Vì sao phải học lịch sử?

Vì sao phải học lịch sử?

Lịch sử là môn học giúp chúng ta hiểu sự thay đổi và xã hội chúng ta sống sẽ diễn tiến như thế nào. Vậy vì sao phải học lịch sử? Cùng tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.

Vì sao phải học lịch sử?

Lịch sử luôn là một chủ đề của nghiên cứu khoa học liên quan đến lý do trên. Quá khứ tạo ra hiện tại, và cả tương lai. Bất cứ lúc nào chúng ta cố gắng để hiểu tại sao một điều gì đó đã xảy ra – đó có thể là sự thay đổi của đảng ưu thế trong Quốc hội Mỹ, sự thay đổi lớn trong tỷ lệ tự tử tuổi vị thành niên, hay chiến tranh ở khu vực Balkan hay Trung Đông – chúng ta phải tìm kiếm các yếu tố đã hình thành trước đó.

Đôi khi lịch sử sẽ đủ để giải thích một sự tăng trưởng lớn, nhưng thường chúng ta cần phải nhìn xa hơn để xác định nguyên nhân của sự thay đổi. Chỉ có cách thông qua nghiên cứu lịch sử chúng ta mới có thể nắm bắt được cách thế giới thay đổi; chỉ qua lịch sử chúng ta mới có thể bắt đầu hiểu được những yếu tố gây ra sự thay đổi; và chỉ qua lịch sử chúng ta mới có thể hiểu những yếu tố của một tổ chức hoặc một xã hội vẫn tồn tại mặc dù có thay đổi.

Tầm quan trọng của lịch sử trong cuộc sống của con người

Hai lý do căn bản để học lịch sử là: tính chân thực và sự quan trọng của lịch sử trong cuộc sống của mỗi người. Lịch sử được kể hay và đúng thì rất thú vị. Với nhiều sử gia nổi tiếng được nhiều độc giả biết đến, họ biết tầm quan trọng của bài viết hay và sâu sắc cũng quan trọng như tính chính xác. Tiểu sử các danh nhân hay lịch sử quân sự thường hấp dẫn một phần bởi những câu chuyện được kể lại.

Tham Khảo Thêm:  Cách dùng For, Since, In và From khi nói về thời gian

Lịch sử cũng như văn hóa, nghệ thuật phục vụ một mục đích thực tế không chỉ trên cơ sở thẩm mỹ mà còn là mức độ hiểu biết của con người. Những câu chuyện hay là những câu chuyện khám phá cuộc sống thực của con người và xã hội đã như thế nào, và chúng gợi lên suy nghĩ về những con người ở những nơi và thời khác. Những giá trị thẩm mỹ và nhân văn khiến con người nỗ lực tái tạo quá khứ xa xôi, không còn tồn tại ngày nay. Khám phá những gì mà nhà sử học đôi lúc gọi là “quá khứ của quá khứ” – cách mà những người xưa đã sống – cho ta thấy ý thức về cái đẹp và niềm vui, và sau cùng là một góc nhìn khác về cuộc sống và xã hội loài người.

Lịch sử góp phần cho sự hiểu biết luân lý

Lịch sử cũng cung cấp chất liệu cho việc chiêm nghiệm luân lý đạo đức. Nghiên cứu những câu chuyện cá nhân hay các tình huống trong quá khứ còn cho phép sinh viên ngành lịch sử kiểm tra ý thức đạo đức bản thân, nhằm trau dồi nó để đối mặt với những tình huống thực tế phức tạp. Con người không chỉ đối mặt với những nghịch cảnh như trong tiểu thuyết mà cả trong thực tế, và những tình huống lịch sử có thể đưa ra gợi ý. “Lịch sử dạy ta bằng ví dụ” là một cụm từ để mô tả việc này, những nghiên cứu lịch sử không chỉ chứng nhận các vĩ nhân, những người đã hóa giải được các tình huống đạo đức khó xử, và cũng như nhiều người dân bình thường, những người cho ta bài học về tính can đảm, sự cần cù, hoặc phản kháng có tính xây dựng.

Tham Khảo Thêm:  Người bị suy thận phải lọc máu khi nào?

Học lịch sử là cần thiết để thành người công dân tốt

Học lịch sử là cần thiết để trở thành người công dân tốt. Đây là lý do phổ biến nhất cho việc đưa lịch sử vào chương trình dạy học. Đôi lúc những người ủng hộ việc này chỉ mong đợi thúc đẩy bản sắc và lòng trung thành quốc gia thông qua một hơi hướng lịch sử bằng những bài học và câu chuyện sinh động về đạo đức và tấm gương của một cá nhân. Tuy nhiên tầm quan trọng của lịch sử vượt xa mục tiêu này và thậm chí nó thách thức trở lại ở một số điểm.

Lịch sử đặt nền tảng cho quyền công dân gắn với ý thức đúng đắn về việc học lịch sử. Lịch sử cung cấp dữ liệu về sự xuất hiện các tổ chức quốc gia, các vấn đề và các giá trị – đó là nguồn lưu trữ dữ liệu quan trọng duy nhất. Nó cung cấp bằng chứng về cách các quốc gia tương tác với các xã hội khác, cung cấp những quan điểm từ nhiều đất nước, thiết yếu cho các công dân có trách nhiệm.

Hơn nữa, học lịch sử giúp chúng ta hiểu về những thay đổi hiện tại và tương lai sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân đang như thế nào và những nguyên nhân liên quan. Quan trọng hơn, học lịch sử khuyến khích thói quen tư duy vốn rất quan trọng để tạo dựng trách nhiệm về hành vi chung, dù là một nhà lãnh đạo quốc gia hay cộng đồng, các cử tri có hiểu biết, một người khởi kiện, hoặc đơn giản một quan sát viên.

Tham Khảo Thêm:  Top 15 web dịch tiếng Anh CHUẨN XÁC nhất hiện nay

Những kỹ năng nào một người học lịch sử cần có?

Một sinh viên được đào tạo tốt về lịch sử, đã được dạy cách làm việc với các tài liệu từ quá khứ và các dẫn chứng lịch sử, sẽ học cách nghiên cứu như thế nào? Danh sách này có liệt kê được, nhưng nó chứa nhiều điểm trùng lắp.

Khả năng đánh giá bằng chứng

Nghiên cứu lịch sử tích lũy kinh nghiệm trong việc xử lý và đánh giá các loại bằng chứng khác nhau – các loại bằng chứng sử dụng trong việc định hình những hình ảnh chính xác nhất của quá khứ mà họ có thể. Học cách diễn giải các phát biểu của các nhà lãnh đạo trong quá khứ – là một loại bằng chứng – giúp hình thành khả năng phân biệt giữa sự khách quan và sự ích trong các phát biểu của các nhà lãnh đạo chính trị ngày nay.

Khả năng đánh giá những giải thích mâu thuẫn

Học lịch sử có nghĩa là đạt được một số kỹ năng trong phân loại những giải thích đa dạng và thường xuyên mâu thuẫn. Hiểu được cách xã hội vận hành – mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu lịch sử – vốn dĩ là khó chính xác, và cũng đúng với những hiểu biết những gì đang xảy ra ngày nay. Học cách xác định và đánh giá những giải thích mâu thuẫn là một kỹ năng công dân cần thiết mà lịch sử, như một phòng thí nghiệm thường xuyên về kinh nghiệm của con người, cho ta học hỏi.

Trên đây là nội dung bài viết vì sao phải học lịch sử. Nếu bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP