Thương mại quốc tế phát triển, hợp tác kinh doanh được tiến hành trên quy mô toàn cầu, ngành xuất nhập khẩu và logistics cũng vì thế mà tăng trưởng rất nhanh. Nhân viên logistic cũng có thể được hiểu là người hỗ trợ hậu cần, làm việc trong các doanh nghiệp logistics, xuất nhập khẩu, trung tâm vận chuyển và kho hàng, xử lý các công việc liên quan đến vận chuyển hàng hóa. Đây là một công việc có thu nhập ban đầu không quá lý tưởng nhưng lại tăng lương nhanh với mức lương đáng mơ ước.
MỤC LỤC: I. Lương của nhân viên logistics là bao nhiêu? II. Một số vai trò công việc khác trong ngành logistics III. Khi nào thì nhân viên logistics được tăng lương?
Thu nhập của nhân viên logistics bao nhiêu 1 tháng?
I. Lương của nhân viên logistics là bao nhiêu?
Mức lương trung bình của nhân viên logistic là từ 6 – 8 triệu/tháng, có thể khởi điểm khoảng 4 – 5 triệu/tháng và cao nhất là 15 – 20 triệu/tháng cho những người có năng lực và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Mức lương ban đầu của nhân viên logistic chỉ tương tự với các vai trò khác, không quá ấn tượng. Tuy vậy, ưu điểm của công việc này là có thể chấp nhận nhân sự ở các chuyên ngành khác chuyển sang, nghĩa là cho dù bạn không được đào tạo chính quy thì vẫn có thể tìm việc làm nhân viên logistics và kiếm tiền, thăng tiến. Mức lương 6 – 8 triệu dành cho những người học trái ngành, có khoảng 1 năm kinh nghiệm là khá cao. Có những vị trí việc làm nhân viên logistics khác nhau với mức thu nhập cũng khác nhau, cụ thể là:
- Nhân viên logistics: Lương trung bình 6 – 8 triệu/tháng.
- Nhân viên kinh doanh/sales logistics: Thu nhập sẽ gồm lương và doanh số, có thể lên tới 10 triệu trở lên dù có ít kinh nghiệm hay chỉ vừa ra trường.
- Nhân viên hiện trường logistics: Lương trung bình từ 6 triệu trở lên tùy vào khối lượng công việc.
- Nhân viên telesale logistics: Lương trung bình khoảng 5 – 7 triệu/tháng.
Mỗi vị trí việc làm nhân viên logistics sẽ có những nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn chuyên về lo giấy tờ hải quan hay thủ tục tại cảng, kho bãi, làm việc với bên vận chuyển, v.v. Mức lương cũng vì thế mà khác nhau nhưng nhìn chung là khá lý tưởng, nhất là khi bạn có nhiều cơ hội để tăng lương và thăng chức.
Đọc thêm: Ngành Logistics – Hiểu như thế nào cho đúng? Liệu có thực sự hot?
II. Một số vai trò công việc khác trong ngành logistics
Ngoài các vị trí việc làm nhân viên logistics, ngành này còn có nhiều vai trò công việc liên quan khác như:
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu và logistics.
- Nhân viên chứng từ.
- Nhân viên hải quan.
- Nhân viên kho bãi, cung ứng.
- Forwarder (Nhân viên giao/nhận vận tải).
- Nhân viên thu mua.
- Nhân viên thanh toán quốc tế, v.v.
Các vai trò kể trên đều có những yêu cầu khác nhau với trình độ của ứng viên và mức lương cao thấp khác nhau. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu và logistic thường tuyển những người học các chuyên ngành phù hợp, có mức lương trung bình trên 10 triệu/tháng, trong khi Nhân viên thu mua sẽ tuyển ứng viên có trình độ ngoại ngữ, lương trung bình cũng khoảng 9 – 12 triệu còn Nhân viên kho bãi thì không yêu cầu bằng cấp chuyên nghiệp, đổi lại cần người có sức khỏe và kỹ năng, lương cũng thấp hơn – thường là 5 – 7 triệu/tháng.
Đọc thêm: Sales Logistics là gì? Yêu cầu công việc
Mỗi vị trí việc làm nhân viên logistics sẽ có thu nhập khác nhau
III. Khi nào thì nhân viên logistics được tăng lương?
Công việc nhân viên logistics có những ưu điểm lớn nhất là nhiều cơ hội việc làm, nhanh tăng lương và lương của các vị trí quản lý thì cực kỳ cao. Nhân viên logistics có thể tăng lương chỉ sau 1 – 2 năm làm việc với mỗi lần tăng khoảng 2 – 3 triệu trở lên. Sau 4 – 6 năm làm việc, tùy vào năng lực mà bạn có thể được thăng chức làm quản lý với mức lương đáng mơ ước:
- Giám sát: Thu nhập của những người đảm nhiệm vai trò giám sát logistics trung bình từ khoảng từ 20 – 30 triệu/tháng.
- Quản lý logistics/Trưởng phòng logistics: Ở các vai trò này, mức lương bạn nhận được sẽ dao động từ 20 – 100 triệu/tháng, tùy vào quy mô công ty bạn làm việc và hiệu suất công việc, tình hình kinh doanh của bộ phận.
- Giám đốc logistics: Đây là vị trí chỉ có ở những công ty và tập đoàn lớn vì ở những nơi nhỏ hơn thì chỉ cần Trưởng phòng để quản lý bộ phận hậu cần. Giám đốc logistics là người chịu trách nhiệm tổng thể cho cả công ty logistics và mức lương của bạn sẽ từ 100 – 150 triệu/tháng.
- Giám đốc chuỗi cung ứng: Là người phụ trách đưa một sản phẩm, loại hàng hóa ra thị trường (có thể là từ quốc tế vào Việt Nam và ngược lại), Giám đốc chuỗi cung ứng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong ngành logistics và xuất nhập khẩu. So sánh với tất cả các vai trò công việc khác trong ngành này thì lương của Giám đốc chuỗi cung ứng là cao nhất, có thể đạt tới mức gần 200 triệu/tháng.
Như vậy, để trả lời cho câu hỏi rằng lương của nhân viên logistics có cao hơn, chúng ta không chỉ nhìn vào mức lương hiện tại của một vị trí cơ bản mà còn tính toán đến cả khả năng tăng lương và triển vọng nghề nghiệp. Nhân viên logistics có mức lương ổn ở mức độ đầu vào và gần như không bị giới hạn khả năng kiếm tiền sau này, khi đã quen với công việc, thị trường và nhất là khi thăng chức. Một lưu ý khác dành cho những ai muốn làm nhân viên logistics là trong vai trò này, trình độ, kiến thức nền tảng quan trọng nhưng không phải là tất cả. Các kinh nghiệm làm việc thực tiễn thường được coi trọng hơn. Dù bạn làm trong các vai trò khác mà muốn chuyển sang nhân viên logistics thì hãy tìm cách chứng minh mình có các kỹ năng chuyển đổi, đặc biệt là khả năng đa tác vụ và kỹ năng giải quyết vấn đề. Có nhiều động lực để theo đuổi nghề nhân viên logistics, trong đó mức lương và cơ hội thăng chức, tăng lương là một trong những động lực lớn nhất dành cho bạn. Không bao giờ là quá muộn để bạn bắt đầu sự nghiệp trong một ngành nghề năng động, nhiều tiềm năng như logistics.