Loại Cây Ưa Nhiệt Thường Phân Bố Ở Vùng Nào? Điều này sẽ được Hocvn giải đáp trong bài viết sau. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Câu Hỏi: Loại Cây Ưa Nhiệt Thường Phân Bố Ở Vùng Nào?
- A.Các vùng ôn đới và gần cực
- B.Các vĩ độ cao và các vùng núi cao
- C.Các vĩ độ thấp và các vùng ôn đới
- D.Các vùng quanh cực Bắc và Nam
Đáp án đúng B.
Loại cây ưa lạnh chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao, mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định nơi có nhiệt độ thích hợp sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn, nước và độ ẩm không khí là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.
Kiến Thức Liên Quan – Loại Cây Ưa Nhiệt Thường Phân Bố Ở Vùng Nào?
Sinh vật là gì?
Trong sinh học và sinh thái học, sinh vật (organism), dạng sống (lifeform) hay dạng sinh học (biological form) là một thực thể bất kỳ thể hiện đầy đủ (exhibit) các biểu hiện của sự sống. Các sinh vật được phân loại theo đơn vị phân loại thành các nhóm xác định như sinh vật đa bào (multicellular organism), động vật, thực vật và nấm (fungi); hoặc các sinh vật đơn bào (unicellular organism) như sinh vật nguyên sinh (protist), vi khuẩn (bacteria) và vi khuẩn cổ (archaea).
Tất cả các loại sinh vật đều có khả năng đặc trưng như trao đổi chất (metabolism), cân bằng nội môi (homeostasis), sinh trưởng phát triển (developmental biology), sinh sản (reproduction) và một số mức độ phản ứng (response) đối với các kích thích sinh lý (stimulus) bên ngoài. Tuy nhiên, không phải mọi sinh vật đều mang đầy đủ các đặc trưng trên.
Nhiều sinh vật không có khả năng tự chuyển động và phản ứng trực tiếp đối với môi trường hoặc không có khả năng tự sinh sản. Con người là động vật đa bào gồm hàng nghìn tỷ (trillions) tế bào biệt hóa (cellular differentiation) trong quá trình sinh học phát triển thành các mô và cơ quan sinh học chuyên biệt.
Một sinh vật có thể là một sinh vật nhân sơ (prokaryote) hoặc một sinh vật nhân thực (eukaryote). Các sinh vật nhân sơ được đại diện bởi hai vực riêng biệt (trong hệ thống ba vực – Three-domain system) đó là vực vi khuẩn và vực cổ khuẩn. Sinh vật nhân chuẩn được đặc trưng bởi sự hiện diện của nhân tế bào bị ràng buộc gắn với màng tế bào (membrane-bound) và có thêm các ngăn liên kết màng được gọi là các bào quan (organelle) chẳng hạn như ty thể (mitochondria) ở động vật và thực vật hay lạp thể (plastid) trong thực vật và tảo, tất cả thường được coi là có nguồn gốc từ thuyết nội cộng sinh (symbiogenesis, endosymbiotic) vi khuẩn.
Ước tính số lượng loài hiện tại của Trái Đất dao động từ 10 triệu đến 14 triệu, trong đó chỉ có khoảng 1,2 triệu đã được ghi nhận. Hơn 99% tất cả các loài, chiếm hơn 5 tỷ loài, đã từng sống được ước tính là tuyệt chủng. Trong năm 2016, một bộ 355 gen từ tổ tiên chung phổ biến cuối cùng của tất cả các sinh vật đã được xác định.
Thế nào là môi trường sống của sinh vật?
Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Tùy thuộc vào loài mà chúng có thể thích nghi với môi trường sống khác nhau. Ví dụ một số môi trường sống của sinh vật như con chim sống trên cao, cá sống trong nước, giun sống dưới lòng đất. Thậm chí loài sinh vật này còn là nơi sinh sống của các loài sinh vật khác như nấm ký sinh sống trong thân và lá cây, ruột là nơi trú ngụ của các loài giun sán.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật
Khí hậu:
- Ánh sáng: ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và năng lượng cùng nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể sống.
- Nhiệt độ: mỗi loài thích nghỉ với một giới hạn nhiệt nhất định, quyết định đến sự phân bố các loài.
- Những loài chịu lạnh (phân bố ở hàn đới, ôn đới).
- Những loài chịu nóng (phân bố ở vùng nhiệt đới).
- Nước và độ ẩm không khí: nơi có nước và độ ẩm thuận lợi thì sinh vật rất phát triển, nhu cầu về nước và độ ẩm không khí của các loài sinh vật không giống nhau, có loài ưa ẩm nhưng cũng có loài ưa khô.
Đất
- Là môi trường sống, là nguồn dinh dưỡng phong phú cho nhiều loài sinh vật.
- Vừa là giá thể cho cây, vừa cung cấp nước, chất khoáng, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
- Độ phì của đất có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
Địa hình:
- Độ cao: Càng lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thảm thực vật thay đổi.
- Hướng sườn và độ dốc: Hướng sườn và độ dộc khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.
Sinh vật:
- Các sinh vật cùng sống trong môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện qua chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nơi cư trú.
- Nơi nào thảm thực vật phong phú thì có nhiều loài động vật phong phú sinh sống và ngược lại.
Con người: ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất.
- Tích cực: tạo giống mới làm đa dạng thêm các loài sinh vật, mở rộng phạm vi phân bố của các loài.
- Tiêu cực: Khai thác không hợp lí làm giảm sự đa dạng sinh học, nhiều loại có nguy cơ tuyệt chủng.
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật
Trong quá trình tìm kiếm thức ăn và nơi ở, các sinh vật trong một quần xã sinh vật đôi khi có mối quan hệ tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Nó có thể là một mối quan hệ hỗ trợ hoặc một mối quan hệ đối đầu.
Các mối quan hệ hỗ trợ sẽ bao gồm cộng sinh nghĩa là hợp tác chặt chẽ giữa hai hoặc nhiều loài để bổ sung cho nhau và cùng có lợi, quan hệ hợp tác giữa hai hoặc nhiều loài trong đó tất cả các loài tham gia đều có lợi, quan hê hội sinh giữa hai loài nghĩa là một trong cái nào có lợi còn cái kia không có lợi cũng không có hại.
Các đối kháng bao gồm cạnh tranh, ký sinh trùng, ức chế sự lây nhiễm, hoặc một sinh vật ăn thịt sinh vật khác. Trong quan hệ đối địch, loài được lợi sẽ chiếm ưu thế và có cơ hội phát triển. Thay vào đó, các loài bị ảnh hưởng sẽ dễ bị tổn thương và dần dần suy thoái và bị loại bỏ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp cả hai loài ít nhiều đều bị đào thải.
Hi vọng qua bài viết trên bạn đã biết được Loại Cây Ưa Nhiệt Thường Phân Bố Ở Vùng Nào? Hocvn chúc bạn học tập tốt!