Ngành truyền thông nói riêng và ngành truyền thông báo chí nói chung luôn thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ bởi môi trường hấp dẫn, năng động, sáng tạo và nhiều thử thách mới mẻ và có mức thu nhập tương đối ổn định.
Vậy ngành truyền thông báo chí là gì và có những cơ hội nào dành cho các bạn?
Ngành truyền thông báo chí là gì?
Đây là một ngành nghề rất rộng và báo chí chỉ là một mảng nhỏ trong lĩnh vực truyền thông. Báo chí sẽ đưa thông tin đến người đọc và giúp họ tiếp cận dễ dàng hơn về các vấn đề, sự kiện đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày thông qua câu từ, hình ảnh được xuất bản định kỳ và phát hành thường xuyên thông qua nhiều hình thức như báo in, báo hình, báo điện tử hay báo nói.
Ngành báo chí truyền thông là ngành khoa học xã hội, sẽ chịu trách nhiệm lấy tin tức và đưa chúng đến với mọi người.
Tuy nhiên, ngành này rất nhiều lĩnh vực, không phải bất kì ai học cũng sẽ theo đuổi nghề vì ngành truyền thông còn làm nhiều nhiệm vụ khác nhau như sản xuất chương trình, truyền tải các thông điệp đến với mọi người.
Học báo chí truyền thông bạn sẽ được đào tạo các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có trong lĩnh vực báo chí khi tác nghiệp ngành nghề này.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục đại học và cơ sở nghiêm cứu chú trọng hơn trong việc giảng dạy và truyền đạt kỹ năng nghiên cứu truyền thông báo chí cho các bạn sinh viên của ngành nghề này.
Đọc thêm: Ngành Giáo Dục Học Ra Làm Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Ngành Giáo Dục Học
Báo trí và truyền thông đào tạo những gì?
Báo chí truyền thông sẽ được đào tạo và học những kiến thức như thế nào luôn là câu hỏi của nhiều bạn trẻ khi lựa chọn ngành nghề để theo học. Ngành truyền thông và báo chí sẽ học 3 khối chính và mỗi khối có những môn bổ trợ khác nhau. 3 khối bao gồm khối đại cương, khối kiến thức cơ sỏ ngành và khối chuyên ngành.
Khối đại cương gồm các môn:
- Logic học đại học
- Kinh tế học Đại cương.
- Lịch sử văn minh thế giới
- Pháp luật đại cương
- Triết học Mác Lê Nin
- v,v.
Khối kiến thức cơ sở ngành gồm các môn:
- Pháp luật và đạo đức báo chí
- Báo chí truyền thông đại cương
- Tâm lý học giao tiếp
- Khoa học quản lý đại cương
- v,v.
Khối kiến thức chuyên ngành gồm:
- Kỹ năng viết báo điện tử
- Kỹ năng viết cho phát thanh, truyền hình
- Sản xuất ấn phẩm báo chí
- Kỹ năng viết báo in
- Ảnh báo chí
Tố chất cần có để học tốt báo chí truyền thông
Ngành truyền thông báo chí không phải là ngành nghề quá dễ mà bất kì ai cũng có thể làm được. Sẽ có những yêu cầu nhất định và các tiêu chí cần được đáp ứng để có thể làm trong ngành truyền thông báo chí.
- Người làm truyền thông báo chí cần có khả năng ăn nói linh hoạt, tâm lý thoải mái để có thể hoàn thành tốt các công việc sẽ diễn ra trước đám đông. Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt và biết cách gắn kết mọi người là vô cùng cần thiết.
- Những công việc như biên tập viên, phát thanh viên hay MC cũng sẽ có các tiêu chí như giọng nói truyền cảm, viết lách sáng tạo hay ngoại hình ổn.
- Ngành truyền thông báo chí sẽ cần có mức học vấn tốt nghiệp đại học và lối tư duy lý luận sắc bén, hiểu biết về cuộc sống xã hội quanh mình.
- Hiểu tâm lý đối tượng mình muốn hướng đến và dùng các kỹ năng chuyên môn tốt để các tạo ra các chương trình một cách thành công nhất.
- Một yếu tố cần có khác là kỹ năng xử lý vấn đề và các tình huống bất ngờ trong quá trình làm việc và sản xuất các chương trình.
Đọc thêm: Ngành Đông Phương Học Là Gì? Ngành Đông Phương Học Ra Làm Gì?
Cơ hội việc làm ngành báo chí truyền thông có hứa hẹn?
Khi tốt nghiệp ngành truyền thông báo chí bạn sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc tại các vị trí công tác khác nhau. Bên cạnh cơ hội làm việc lớn, lương ngành truyền thông vô cùng ổn định. Mức lương ngành báo chí truyền thông sẽ dựa trên kinh nghiệm và địa điểm làm việc của mỗi người.
Với kinh nghiệm làm việc từ 1-3 năm, bạn sẽ có mức lương dao động từ 7.000.000-10.000.000 VNĐ/tháng tuỳ vào từng vị trí.
Những người có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên kết hợp với các kỹ năng và kiến thức sẵn có, nhân viên ngành truyền thông báo chí sẽ nhận được mức lương từ 15.000.000-20.000.000 VNĐ/tháng.
Với địa điểm làm việc, làm việc tại các cơ quan nhà nước như đài truyền hình lớn hay toà soạn lâu năm, mức lương của bạn sẽ khá cao. Tuy nhiên, đối với các cơ quan trung bình, mức lương sẽ nằm ở mức trung bình từ khoảng 7.000.000-11.000.000 VNĐ/tháng.
Học ngành truyền thông báo chí ra trường làm gì?
Các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm tại các vị trí như:
- Chuyên viên Quan hệ công chúng.
- Nhân viên truyền thông.
- Phóng viên.
- Biên tập viên.
- Bình luận viên.
- Người dẫn chương trình (MC).
- Thu thập tin tức, phân tích sự kiện.
- Đạo diễn truyền hình.
- Quay phim.
- Giảng dạy, nghiên cứu báo chí.
- Chuyên viên Quảng cáo, Marketing.
- Nhà bảo trợ truyền thông
Các đơn vị tuyển dụng mà sinh viên có thể xin việc như các cơ quan báo chí, các toà soạn báo in và báo mạng. đài phát thanh hay truyền hình tại trung ương và địa phương.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể tuyển dụng tại Cục Báo chí các Sở Văn hoá- Thông tin thành phố, các viện nghiên cứu báo chí, truyền thông hay các tổ chức trong và ngoài nước, v.v.
Đọc thêm: Phóng Viên Ảnh Làm Công Việc Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Của Phóng Viên Ảnh
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã nắm rõ các thông tin cần thiết của ngành truyền thông báo chí. Ngành truyền thông và báo chí là ngành áp lực lớn với nhiều yêu cầu cao. Để có thể phát triển bản thân trong ngành nghề này bạn sẽ luôn cần trau dồi kiến thức và các kỹ năng cần thiết cũng như nâng cao khả năng viết lách của bản thân mình.
Theo dõi Glints để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!