Lạm phát phi mã là gì? (Cập nhật 2023)

Lạm phát phi mã là gì? (Cập nhật 2023)

Trong kinh tế, lạm phát là sự gia tăng bền vững về mức giá của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Khi mức giá tăng, mỗi đơn vị tiền tệ mua ít hàng hóa và dịch vụ hơn; do đó, lạm phát phản ánh sự giảm sức mua trên mỗi đơn vị tiền – mất giá trị thực trong phương tiện trao đổi và đơn vị tài khoản trong nền kinh tế. Vậy lạm phát phi mã là gì? (cập nhật 2022). Bài viết dưới đây của ACC hi vọng sẽ đem lại nhiều thông tin cụ thể đến Quý bạn đọc.

Lam Phat La Gi Luanvan99

Lạm phát phi mã là gì? (Cập nhật 2022)

1. Lạm phát là gì?

Trước khi tìm hiểu Lạm phát phi mã là gì, chúng ta cần hiểu thuật ngữ “Lạm phát là gì?”:

Theo Wikipedia, lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hoá, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô.

Có thể hiểu đơn giản lạm phát như sau: Trong một quốc gia, khi giá cả tăng lên, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hoá và chi trả phí dịch vụ ít hơn so với trước đây. Theo đó, có thể hiểu, lạm phát là một hình thức phản ánh sự suy giảm sức mua của người dân trên một đơn vị tiền tệ.

Ngoài ra, bên cạnh cách hiểu về lạm phát trong một quốc gia thì theo một nghĩa khác, lạm phát còn có thể hiểu ngoài phạm vi một quốc gia. Cụ thể, so với quốc gia khác, lạm phát được coi là sự giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với loại tiền tệ của quốc gia khác.

2. Lạm phát phi mã là gì?

Lạm phát phi mã (galloping inflation) là tình trạng tăng mức giá chung của nền kinh tế với tốc độ 2 (hai) hay 3 (ba) chữ số trở lên.

Ví dụ: Ở Việt Nam, khi cải cách chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường từng xảy ra tình trạng lạm phát này vào những năm 1986-1988, từ 300%-800%/năm.

Các cấp độ lạm phát:

  • Thiểu phát: Tỷ lệ từ 3%-5%/năm
  • Lạm phát thấp: Tỷ lệ từ 5%-10%/năm
  • Lạm phát cao (Lạm phát phi mã): Tỷ lệ từ 10%-1000%/năm
  • Siêu lạm phát (hyper inflation): Tỷ lệ từ 1000%/năm trở lên, thậm chí tăng hàng ngày, hàng tháng

3. Nguyên nhân phổ biến của lạm phát là gì?

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát của nền kinh tế nhưng trong phạm vi bài viết có thể kể đến các nguyên nhân phổ biến như sau:

3.1 Lạm phát do cầu kéo – Lạm phát chi phí đẩy

Đây là một trong những nguyên nhân chính nhất dẫn đến tình trạng lạm phát của nền kinh tế thị trường. Theo đó, lạm phát do cầu kéo có thể hiểu là tình trạng tăng giá của một mặt hàng nào đó và kéo theo đó giá cả của các mặt hàng khác cũng tăng theo.

Tham Khảo Thêm:  Độ dài đường tròn, cung tròn đầy đủ nhất

Do đó, có thể hiểu đơn giản là lạm phát do cầu kéo là việc mất giá của đồng tiền khi nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng lên, kéo theo đó các mặt hàng khác cũng tăng theo.

3.2 Lạm phát do xuất khẩu

Khi hàng hoá xuất khẩu tăng dẫn đến lượng hàng hoá tiêu thị của thị trường nhiều hơn số lượng hàng hoá cung cấp (tổng cầu > tổng cung). Kéo theo đó, hàng hoá sẽ được thu gom để xuất khẩu khiến lượng hàng cung cấp cho thị trường trong nước giảm mạnh.

Khi đó, giá cả của các hàng hoá bị giảm sút do bị thu gom cho xuất khẩu cũng tăng theo và xảy ra tình trạng lạm phát.

3.3 Lạm phát do nhập khẩu

Bên cạnh nguyên nhân lạm phát do xuất khẩu thì tình trạng lạm phát do nhập khẩu cũng là một trong những lí do của lạm phát. Theo đó, khi thuế nhập khẩu tăng hoặc giá cả trên thế giới cũng tăng thì giá hàng hoá nhập khẩu cũng tăng.

Kéo theo đó, giá bán của sản phẩm đó trong nước cũng tăng theo và đến mức độ nào đó sẽ dẫn đến lạm phát.

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến lạm phát nhập khẩu còn có thể do tỉ giá tăng hoặc kết hợp cả hai yếu tố là giá mua hàng từ nước ngoài cùng tỉ giá đều tăng.

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có thể thấy rõ nguy cơ của lạm phát nhập khẩu là giá nhập khẩu tăng nhất là xăng dầu, sắt thép… so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, giá thành các nguyên vật liệu đầu vào tăng dẫn đến giá thành của các mặt hàng trong nước cũng tăng theo.

3.4 Lạm phát tiền tệ

Thông thường, nguyên nhân lạm phát tiền tệ xảy ra khi ngân hàng mua ngoại tệ hoặc in nhiều tiền hơn sẽ dẫn đến lượng tiền có sẵn nhiều và dẫn đến nhu cầu và hàng hoá cũng như dịch vụ cũng tăng cao.

4. Tỷ lệ lạm phát là gì?

Theo Wikipedia, tỷ lệ lạm phát (tiếng Anh: Inflation rate) là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế. Thông thường, người ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát GDP. Tỷ lệ lạm phát có thể được tính cho một tháng, một quý, nửa năm hay một năm.

Tỷ lệ lạm phát kỳ hiện tại = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) x 100

Ví dụ: Tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 = (Giá trị chỉ số CPI năm 2020 / Giá trị CPI năm 2019) x 100

Giả sử chỉ số CPI năm 2019 và 2020 lần lượt là 98 và 105. Như vậy, tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 sẽ là:

Tham Khảo Thêm:  Văn bản thuyết minh là gì? Yêu cầu khi làm văn bản thuyết minh

(105 / 98) x 100 = 107,14%

Ngoài cách tính lạm phát bằng CPI như trên, ta còn có thể tính lạm phát dựa theo chỉ số giảm phát GDP. Chẳng hạn, tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 sẽ được tính như sau:

Tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 = [(Chỉ số giảm phát GDP năm 2020 – Chỉ số giảm phát GDP năm 2019) / Chỉ số giảm phát GDP năm 2019] x 100

Giả sử chỉ số giảm phát GDP năm 2020 và năm 2019 lần lượt là 98 và 105. Như vậy, tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019 sẽ là:

[(105 – 98) / 98] x 100 = 7,14%

5. Các câu hỏi liên quan thường gặp

5.1 Tác hại của lạm phát là gì?

Lạm phát sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho của người dân lẫn nền kinh tế.

Mức sống giảm

Nếu mức tăng giá của hàng hóa dịch vụ cao đột biến vì siêu lạm phát thì tiền lương của người tiêu dùng sẽ không đủ để họ có thể chi tiêu vào các nhu cầu hàng ngày. Mức sống của họ sẽ giảm nghiêm trọng vì không thể chi trả các khoản chi tiêu cơ bản như trước. Mọi người sẽ bắt đầu có xu hướng tích trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm thậm chí là cả lương thực. Điều này dẫn đến bất ổn về khan hiếm hàng hóa và mất an ninh lương thực trầm trọng.

Đồng tiền rớt giá

Khi giá các hàng hóa dịch vụ tăng quá mức đồng tiền sẽ trở nên mất giá trị. Những người có tích trữ tiền mặt hay tiền tiết kiếm sẽ bị giảm đáng kể giá trị tài sản. Và thậm chí ở mức lạm phát đồng tiền có thể trở nên vô giá trị.

Ảnh hưởng tài chính quốc gia

Khi tiền mất giá người dân sẽ không còn thực hiện giao dịch tại các định chế tài chính, ngân hàng. Các tổ chức tài chính và người cho vay bị phá sản. Tiền thu xung vào công quỹ hàng năm sẽ giảm nghiêm trọng vì người dân và doanh nghiệp không còn chi trả nổi nữa. Ngân sách chính phủ thâm hụt dẫn đến ảnh hưởng các dịch vụ công.

Nguyên nhân dẫn đến siêu lạm phát

Sẽ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng lạm phát của một nền kinh tế. Nhưng nhìn chung tất cả sẽ xuất phát từ 2 nguyên nhân chính sau đây.

Cung tiền tăng cao quá mức

Đây là một lý giải cho câu hỏi tại sao nhà nước không in nhiều tiền. Sẽ có vấn đề gì xảy ra khi nhà nước tăng lượng cung tiền ra thị trường. Siêu lạm phát và suy thoái kinh tế sẽ xảy ra nếu lượng cung tiền không đi đôi với phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp sẽ phải tăng giá bán để có thể đảm bảo lợi nhuận và duy trì hoạt động. Người tiêu dùng sẽ phải chấp nhận mức giá cao hơn để mua hàng hóa và từ đó xảy ra lạm phát.

Tham Khảo Thêm:  Cấu trúc và Cách Dùng “THEN” trong Tiếng Anh

Khi lạm phát dần trầm trọng ngân hàng tiếp tục cung tiền ra, doanh nghiệp tiếp tục tăng giá và người dân tiếp tục mua. Như vậy vòng luẩn quẩn đã tạo ra một nền kinh tế lạm phát.

Mất niềm tin

Khi mất niềm tin vào đồng tiền của một quốc gia cũng như khả năng duy trì giá trị tiền tệ của ngân hàng trung ương tại quốc gia đó bị mất đi thì siêu lạm phát là điều sẽ xảy ra.

Đây là một tình trạng thường diễn ra vào thời chiến khi một quốc gia tham chiến bị yêu cầu một phần bù rủi ro để chấp nhận sử dụng đồng tiền bằng cách tăng giá hàng hóa.

Khi đó người dân sẽ bắt đầu tích trữ hàng hóa điều này làm cho nhu yếu trở nên khan hiếm và đắt đỏ. Và như một điều tất nhiên chính phủ sẽ in tiền để bù vào đó nhằm cố gắng ổn định giá cả và tăng thanh khoản. Chính điều này đã làm cho tình hình lạm phát thêm trầm trọng hơn.

5.2 Tích cực của lạm phát là gì?

Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:

  • Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
  • Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.

5.3 Siêu lạm phát là gì?

Siêu lạm phát là một thuật ngữ dùng để miêu tả về tình trạng tăng giá cả hàng hóa một cách nhanh chóng, quá mức đến nỗi nền kinh tế không thể kiểm soát được. Tình trạng này xảy ra sẽ làm mất giá trị của tiền và gây ra sự bất ổn về kinh tế. Được đánh giá là một tình trạng hiếm gặp đối với các quốc gia phát triển tuy nhiên lịch sử các nước lớn như Trung Quốc, Đức, Nga, Hungary và Argentina đã ghi nhận rất nhiều các giai đoạn siêu lạm phát xảy ra.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Lạm phát phi mã là gì? (Cập nhật 2022) dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Lạm phát phi mã là gì? (Cập nhật 2022), quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP