Công Nghệ Thông Tin Gồm Những Chuyên Ngành Nào?

Là một trong những xu hướng phát triển quan trọng của toàn thế giới, lĩnh vực Công nghệ thông tin hiện đang là ngành học được ưa chuộng và cũng có nhu cầu nhân lực rất cao.

Cùng Glints Việt Nam tìm hiểu chi tiết công nghệ thông tin gồm những ngành nào để có thể nhanh chóng lựa chọn hành trình học tập phù hợp dành cho riêng mình!

Khái quát về ngành Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin còn được biết đến với tên gọi tiếng Anh là Information Technology, hay IT.

Công nghệ thông tin là một trong những ngành thiên về khoa học kỹ thuật, trong đó sử dụng máy tính, phần mềm máy tính kết hợp cùng hệ thống mạng internet để thực hiện các nhiệm vụ về lưu trữ, thu thập, xử lý, bảo vệ, trao đổi, sử dụng và khai thác các thông tin, dữ liệu.

Đồng thời, công nghệ thông tin sử dụng linh hoạt các kỹ thuật với mục tiêu khai thác dữ liệu, tài nguyên thông tin khổng lồ để phục vụ cho mục tiêu vận hành các quy trình trong doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, kết nối/quản lý khách hàng, v.v.

Trong một bức tranh tổng quan về công nghệ thông tin, đây là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn. Các nhánh nhỏ của công nghệ thông tin cũng ẩn chứa nhiều điểm đặc biệt khiến cho các chuyên ngành của công nghệ thông tin luôn nhận được sự quan tâm của nguồn nhân lực hiện nay.

Đọc thêm: Ngành Công Nghệ Thông Tin Học Trường Nào Là Phù Hợp Nhất?

Công nghệ thông tin có những chuyên ngành nào?

Công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm là một trong những lĩnh vực quan trọng của lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay. Trong đó, công nghệ phần mềm chính là nền tảng tạo nên hầu hết các ứng dụng trên máy tính, điện thoại mà con người đang sử dụng.

Tham Khảo Thêm:  Thái Lan có biển không và top các biển đẹp tại nơi đây?

Với chuyên ngành Công nghệ phần mềm, bạn sẽ có cơ hội được tiếp cận với các kiến thức về xây dựng và phát triển phần mềm thông qua các công cụ lập trình.

Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được đào tạo chuyên sâu về sử dụng kết hợp các công cụ công nghệ, phần mềm để tạo nên một dự án phần mềm thành công, từ thiết kế đến phát triển, vận hành và bảo trì để toàn bộ hệ thống phần mềm luôn hoạt động hiệu quả và liền mạch.

Đọc thêm: Software Engineer là gì? Tìm Hiểu Về Công Việc Của Kỹ Sư Phần Mềm

Khoa học máy tính

Chuyên ngành Computer Science, hay còn gọi là Khoa học máy tính, là một trong những chuyên ngành công nghệ thông tin thiên về việc tính toán và lý thuyết chuyên môn về hệ thống thông tin.

Trong đó, ngành học cho phép sinh viên học tập chuyên sâu về các chương trình máy tính trên các nền tảng website hoặc ứng dụng để khai thác các thuật toán vào những chương trình máy tính này.

Vậy học khoa học máy tính ra làm gì? Các sinh viên học chuyên ngành Khoa học máy tính thường có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai do nhu cầu nguồn nhân lực hiện rất lớn và có thể tham gia nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Kỹ thuật máy tính

Kỹ thuật máy tính là một trong những chuyên ngành khá hấp dẫn và thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Đây là chuyên ngành học tập trung rất nhiều về cả phần cứng lẫn phần mềm của hệ thống máy tính.

Cụ thể, chuyên ngành này giúp cho các bạn sinh viên xây dựng nền tảng chuyên môn về mạch điện tử, điện tử trong toàn bộ hệ thống máy tính hay các các thiết bị công nghệ.

Các công việc mà một sinh viên Kỹ thuật máy tính sẽ tham gia sau khi tốt nghiệp là kỹ sư điện tử, kỹ sư lập trình các loại chip cho máy tính, đồ điện tử, thiết bị công nghệ, phương tiện giao thông, v.v.

Tham Khảo Thêm:  Du học Hàn Quốc có giới hạn tuổi không?

Trí tuệ nhân tạo và Robotics

Trí tuệ nhân tạo và robotics hiện đang là một xu hướng công nghệ quan trọng trong thời đại số hiện nay. Do đó, chuyên ngành học này cũng được nhiều bạn trẻ khá quan tâm về chương trình học và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Chuyên ngành này cung cấp các kiến thức về lập trình và huấn luyện máy tính, trí tuệ nhân tạo thực hiện các công việc như thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, thông tin thu được để làm nền tảng cho việc phân tích các xu hướng và đề xuất giải pháp phù hợp.

Đọc thêm: Nên Học Chuyên Ngành Nào Của Công Nghệ Thông Tin?

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Chuyên ngành về mạng máy tính và truyền thông dữ liệu hiện nay cũng được nhiều doanh nghiệp săn đón nhân lực bởi xu hướng phát triển với tốc độ thần tốc của mạng lưới internet. Trong đó, chuyên ngành này cung cấp các kiến thức chuyên môn về việc xây dựng mạng internet dựa trên các nguyên lý và phương thức thiết kế.

Các công việc tiềm năng sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này thường là Chuyên viên lắp đặt phần cứng, Chuyên viên phát triển phần mềm, Chuyên viên quản trị mạng, v.v.

An toàn thông tin

Chuyên ngành An toàn thông tin cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên môn về việc đảm bảo an toàn, an ninh cho thông tin, dữ liệu từ cấp độ cá nhân đến cấp độ chính phủ trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn các tội phạm về an ninh mạng.

Sau khi tốt nghiệp ngành an toàn thông tin, các bạn sinh viên có thể tham gia làm việc với các vị trí như:

  • Điều tra tội phạm qua mạng
  • Bảo mật và an ninh mạng
  • Tư vấn an toàn thông tin
  • Phát triển phần mềm bảo mật
  • Và rất nhiều công việc về kiểm soát an toàn, an ninh cho hệ thống dữ liệu, thông tin.
Tham Khảo Thêm:  Vì sao Philippines được mệnh danh là “cường quốc tiếng Anh” của thế giới?

Hệ thống quản lý thông tin

Hệ thống Quản lý Thông tin là một chuyên ngành kết hợp cung cấp các kiến thức về cả phần cứng lẫn phần mềm cùng mạng truyền thông. Qua đó, sinh viên có khả năng tổng hợp, thu thập và khai thác, phân phối dữ liệu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống Quản lý Thông tin, sinh viên có thể học thêm chứng chỉ CNTT để có thêm uy tín cho bản thân mình.

Từ đó, các bạn có thể tham gia làm việc với những vị trí chuyên về quản trị, giám sát và vận hành hệ thống thông tin của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện phân tích hệ thống dữ liệu để mang đến các giải pháp quản lý hiệu quả hơn cho doanh nghiệp.

Đọc thêm: Chứng chỉ CCNA là gì?

Big Data và Machine Learning

Tương tự như các ngành học về trí tuệ nhân tạo, chuyên ngành Big Data hiện tại cũng là một xu hướng quan trọng trong thời đại số 4.0. Trong đó, xu hướng Big Data dần được ứng dụng phổ biến hơn và mang đến cơ hội tiếp cận dữ liệu một cách đáng kể cho các doanh nghiệp hiện nay.

Bên cạnh đó, Machine Learning là một lĩnh vực quan trọng về trí tuệ nhân tạo giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ học tự động để hoàn thiện các công việc và vấn đề cụ thể.

Đọc thêm: Cái Nhìn Toàn Cảnh Về Ngành Khoa Học Dữ Liệu

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của Glints về tất cả những chuyên ngành quan trọng và đang là xu hướng chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Qua đó, có lẽ bạn cũng đã hình dung đầy đủ lĩnh vực công nghệ thông tin gồm những ngành nào và mỗi chuyên ngành có những điểm đặc biệt nào để có thể cân nhắc và lựa chọn ngành học phù hợp hơn với sở thích và trình độ của bản thân.

Tác Giả

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP