Ông bà ta có câu “Tết cả năm không bằng Rằm tháng 7” để nói về tầm quan trọng của việc cúng Rằm tháng 7. Việc thực hiện lễ cúng thành tâm, trang trọng có thể mang lại phước báu, bình an cho gia chủ và người thân. Bài viết chia sẻ cụ thể về ngày giờ, nghi thức cúng và cách chuẩn bị mâm cỗ cho Rằm tháng 7.
1. Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào đẹp?
Theo quan niệm dân gian, gia chủ có thể cúng Rằm tháng 7 từ mùng 02/7 đến trước 12 giờ trưa ngày 15/7 Âm lịch. Ngày cúng Rằm tháng 7 đẹp nhất được cho là ngày 13/7 Âm lịch. Đây được xem là ngày hoàng đạo, tốt cho cầu tài, xuất hành, đạt nhiều may mắn.
Ngoài ra, tùy từng lễ cúng mà gia chủ có thể lựa chọn khung giờ phù hợp. Thời gian tốt nhất cho từng lễ cúng như sau:
- Cúng Phật: cúng trong buổi sáng
- Cúng gia tiên: buổi trưa, từ 10h00 – 12h00
- Cúng cô hồn: buổi chiều tối, lúc chạng vạng, từ 17h00 – 19h00
2. Cúng Rằm tháng 7 năm 2023
Rằm tháng 7 năm 2023 Dương lịch là vào thứ 4, ngày 30 tháng 8. Do đó, gia chủ có thể chọn tiến hành lễ cúng trong thời gian từ ngày 17/8 đến trước 12 giờ trưa ngày 30/8 Dương lịch.
3. Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 gồm những đồ lễ gì?
Tùy điều kiện của mỗi gia đình, mâm cúng Rằm tháng 7 có thể giản đơn hoặc cầu kỳ, nhưng cần nhất sự thành tâm, lòng kính trọng với đấng Phật trời, tổ tiên cũng như ý niệm tốt lành với vong linh thụ lộc. Mâm cỗ nên được chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ với lễ vật phù hợp cho từng lễ cúng.
3.1. Mâm lễ chay cúng Phật Rằm tháng 7
Mâm cúng Rằm tháng 7 dành cho các vị chư Phật gồm những món chay, đảm bảo thanh tịnh và nhằm thể hiện sự kính trọng, tuân theo luật nhân quả, tránh sát sinh. Những lễ vật thường xuất hiện trên mâm cúng Phật có thể kể đến như:
- Hoa tươi có hương thơm: hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ, hoa ngâu, không dùng hoa dại, hoa tạp.
- Nhang, đèn
- Nước trà
- Quả chín có hương vị
- Xôi, chè, cơm chay, nấm kho, rau xào, canh củ quả, chả chay…
3.2. Mâm lễ cúng thần linh, gia tiên
Cỗ cúng thần linh, gia tiên dịp Rằm tháng 7 có thể gồm cơm chay hoặc mặn. Mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất nhằm thể hiện sự kính trọng đối với đấng thần linh và tổ tiên đã khuất. Đồ lễ cho mâm cúng này thường có:
- Trà, rượu, trái cây, hoa tươi
- Gà luộc
- Xôi đậu xanh
- Bánh chưng
- Canh miến mọc
- Nem, chả
- Thịt xào
- Vàng mã, đồ giấy
3.3. Mâm cúng Rằm tháng 7 ngoài trời cúng chúng sinh
Dịp Rằm tháng 7 không thể thiếu mâm cỗ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng cô hồn, cúng thí thực. Mâm cỗ này dành cho những vong linh vất vưởng không nơi hương khói với những đồ lễ như:
- Cháo trắng nấu loãng
- Nước
- Bánh, kẹo, bỏng ngô, đường thẻ
- Nhanh, nến
- Trái cây
- Tiền lẻ
- Gạo, muối
- Khoai, bắp luộc
3.4. Lưu ý quan trọng khi chuẩn bị mâm cúng Rằm
Khi chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7, gia chủ cần lưu ý những điều sau để có lễ cúng đúng và trang nghiêm:
- Mâm cúng Phật nên đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ. Trường hợp không thể chuẩn bị đồ chay, gia chủ có thể chỉ cần cúng nước lọc, trái cây và hoa tươi.
- Khi bày biện mâm cúng tổ tiên, các đồ cúng như gà luộc, xôi, bánh tét hoặc bánh chưng sẽ được đặt lên trước các món ăn khác. Bánh chưng, bánh tét nên bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng.
- Mâm cúng chúng sinh nên đặt ngoài sân, trước cửa nhà và tránh bày biện phô trương, có chứa đồ mặn để không khơi dậy lòng tham, sân, si của các vong hồn.
>>> Tìm hiểu thêm: Gợi ý 6 mâm cơm cúng rằm tháng 7 miền Bắc chuẩn theo phong tục truyền thống
4. Nghi lễ cúng Rằm tháng 7 đúng nhất
Lễ cúng Rằm tháng 7 có nhiều quan niệm và phong tục khác nhau trong văn hóa dân gian. Tuy nhiên, để tổ chức lễ cúng đúng nhất, bạn có thể tham khảo các nguyên tắc và quy ước chung như sau:
- Nghi lễ cúng Phật vào Rằm tháng 7: Lễ cúng Phật nên diễn ra vào buổi sáng. Khi mâm cúng được bày biện đầy đủ, chủ lễ sẽ thắp ba nén hương, đọc văn khấn to, rõ. Sau đó, chủ lễ chắp tay, vái ba lần để tỏ lòng thành.
- Nghi lễ cúng gia tiên: Tương tự như lễ cúng Phật, gia chủ sẽ thắp ba nén hương, đọc văn khấn mời tổ tiên thụ lộc và chắp tay vái ba lần. Sau khi hết một tuần hương, chủ lễ đọc văn khấn hóa vàng, đồ giấy cho người thân đã khuất.
- Nghi lễ cúng vong linh, chúng sinh ngày Rằm tháng 7: Trước mâm cúng đã sắp đặt sẵn, gia chủ thắp hương, thực hiện ba lần lễ vái, đọc văn khấn và chắp tay vái ba lần nữa. Hết tuần hương, gạo, muối sẽ được vãi ra sân và vàng mã được đốt kèm theo lời đọc văn khấn.
5. Bài khấn Rằm tháng 7 đầy đủ
Trong nghi thức cúng Rằm tháng 7, gia chủ cần đọc đúng văn khấn cho từng đối tượng thụ lộc. Mỗi bài văn khấn chứa đựng những ý nghĩa riêng biệt, truyền tải được nguyện cầu của gia chủ.
5.1. Văn khấn Rằm tháng 7 cho lễ cúng Phật, thần linh
Bài văn khấn cúng Rằm tháng 7 cho đấng Phật trời, thần linh gồm lời mời thụ lộc thành kính. Thông qua lời khấn vái, gia chủ còn nguyện cầu được phù hộ, độ trì, mong gia đình bình an, khỏe mạnh.
5.2. Bài cúng Rằm tháng 7 khấn tổ tiên
Văn khấn cúng tổ tiên giúp gia chủ truyền tải lòng biết ơn sâu sắc về công sinh thành, dưỡng dục và những phước đức mà ông bà, cha mẹ đã để lại. Cùng với lời mời thụ lộc, chứng giám lòng thành, gia chủ cũng nguyện cầu tổ tiên phù hợp gia đình bình an, con cháu khỏe mạnh, thoát mọi tai ương.
5.3. Bài văn khấn chúng sinh Rằm tháng 7
Khác với lời khấn thông thường, bài văn cúng chúng sinh chứa đựng lời an ủi, thương cảm cho kiếp cô hồn, ngạ quỷ. Nội dung văn khấn mang những ý niệm thiện lành cùng lời mời chúng sinh thụ lộc và mong gia đạo yên ổn, mọi việc hanh thông.
>>> Bạn có thể tham khảo thêm văn khấn Rằm tháng 7 để chuẩn bị chu toàn cho lễ cúng!
6. Những lưu ý khi cúng Rằm tháng 7 theo phong tục Việt Nam
Theo phong tục Việt Nam, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng như sau khi thực hiện lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà:
- Vào ngày Rằm tháng 7, gia chủ nên cúng Vu Lan tại chùa trước khi tiến hành cúng tại gia.
- Nghi thức cúng Rằm tại nhà nên được thực hiện theo thứ tự: cúng Phật trước tiên, tiếp theo cúng thần linh, gia tiên và cuối cùng là cúng chúng sinh.
- Gia đình không có bàn thờ Phật riêng có thể sắp xếp mâm cúng Phật ở vị trí cao nhất trên bàn thờ, tiếp đến là mâm cúng thần linh và gia tiên.
- Mâm cúng chúng sinh trong ngày Rằm tháng 7 phải được đặt trước sân, ngoài cổng, tuyệt đối không được đặt trong nhà.
- Tuyệt đối không cúng thịt chó, mèo, rắn, mắm, tỏi và các loại thực phẩm tương tự trong lễ cúng Rằm tháng 7.
Ngoài thực hiện các nghi thức cúng, Rằm tháng 7 còn là lễ Vu Lan, mùa báo hiếu và là dịp để bạn thể hiện tình yêu thương, kính trọng và tấm lòng thơm thảo với đấng sinh thành qua lời thăm hỏi, sự quan tâm và những món quà ý nghĩa. Chuyến du lịch gia đình gắn kết tại hệ thống nghỉ dưỡng của Vinpearl là gợi ý lý tưởng mà bạn có thể dành tặng cho ông bà, cha mẹ.
Vinpearl sở hữu hệ thống khách sạn, resort đẳng cấp bên thiên nhiên tươi đẹp tại các địa danh du lịch nổi tiếng như: Vinpearl Phú Quốc, Nha Trang, Hội An, Nam Hội An, Đà Nẵng, Hạ Long… Phòng khách sạn, villa của Vinpearl còn ghi dấu ấn không gian sang trọng, tiện nghi, nội thất tinh tế và tầm nhìn đắt giá hướng biển, sân vườn, hồ bơi ngoài trời hoặc toàn cảnh thành phố tuyệt đẹp.
Không chỉ thế, kỳ nghỉ dưỡng của bạn và gia đình sẽ càng thêm trọn vẹn với chất lượng dịch vụ vượt trội và vô vàn tiện ích đẳng cấp như: nhà hàng, quầy bar, spa, hồ bơi ngoài trời, bãi biển riêng…
>>> Bạn hãy booking phòng Vinpearl Phú Quốc, Nha Trang, Hội An, Nam Hội An, Đà Nẵng, Hạ Long… để cùng gia đình tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn và đáng nhớ trong dịp lễ Vu Lan!
Cúng Rằm tháng 7 là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng và ý nghĩa của người Việt. Nghi thức này không chỉ thể hiện lòng tôn kính và tri ân đối với Phật trời, tổ tiên mà còn mang những ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm cầu mong an lành, phúc đức cho chúng sinh. Rằm tháng 7 còn là mùa Vu Lan báo hiếu, nhắc nhở mỗi người về công ơn và tình yêu thương vô bờ của đấng sinh thành.
>>> Booking phòng Vinpearl Phú Quốc, Nha Trang, Hội An, Nam Hội An, Đà Nẵng, Hạ Long… để thể hiện tình yêu và lòng biết ơn sâu sắc đối với ông bà, cha mẹ qua kỳ nghỉ dưỡng đáng nhớ!
>>> Tham khảo và đặt mua voucher, combo, tour du lịch Phú Quốc, Nha Trang, Hội An, Đà Nẵng… để cùng gia đình tận hưởng nhiều dịch vụ, tiện ích đẳng cấp được tích hợp với mức giá vô cùng ưu đãi!