì?

Mâm ngũ quả ngày Tết là khái niệm để chỉ một mâm hoa quả với 5 loại trái khác nhau thường được bày biện vào ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Mâm ngũ quả sẽ thường được chưng trên bàn thờ tổ tiên hoặc bàn lớn tiếp khách.

Các loại quả này thường có ý nghĩa thể hiện ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc đặc trưng của chúng. Khi bày biện mâm ngũ quả trong ngày Tết mang rất nhiều ý nghĩa tâm linh phong tục từ ngày xưa.

2. Nguồn gốc mâm ngũ quả là từ đâu?

Mâm ngũ quả ngày Tết là một nét văn hoá vô cùng đặc trưng và nổi bật trong dịp Tết Nguyên Đán. Mâm ngũ quả sẽ có 5 loại quả đặc trưng khác nhau với 5 màu sắc. Mỗi một loại trái sẽ có tên, màu sắc và hương vị mang một ý nghĩa khác nhau.

Tuỳ vào văn hoá đặc trưng của từng vùng miền, mâm ngũ quả sẽ thể hiện mong muốn một năm mới bình an, ấm no, sung túc của gia chủ. Mâm ngũ quả có thể nói nguồn gốc bắt nguồn từ lễ Vu Lan của Đạo Phật, được nhắc trong kinh Vu Lan Bồn với hình ảnh trái cây 5 màu. Kể từ đó đã xuất hiện mâm ngũ quả với 5 màu sắc và 5 loại hoa quả khác nhau.

Theo như quan niệm nhà phật thì 5 loại trái cây 5 màu sẽ tượng trưng cho ngũ căn là Tín – Lòng tin, Tấn – Kiên cường, Niệm – Ghi nhớ, Định – Tâm không loạn, Huệ – Sáng suốt. Đến ngày nay việc trưng bày trong ngày lễ Vu Lan và dịp Tết ta vẫn được mọi người lưu truyền, gìn giữ. Mâm ngũ quả được trưng bày để bày tỏ lòng biết ơn và mong muốn những điều may mắn sẽ đến với gia đình.

3. Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết 3 miền

Tuỳ vào phong tục, văn hoá, đặc sản của từng vùng miền, sẽ thể hiện sự mong muốn khao khát một năm bình an, sung túc với các loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết khác nhau. Hãy cùng bài viết tìm hiểu qua ý nghĩa của mâm ngũ quả 3 miền Bắc, Trung, Nam, dưới đây nhé.

3.1. Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Đối với người dân miền Bắc, thì mâm ngũ quả ngày Tết đẹp là phải đúng chuẩn đầy đủ các loại trái như chuối xanh, bưởi, phật thủ, hồng, sung, quất cảnh, ớt, dứa,…, Với đa dạng màu sắc rực rỡ nhưng vẫn phải hài hoà, đảm bảo theo ngũ hành.

  • Kim sẽ ứng với màu trắng.
  • Mộc là màu xanh lá.
  • Thuỷ là màu đen.
  • Hoả là màu đỏ.
  • Thổ là màu vàng.

Chuối trong mâm ngũ quả sẽ được bày trí ở dạng nải chuối xanh, tượng trưng cho sự quay quần, sung túc, đầm ấm. Bưởi sẽ có màu vàng, tượng trưng cho sự giàu sang, tài lộc và may mắn. Cũng sẽ có một số gia đình thay bưởi bằng quả phật thủ với tác dụng là giữ Thần, Gia Tiên, Phật lưu lại ở trong nhà lâu hơn, phù hộ cho gia chủ.

Tham Khảo Thêm:  Cách ướp thịt ba chỉ nướng nguyên miếng

Quả quất cảnh, quả hồng hay ớt đỏ là màu sắc tô điểm xung quanh mâm ngũ quả vì màu đỏ là màu rực rỡ, may mắn. Còn quả dứa có mùi thơm đặc trưng, thể hiện mong ước cho một năm mới an lành, nhiều phúc lộc. Người miền Bắc thường bày mâm ngũ quả theo cách truyền thống đặt nải chuối xanh ở dưới cùng để đỡ lấy các loại quả còn lại. Chính giữa sẽ bặt quả bưởi, phật thủ, mãng cầu và các loại quả khác như hồng, quýt, táo, ở các kẽ sẽ là ớt và quất.

3.2. Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

Ở miền Trung thường gặp phải nhiều thiên tai, bão lũ, quanh năm nên đất đai ít màu mỡ và ít trái cây hơn. Vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung thường rất đơn giản, không quá câu nệ về mặt hình thức, có gì cúng nấy, thành tâm mới là điều quan trọng. Các loại trái cây thường thấy trong mâm ngũ quả người miền Trung sẽ là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt,…

3.3. Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam

Còn đối với người miền Nam, mâm ngũ quả ngày Tết sẽ theo mong muốn Cầu sung vừa đủ xài, mong ước một năm đầy đủ, ấm no, sung túc. Tương ứng với 5 loại quả là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.

Ngoài ra, người miên Nam sẽ không thờ cúng một số loại trái cây có cách phát âm có ý nghĩa không tốt như là chuối nghĩa là chúi nhủi không làm ăn lên được. Trái lê với nghĩa là lê lết, đổ bể, trái cam nghĩa là cam chịu,… Cách trang trí mâm ngũ quả miền Nam thông dụng nhất là đặt quả đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước để đo hình dáng rồi với sắp xếp các loại trái khác lên.

4. Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong Phật Giáo

Mâm ngũ quả ngày Tết trong Phật Giáo sẽ có 5 màu sắc tượng trưng cho Ngũ thiện căn là tín, tấn, niệm căn, định căn và huệ căn. Vì vậy, các loại quả được chưng trên mâm ngũ quả vào ngày Tết sẽ mang ý nghĩa như sau:

  • Quả bưởi, dưa hấu sẽ mang ý nghĩa là căng tròn, tươi mát, hứa hẹn năm mới sẽ đủ đầy và may mắn.
  • Quả hồng, quýt mang màu cam rực rỡ, sẽ tượng trưng cho sự may mắn và thành đạt.
  • Trái lê là biểu hiện của sự ngọt ngào, ngụ ý mọi việc suôn sẻ, thuận lợi.
  • Trái lựu nhiều hạt mong muốn con cháu đầy đàn, vui cửa vui nhà.
  • Trái đào là biểu tượng của sự thăng tiến.
  • Mai là ngụ ý con gái là phải có chồng, hạnh phúc.
  • Trái táo với ý nghĩa là phú quý, vinh hoa.
  • Thanh long sẽ mang ý nghĩa là rồng mây gặp hội.
  • Quả trứng gà có hình trái đào thể hiện lộc trời ban xuống.
  • Trái dừa trong miền Nam sẽ phát âm tương tự là vừa có nghĩa là đủ đầy, không thiếu, không dư.
  • Đu đủ là thể hiện sự đủ đầy, ấm no, phồn thịnh.
  • Xoài sẽ phát âm tương tự với từ xài theo tiếng miền Tây, với mong muốn năm mới tiêu xài không thiếu thốn.

5. Cách chọn trái cây ngon để bày lên mâm ngũ quả Tết

Kế đến hãy cùng bài viết tìm hiểu qua một chút về cách chọn trái cây cho mâm ngũ quả ngày Tết dưới đây nhé.

  • Mâm ngũ quả ngày Tết thường sẽ được bắt đầu chưng vào ngày 29, 30 Tết. Vì vậy, trái cây cần được mua trước từ ngày 27, 28, vì Tết chỉ kéo dài trong 3 ngày chính là mùng 1, 2,3. Vì vậy bạn nên chọn các loại quả có độ chín vừa, không được chín quá và quả phải tươi để cúng. Chọn quả không được thâm hoặc bị dập nhất là chuối và mãng cầu sẽ làm cho mâm ngũ quả không được đẹp và thiếu cứng cáp.
  • Đối với dưa hấu, bạn nên chọn những trái căng tròn, không bị trầy xước quá nhiều, còn các loại quả khác thì nên tươi, xanh, có cuốn lá sẽ càng đẹp.
  • Lưu ý quan trọng nếu có rửa trái cây thì bạn nên để ráo nước, dùng khăn giấy lau hoặc để tự nhiên rồi hãy chưng để tránh bị ẩm ướt mau hư. Đặc biệt sẽ có các loại quả khi dính nước sẽ có tốc độ chính cực kỳ nhanh như mãng cầu thì không nên rửa.
Tham Khảo Thêm:  Danh sách 20 món xào ngon cho bữa cơm thêm hấp dẫn

6. Cách bày và trang trí mâm ngũ quả ngày Tết đẹp nhất

Tiếp theo, hãy cùng bài viết tham khảo qua một số cách bài trí mâm ngũ quả ngày Tết dưới đây nhé.

6.1. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết 1

Cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết đầu tiên sẽ cần các nguyên liệu như sau:

  • 2 trái xoài.
  • 2 trái dưa hấu.
  • 1 quả bưởi.
  • 1 trái dứa (khóm, thơm).
  • 1 chùm nho.
  • Cam, táo, lê mỗi loại 1 quả.
  • 3 cái ly.

Các bước trang trí như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy xếp 3 chiếc cốc vào giữa mâm > đặt quả dưới lên trên miện cố ở giữa và 2 bên là 2 quả xoài.

Bước 2: Kế đến bạn hãy đặt quả bưởi ở giữa 3 cái cốc > sau đó xếp lần lựa các loại trái cây như cam, táo, lê, ở xung quanh mâm để cố định vị trí cho 3 chiếc cốc.

Bước 3: Tầng 2 bạn sẽ xếp thêm một vài quả cam và đặt chùm nho lên phía trên quả bưởi. Để mâm ngũ quả lung linh hơn bạn có thể quấn thêm dây đèn.

6.2. Cách chưng mâm ngũ quả ngày Tết 2

Cách chưng mâm ngũ quả ngày Tết 2 với các nguyên liệu như sau:

  • 14 trái quýt.
  • 1 trái dưa hấu.
  • Lê, táo mỗi thứ 1 một quả.
  • 1 quả phật thủ.
  • 4 trái xoài.
  • 1 trái vú sữa.
  • 10 trái ớt.
  • Quất số lượng tùy thích.

Các bước bày mâm ngũ quả như sau:

Bước 1: Đầu tiên bạn cần đặt quả dưa hấu vào giữa đĩa > xếp đầy quýt ở thành đĩa.

Bước 2: Để quả dưa hấu có thể giữ vững bạn đặt ở cạnh bên là 1 quả phân thủ và 1 quả lên phía trước sẽ là xoài và quýt.

Bước 3: Đặt thêm vào bên cạnh quả dưa hấu một trái táo và vú sữa ngay phía trên mặt > rồi thêm xung quanh những quả quýt và ớt vào khoảng trống là hoàn thành.

6.3. Bày mâm ngũ quả Tết 3

Các nguyên liệu cần có cho cách bày mâm ngũ quả ngày Tết thứ 3 như sau:

  • 1 nải chuối xanh.
  • Mãng cầu 1 trái.
  • Táo 2 trái, lê 1 trái.
  • 10 trái quýt.
  • Vú sữa 2 trái.
  • Phận thủ 1 trái.
  • 1 quả thanh long.
  • 2 trái xoài.
  • Ớt quýt tuỳ ý trang trí thêm.

Các bước trang trí như sau:

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy đặt nải chuối vào chính giữa đĩa > sau đó phía dưới nải chuối hãy đặt thêm 1 quả xoài, 2 quả vú sữa, kèm theo 2 quả táo đối xứng ở hai bên mặt trước.

Bước 2: Kế bên nải chuối, thì hãy đặt mỗi bên 2 quả quýt rồi xếp chồng lên nhau > mặt sau thì hãy đặt quả thanh long lên giữ nải chuối, xung quanh hãy thêm xoài và phận thủ, quả lê và trang trí thêm quýt phía dưới để vững hơn.

Bước 3: Cuối cùng là đặt quả mãng cầu xung quanh thành đĩa cùng các quả ớt và quất tại các khe hở sao cho đẹp mắt.

7. Các lưu ý bạn cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

Kế đến hãy cùng bài viết tìm hiểu qua một số lưu ý cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết dưới đây nhé.

7.1. Hiểu nhầm ý nghĩa của mâm ngũ quả và các quả bên trong

Mâm ngũ quả sẽ mang ý nghĩa theo thuyết Ngũ hành, vì thế khi trang trí bạn buộc phải làm theo các quy tắc nhất định và tránh phạm lỗi như chọn các loại trái cây không có ý nghĩa hoặc không có đủ 5 loại quả 5 màu.

Bạn có thể tham khảo qua một số loại quả theo Ngũ hành như sau:

  • Kim tương ứng với màu trắng có thể chọn quả lê trắng, dưa lê trắng,…
  • Mộc tương ứng màu xanh lá có thể chọn dưa hấu, chuối xanh, đu đủ xanh, mãng cầu xanh, trái dừa, trái sung, trái bưởi,….
  • Thuỷ ứng với màu đen có thể chọn nho đen, vú sữa tím hay các loại quả có màu tối sẫm.
  • Hỏa ứng với màu đỏ có thể chọn các loại táo đỏ, trái hồng, thanh long, dừa lửa,…
  • Thổ ứng với màu vàng có thể chọn cam, quýt, dưa hấu vàng, dưa lê, xoài, phật thủ,…
Tham Khảo Thêm:  Học lỏm cách chế biến thịt sóc thơm ngon, hấp dẫn như nhà hàng

7.2. Rửa sạch quả để chưng

Thông thường trước khi chưng mâm ngũ quả nhiều người sẽ muốn các loại trái cây sạch loáng, nên thường sẽ mang trái cây đi rửa. Nên lưu ý hãy để các loại quả thật khô ráo hoặc dùng khăn ướt lau sạch rồi hãy chưng mâm ngũ quả. Bạn có thể phết thêm một lớp dầu ăn mỏng để tạo thêm lớp vỏ bóng loáng.

7.3. Số lượng quả bị sai

Các loại quả chưng mâm ngũ quả ngày Tết hiện nay ngày càng đa dạng, bạn sẽ không thể trưng bày hết lên mâm được hãy chọn lọc số lượng đúng và vừa đủ thôi nhé. Bạn cần lưu ý mâm ngũ quả chỉ trưng bày các loại hoa quả chứ không đặt thêm hoa hay bất kỳ một thực phẩm nào khác lên mâm.

7.4. Chọn nhầm kích thước và ngoại hình của quả

Đối với việc sử dụng nải chuối xanh chưng mâm ngũ quả, thì bạn cần phân bổ đều các loại quả và hướng lên trên như bàn tay xòe ra để nâng đỡ, hứng lộc. Khi chọn quả thì bạn nên chọn các loại quả to tròn, đều nhau, da quả trơn không bị trầy xước. Kích thước vừa phải, phù hợp với tổng thể, không nên chọn quá to làm cho mâm ngũ quả không được cân bằng hài hoà.

7.5. Chọn quả chín để bày trên mâm

Khi lựa chọn trái cây mâm ngũ quả ngày Tết bạn nên chọn các loại quả xanh một chút. Bình thường khi thấy các loại trái chín có mùi thơm, màu đẹp mắt bạn thường mua chúng về để chưng Tết. Nhưng đây là một lựa chọn khá sai lầm, vì các loại quả này đã chín và chúng sẽ hư rất nhanh. Vì vậy bạn nên chọn những quả hơi xanh, chưa chín để có thể chưng Tết được lâu hơn.

8. Tổng hợp hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết đẹp và độc đáo nhất

Hãy cùng bài viết tham khảo qua một số hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết đẹp và độc lạ dưới đây nhé.

9. So sánh mâm ngũ quả ngày Tết của 3 miền với nhau

Cuối cùng, hãy cùng nhau so sánh mâm ngũ quả ngày Tết 3 miền Bắc, Trung, Nam với nhau xem có những điểm gì giống và khác nhau không dưới đây nhé.

9.1. Giống nhau

Việc bày biện một mâm ngũ quả ngày Tết đẹp mắt luôn là đặc trưng ngày Tết của người Việt từ xưa đến nay. Dù là ở miền nào thì đều mang chung một ý nghĩa là thể hiện sự tôn kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, mong cầu những điều tốt đẹp đến với gia đình, ông bà, tổ tiên.

9.2. Khác nhau

Một số điểm khác đặc trưng trên mâm ngũ quả ngày Tết của 3 miền Bắc, Trung, Nam như:

10. Tổng kết

Bài viết Mâm ngũ quả ngày Tết: Ý nghĩa, cách xếp và sai lầm cần tránh. Đã cập nhật những thông tin chi tiết nhất từ ý nghĩa đến cách trình bày mâm ngũ quả ngày Tết. Mong rằng những thông tin bài viết cung cấp sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa, cũng như cách để chưng được một mâm ngũ quả đẹp mắt vào ngày Tết nhé.

Hãy theo dõi trang Dchannel của Di Động Việt, để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay với đa dạng chủ đề mới mỗi ngày nhé.

Hãy ghé qua hệ thống cửa hàng Di Động Việt để trải nghiệm trực tiếp những sản phẩm công nghệ tuyệt vời. Chúng tôi không chỉ tư vấn cho khách hàng chi tiết về sản phẩm mà còn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp thắc mắc giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm chất lượng phù hợp nhất với mình ở với mức giá phải chăng, hấp dẫn. Đến với Di Động Việt quý khách hàng sẽ được “CHUYỂN GIAO GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI” kèm theo nhiều ưu đãi đặc biệt khác.

Xem thêm:

  • Tổng hợp 60+ hình ảnh Tết 2024 đẹp, ý nghĩa nhất để đón không khí xuân sang rộn ràng
  • Tổng hợp 60+ lời chúc Tết 2024 độc đáo và hay nhất dành tặng cho người yêu, gia đình, bạn bè, thầy cô,…
  • Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2024 (Âm lịch) chính thức: Học sinh – sinh viên – công chức – nguời lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?
  • 100+ Hình nền tết 2024 cute – đẹp mà độc lạ hot nhất cho bạn chất lượng Full HD

Di Động Việt

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP