Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi đã mở ra một trang sử mới trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Với những chiến thuật thông minh, Lê Lợi xứng đáng trở thành vị lãnh tụ mới của đất nước. Vậy Lê Lợi lên ngôi hoàng đế vào năm nào? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.
Lê Lợi lên ngôi hoàng đế vào năm nào?
Lê Lợi sinh ngày 6/8/1385 tại làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Là con thứ ba của Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Ngọc Thương. Ngay từ khi sinh ra, Lê Lợi đã sở hữu gương mặt tuấn tú khác thường, được người đời ngưỡng mộ.
Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, tinh thần và ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm đã được hun đúc mạnh mẽ trong người anh hùng dân tộc Lê Lợi. Đặc biệt, trong bối cảnh nhà Minh đô hộ nước Việt, thực hiện các chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo. Lê Lợi đã khơi dậy ý chí chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta thông qua các cuộc khởi nghĩa.
Đến năm 1418, Lê Lợi tổ chức nhân dân nổi dậy qua cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Dưới sự chỉ đạo tài tình, sáng tạo và kinh nghiệm hơn 10 năm chiến đấu, ông đã dẫn dắt nhân dân đánh bại quân xâm lược nhà Minh và giành chiến thắng vang dội.
Vậy Lê Lợi lên ngôi hoàng đế vào năm nào? Câu trả lời là rằm tháng 4 năm 1428 tại Đông Kinh (tức thành Thăng Long hiện nay), Lê Lợi lên ngôi và lấy quốc hiệu là Đại Việt, hiệu là Lê Thái Tổ. Ông được biết đến là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê, mở đầu cho triều đại dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với 355 năm trị vì.
Tuy nhiên sau năm năm dựng nước (1433), Lê Lợi băng hà và được an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, miếu hiệu là Thái Tổ. Để lại nhiều tiếc nuối và thương xót trong lòng nhân dân về một vị tướng kiệt xuất trong lịch sử.
Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một trong những chiến thắng oai hùng, giúp nhân dân ta đánh đuổi giặc ngoại xâm và gây dựng nền độc lập dân tộc trong suốt thời gian dài. Trước bối cảnh quân xâm lược ngày đêm dày xéo nhân dân bằng những biện pháp thống trị dã man, tàn độc, người thủ lĩnh Lê Lợi đã nung nấu ý chí chống giặc ngoan cường.
Thời điểm đầu năm 1416, tại khu vực Lam Sơn (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa), Lê Lợi đã cùng 18 người bạn thân thiết lập hội thề Lũng Nhai, quyết tâm đánh thắng giặc Minh xâm lược. Ngay sau khi lá cờ khởi nghĩa được dựng lên, đội quân của Lê Lợi đã chiêu mộ được vô số vị anh tài trên khắp cả nước. Những người anh hùng ưu tú nhất như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai,….
Sau một thời gian dài rèn luyện chiến đấu, đội quân ngày càng trở nên tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu với quân đội hung hãn của nhà Minh. Đến đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp cả nước, kêu gọi sự đồng lòng giúp sức của nhân dân và quyết định khởi nghĩa giành độc lập cho dân tộc.
Đến tháng 12 năm 1427 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi. Điều này đã minh chứng cho sự đoàn kết và tinh thần yêu nước sâu sắc, mãnh liệt của nhân dân ta. Đồng thời cũng cho thấy khả năng lãnh đạo tài tính và các chiến lược, chiến thuật vô cùng thông minh của vị tướng Lê Lợi. Đường lối chiến tranh sáng tạo của ông đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho cha ông ta sau này, đặc biệt trong giai đoạn chống thực dân xâm lược.
Các chính sách đối nội, đối ngoại thông thái của vua Lê Thái Tổ
Trong những năm gây dựng sự nghiệp của triều đại nhà Lê, Lê Lợi đã có những đóng góp không nhỏ về nhiều mặt cho đất nước. Giúp củng cố và phục hồi nền kinh tế, ngoại giao và bộ máy chính quyền trong cả nước. Những chính sách được ban hành mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống nhân dân một cách đáng kể.
Bên cạnh đó Lê Lợi cũng chú trọng phát triển mọi mặt trong đời sống như văn hóa, giáo dục, đề cao việc tìm kiếm nhân tài. Tiêu biểu là khoa thi Minh Kinh, khoa Hoành từ, ngoài ra ông còn đích thân ra thi văn sách. Giúp đất nước có nguồn nhân lực ổn định, phát triển bền vững trong nhiều năm
Hơn nữa trong lĩnh vực ngoại giao, Lê Lợi đã có công lớn trong việc thiết lập quan hệ bình thường với triều Minh. Kiên quyết đấu tranh chống bạo loạn và ngụy quân chống phá chính quyền trên khắp cả nước. Điển hình là cuộc đàn áp phiến quân tại Đèo Cát Hãn, Mường Lễ, Lai Châu.
Bên cạnh những công lao dựng nước to lớn, Lê Lợi cũng phạm phải một số sai lầm được sử sách đương thời ghi chép. Cụ thể Đại Việt sử ký toàn thư có ghi, vua Thái Tổ “đa nghi, hay giết, đó là chỗ kém”.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc Lê Lợi lên ngôi hoàng đế vào năm nào? Đồng thời có thêm kiến thức bổ ích về nền văn hóa cũng như lịch sử dựng nước và giữ nước buổi đầu của vương triều nhà Lê.