Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa (có đáp án)

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lý 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa (có đáp án) được đội ngũ chuyên gia sưu tầm và biên soạn dưới đây.

Bộ bài tập trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

Câu 1: Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời vào ngày nào?

A. 21/3 (xuân phân)

B. 22/6 (hạ chí)

C. 23/9 (thu phân)

D. 22/12 (đông chí)

Câu 2: Vào ngày hạ chí, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với mặt đất ở nơi nào sau đây?

A. Chí tuyến Bắc.

B. Chí tuyến Nam.

C. Vòng cực Bắc.

D. Xích đạo.

Câu 3: Vào ngày 22/6 và 22/12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam có độ dài ngày – đêm

A. dài bằng nhau.

B. ngày ngắn, đêm dài.

C. ngày dài – đêm ngắn.

D. một ngày hoặc hoặc đêm dài suốt 24 giờ.

Câu 4: Các địa điểm thuộc khu vực nào sau đây có ngày, đêm dài suốt 6 tháng?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến Bắc (Nam)

C. Cực Bắc (Nam)

D. Vòng cực Bắc (Nam)

Câu 5: Nhân tố nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hiện tượng ngày – đêm dài, ngắn trong năm?

A. đất.

B. địa hình.

C. khí hậu.

D. khoáng sản.

Câu 6: Từ xích đạo đi về hai cực, chênh lệch giữa ngày và đêm

A. Càng giảm

B. Tùy theo mỗi nửa cầu

C. Càng tăng

D. Khác nhau theo mùa

Câu 7: Khu vực nào sau đây có hiện tượng trong năm có từ 1 ngày đến 6 tháng luôn là ngày?

A. Từ xích đạo đến chí tuyến

B. Từ chí tuyến đến vòng cực

C. Từ vòng cực đến cực

D. Từ cực đến chí tuyến.

Câu 8: Khu vực nào sau đây có sự chênh lệch ngày – đêm lớn nhất?

Tham Khảo Thêm:  Quá khứ của set là gì? Cách chia động từ set chuẩn nhất

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến

C. Vĩ tuyến 400

D. Vòng cực

Câu 9: Vì sao trong hai ngày 21/3 và 23/9, hai nửa cầu Bắc và Nam được chiếu sáng như nhau?

A. Do Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau.

B. Do khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời vào ngày này là gần nhất.

C. Do Mặt Trời lên cao hơn nên tia sáng kéo dài, thẳng góc với xích đạo.

D. Do khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời vào ngày này là xa nhất.

Câu 10: Thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau giữa các vĩ độ phụ thuộc vào

A. Góc chiếu của tia sáng Mặt Trời tại vĩ độ đó.

B. Vận tốc quay của Trái Đất.

C. Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời.

D. Lượng nhiệt vĩ độ đó nhận được.

Câu 11: Nam Phi nằm ở bán cầu Nam, vào ngày 22/12 có độ dài ngày đêm là

A. Ngày ngắn – đêm dài.

B. Ngày – đêm dài bằng nhau.

C. Ngày dài – đêm ngắn.

D. Ngày dài 24 giờ.

Câu 12: Ở nước ta: vào mùa hè, nhiều trường học và cơ quan nhà nước có lịch làm việc bắt đầu sớm hơn vào buổi sáng; ngược lại vào mùa đông lịch làm việc được lùi xuống muộn hơn. Sự thay đổi giờ như trên là do tác động của hệ quả

A. sự luân phiên ngày và đêm.

B. lực cô-ri-ô-lit.

C. ngày – đêm dài ngắn theo mùa.

D. giờ trên Trái Đất.

Đáp án bộ câu hỏi Địa 6 Bài 9 trắc nghiệm: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

Câu 1:

Đáp án cần chọn là: D

Lời giải

Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời vào ngày 22/12 (đông chí)

Câu 2:

Đáp án cần chọn là: A

Lời giải

Vào ngày hạ chí (22/6), bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với mặt đất tại chí tuyến Bắc.

Câu 3:

Đáp án cần chọn là: D

Lời giải

Vào ngày 22/6 và 22/12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam có một ngày hoặc hoặc đêm dài suốt 24 giờ.

Tham Khảo Thêm:  Tiếng Anh lớp 3 unit 11 – This is my family

Câu 4:

Đáp án cần chọn là: C

Lời giải

Các điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng.

Câu 5:

Đáp án cần chọn là: C

Lời giải

Hiện tượng ngày – đêm dài ngắn trong năm ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu và gián tiếp đến đời sống, sản xuất của con người.

Câu 6:

Đáp án cần chọn là: C

Lời giải

Từ xích đạo về hai cực, chênh lệch ngày và đêm càng lớn.

Câu 7:

Đáp án cần chọn là: C

Lời giải

Các địa điểm nằm từ 66033 Bắc (Nam) đến hai cực có số ngày có ngày, đêm dài 24 giờ giao động theo mùa, từ 1 ngày đến 6 tháng.

Câu 8:

Đáp án cần chọn là: D

Lời giải

Sự chênh ngày – đêm theo vĩ độ

– Tại xích đạo ngày – đêm luôn bằng nhau ở mọi nơi.

– Từ xích đạo về hai cực độ chênh lệch ngày – đêm càng lớn

– Tại vòng cực Bắc (Nam) có 1 ngày hoặc đêm kéo dài 24 giờ.

=> Trong các vĩ tuyến nêu trên, vòng cực có sự chênh lệch ngày – đêm lớn nhất.

Câu 9:

Đáp án cần chọn là: A

Lời giải

Vào ngày 21/3 và 23/9, do Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau, do đó tia sáng chiếu thẳng góc tại xích đạo vào lúc 12 giờ trưa, cả hai nửa cầu Bắc và Nam được chiếu sáng bằng nhau => ngày – đêm bằng nhau ở mọi địa điểm trên Trái Đất.

Câu 10:

Đáp án cần chọn là: A

Lời giải

Thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ phụ thuộc vào góc chiếu của tia sáng Mặt Trời tại vĩ độ đó. Khi góc chiếu tia sáng Mặt Trời càng lớn => thời gian được chiếu sáng nhiều hơn, ngày càng dài, đêm càng ngắn và ngược lại.

Ví dụ: Tại chí tuyến Bắc (23027’):

– Vào ngày 22/6 tia sáng mặt trời vuông góc tại chí tuyến Bắc, góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn (góc nhập xạ lớn) nên có ngày dài hơn đêm.

Tham Khảo Thêm: 

– Ngược lại vào ngày 22/12, tia sáng mặt trời vuông góc tại chí tuyến Nam, chí tuyến Bắc lúc này có góc chiếu của tia sáng mặt trời nhớ hơn (góc nhập xạ nhỏ hơn) nên có ngày ngắn – đêm dài.

=> Thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau giữa các vĩ độ phụ thuộc vào độ lớn của góc chiếu tia sáng mặt trời (góc nhập xạ)

Câu 11:

Đáp án cần chọn là: C

Lời giải

Vào ngày 22/12 (đông chí), bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với chí tuyến Nam -> thời kì này tia sáng Mặt Trời đi qua phía sau vòng cực Nam => các địa điểm thuộc bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm.

=> Vào ngày 22/12, Nam Phi có ngày dài – đêm ngắn.

Câu 12:

Đáp án cần chọn là: C

Lời giải

Vào mùa hè: buổi sáng bắt đầu làm việc sớm và mùa đông: buổi sáng bắt đầu muộn hơn

=> Lịch làm việc như trên phù hợp với thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa ở nước ta (thuộc bán cầu Bắc):

– Mùa hạ: là thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên đường phân chia sáng tối đi qua phía sau vòng cực Bắc -> bán cầu Bắc được chiếu sáng nhiều hơn và có ngày dài hơn đêm (mặt trời mọc sớm, lặn muộn). Do vậy mùa hạ lịch làm việc sẽ sớm hơn.

– Mùa đông: là thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, bán cầu Bắc ngả về phía đối diện nên đường phân chia sáng tối đi qua phía trước vòng cực Bắc -> bán cầu Bắc được chiếu sáng ít hơn và có ngày ngắn hơn đêm (mặt trời mọc muộn mà lặn sớm). Do vậy mùa đông lịch làm việc bắt đầu muộn hơn.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP