Dạo gần đây em hay bị chậm kinh, đặc biệt mỗi lần đến tháng kinh nguyệt ra ít. Xin hỏi bác sĩ hiện tượng này có nguy hiểm không? Em cần làm gì để cải thiện? (Hoàng Minh Ngọc – 32 tuổi, Thái Thụy, Thái Bình).
Trong bài viết dưới đây, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng – Nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Tuệ Tĩnh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
1. Hướng dẫn nhận biết kinh nguyệt ra ít
Nhiều phụ nữ thắc mắc kinh nguyệt thế nào là ít? Thông thường, mọi người hay dựa vào lượng máu kinh, số ngày “đèn đỏ”. Điều đó về cơ bản là chính xác, tuy nhiên chưa đầy đủ. Dưới đây là cách nhận biết kinh nguyệt ít chính xác nhất:
- Chu kỳ kinh nguyệt dài (quá 32 ngày)
- 2,3 tháng không có kinh
- Số ngày hành kinh bình thường nhưng lượng máu kinh ra ít
- Số ngày hành kinh kéo dài nhưng máu chỉ ra rải rác với lượng không đáng kể
- Ra kinh chỉ từ 1-2 ngày với lượng máu ít.
Nhiều người còn gặp hiện tượng kinh nguyệt ra ít màu đen, kèm với các cục máu đông. Cùng với đó là triệu chứng đau tức bụng dưới, cơ thể mệt mỏi, ra rời, đau đầu, chóng mặt…
2. Nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít – Chị em cần biết
Thông thường, trong mỗi chu kỳ “đèn đỏ”, lượng máu mất đi khoảng 60-80ml. Tuy nhiên, có người lượng máu kinh rất ít, chỉ khoảng 20-30ml, thậm chí ít hơn. Các nguyên nhân thường gặp là:
2.1 Suy giảm estrogen khiến kinh nguyệt ra ít
Estrogen là hormone quan trọng hàng đầu giúp điều tiết các hoạt động trong cơ thể người phụ nữ; trong đó có điều hóa kinh nguyệt. Giai đoạn tiền mãn kinh (trước khi mãn kinh), nội tiết tố estrogen suy giảm mạnh mẽ.
Lúc này, chị em thường xuyên gặp phải các tình trạng như bốc hỏa, hồi hộp, khô hạn… Đồng thời, chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên rối loạn; lượng máu kinh cũng ngày một ít đi cho đến khi tắt kinh hoàn toàn.
2.2 Do dùng thuốc tránh thai nội tiết
Để phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, nhiều chị em lựa chọn thuốc tránh thai nội tiết (dạng uống, miếng dán dưới da…). Phương pháp này mang lại hiệu quả cao nhưng có thể gây nên sự rối loạn tiết tố. Do đó, kinh nguyệt của nữ giới có hiện tượng rối loạn, máu kinh ra ít, thẫm màu, thậm chí mất kinh.
2.3 Kinh nguyệt ra ít do mang thai ngoài tử cung
Thông thường, khi mang thai, kể cả mang thai ngoài tử cung, kinh nguyệt cũng sẽ mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nữ giới sẽ thấy xuất hiện một lượng máu nhỏ. Nhiều chị em lại lầm tưởng đó là kinh nguyệt ra ít.
Mang thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con) có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời.
2.4 Do tâm lý căng thẳng
Nếu bạn làm việc với cường độ cao, không có thời gian nghỉ ngơi hoặc đang gặp biến cố nào đó khiến tinh thần căng thẳng thì rất có thể chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị rối loạn, kinh nguyệt ra ít. Lúc này, cần cân bằng lại cảm xúc, dành thời gian thư giãn để không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.
2.5 Hẹp cổ tử cung khiến kinh nguyệt ra ít
Hẹp cổ tử cung nguyên nhân có thể do trải qua phẫu thuật ở bộ phận này. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố tiền mãn kinh cũng có thể khiến cổ tử cung thay đổi kích thước. Tình trạng này khiến máu kinh bị giữ lại trong tử cung, không thoát ra được. Lượng máu ra hạn chế với thời gian kéo dài khiến nữ giới có cảm giác kinh nguyệt ra ít.
2.6 Buồng trứng đa nang gây ít máu kinh
Buồng trứng đa nang là tình trạng bên trong buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ với các kích thước khác nhau. Bệnh lý này gây nhiều tác động lên buồng trứng, khiến quá trình sản sinh nội tiết tố bị rối loạn, làm tăng sinh hormone testosterone.
Buồng trứng đa nang có thể dẫn đến các tình trạng như: kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều hơn bình thường, lông tóc rậm rạp, béo phì, sạm da…
2.7 Do tuyến giáp hoạt động quá mức
Đối với nữ giới, kinh nguyệt ra ít, chu kỳ nguyệt san rối loạn là một trong những biểu hiện của các bệnh lý về tuyến giáp. Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này cao gấp 3 lần so với nam giới.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của tuyến giáp là sản xuất và điều tiết hormone, giúp các hoạt động chuyển hóa của cơ thể diễn ra suôn sẻ. Khi tuyến này hoạt động quá mức, lượng hormone tiết ra quá nhiều có thể gây ít kinh, thậm chí vô kinh. Ngược lại, lượng hormone tiết ra quá ít, chị em có thể bị rong kinh, đa kinh.
3. Kinh nguyệt ra ít có sao không? Có nguy hiểm không?
Chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu kinh là một trong những dấu hiệu phản ánh sức khỏe sinh lý của chị em phụ nữ. Vì vậy, bất kỳ sự bất thường nào trong kinh kỳ, trong đó có kinh nguyệt ra ít, chị em cũng cần quan tâm và tìm hiểu chính xác nguyên nhân.
Vậy, kinh nguyệt ra ít có sao không? Đối với trường hợp nguyên nhân do sắp mãn kinh thì đây là kết quả của sự lão hóa thông thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản mà kinh nguyệt ra ít thì cần hết sức lưu ý. Đây có thể là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
Mặt khác, những bệnh lý liên quan dẫn đến kinh nguyệt ra ít nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm.
4. Kinh nguyệt ra ít phải làm sao? Cách trị kinh nguyệt ít tại nhà
Theo Đông y, kinh ra ít phần nhiều do âm hư, huyết hư, từ đó dẫn đến huyết ứ, đàm trệ. Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt, lối sống, tâm lý căng thẳng… cũng có thể gây ra sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.
Một số trường hợp kinh nguyệt ra ít do các nguyên nhân tức thời, cơ thể có thể tự điều chỉnh được. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài, chị em cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, có thể tham khảo các cách trị kinh nguyệt ít tại nhà sau đây:
4.1 Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi
Việc xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn có lợi cho sinh lý nữ. Đặc biệt, chị em cũng không nên làm việc quá căng thẳng. Cần có quãng nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn, tái tại sức lao động. Đây cũng là yếu tố cần thiết để có được chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh.
4.2 Cân bằng nội tiết tố bằng các thảo dược tự nhiên
Rối loạn nội tiết là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến kinh nguyệt thất thường, ra ít hoặc nhiều hơn bình thường. Vì vậy, cân bằng nội tiết tố là phương pháp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả từ “gốc”; mang lại hiệu quả tích cực và lâu dài.
Mầm đậu nành là một trong những dược liệu tăng cường nội tiết được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Theo các chuyên gia y tế, mầm đậu nành chứa hàm lượng phytoestrogen (estrogen thực vật) dồi dào. Do có cấu trúc tương tự estrogen, mầm đậu nành được cho là lựa chọn an toàn để bổ sung nội tiết tố cho chị em phụ nữ.
Ngoài ra, Sâm tố nữ cũng là thảo dược chứa estrogen hoạt lực mạnh (gấp 3000 lần so với mầm đậu nành). Dược liệu này đã được chứng minh lâm sàng, giúp tăng nồng độ estrogen trong máu; giảm các triệu chứng gây ra bởi thiếu hụt estrogen thời kỳ tiền mãn kinh, tăng kích thước vòng 1…
4.3 Sử dụng các bài thuốc Đông y chữa kinh nguyệt ít
Từ xa xưa, y học cổ truyền đã nghiên cứu và ứng dụng nhiều bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt nói chung, ít kinh nói riêng. Dưới đây là một vài gợi ý:
>>> Bài thuốc Cửu vị hương phụ toàn:
- Công dụng: Trị chứng khí trệ với biểu hiện là chậm kinh, lượng máu kinh ít, đau lưng, chướng bụng, người mệt mỏi…
- Hướng dẫn thực hiện: bạch thược: 12g, bạch truật:16g, đương quy: 16g, xuyên khung: 12g, tiểu hồi hương: 8g, sinh địa: 16g, trần bì: 12g, hương phụ: 16g, hoàng cầm: 12g. Tất cả sắc với 1 lít nước; ngày uống 3 lần, mỗi ngày 1 thang.
>>> Bài thuốc Thanh kinh gia giảm thang:
- Công dụng: Chữa các triệu chứng như kinh nguyệt ra lượng ít, kinh nguyệt ra ít màu đen; người hay choáng váng, khát nước, có máu cục…
- Bài thuốc gồm 12g đại cốt bì, 12g bạch thược, 12g bạch linh, 10g thạch cao, 16g sinh địa, 8g đào nhân, 8g hồng hoa, 10g huỳnh cầm. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia đều 3 lần, uống hết trong ngày.
Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân và cách thức cải thiện khi gặp tình trạng kinh nguyệt ra ít. Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn, liên hệ ngay đến số hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.
>>> XEM THÊM:
- Bí quyết có chu kỳ nguyệt san đều đặn từ thảo dược tự nhiên
- Rối loạn kinh nguyệt, 1 tháng có kinh 2 lần có sao không? – Bác sĩ giái đáp
- Bật mí cách ổn định kinh nguyệt tại nhà cho các chị em