Các loại khí giữ nhiệt cho khí quyển được gọi là khí gây ra hiệu ứng nhà kính, khí nhà kính hay chất gây hiệu ứng nhà kính. Phần này cung cấp thông tin về khí thải nhà kính là gì, tác hại của khí nhà kính là gì. Ảnh hưởng của các khí gây hiệu ứng nhà kính lên môi trường, con người, sinh vật,…
Khí nhà kính là gì hay khí thải nhà kính là gì ?
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ những bức xạ sóng dài (hồng ngoại) phản xạ từ bề mặt của Trái Đất sau khi được mặt trời chiếu sáng. Sau đó bị phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Các khí thải nhà kính có rất nhiều loại. chủ yếu bao gồm: hơi nước, khí CO2, CH4, khí N2O, O3 và các khí CFC,….
Trong hệ mặt trời hay bầu khí quyển của các hành tinh như Sao Kim, Sao Hỏa và Titan cũng có chứa các chất gây hiệu ứng nhà kính.
Các khí gây hiệu ứng nhà kính này ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có sự có mặt của chúng thì nhiệt độ bề mặt Trái Đất trung bình hiện nay sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng tầm 33 °C (59 °F).
Các khí gây ra hiệu ứng nhà kính phổ biến hiện nay:
Có rất nhiều loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính, khi ánh nắng mặt trời chiếu đến Trái Đất, một phần ánh sáng được nó hấp thu. Và phần còn lại sẽ được phản xạ ngược vào trong không gian.
Khí nhà kính: Carbon dioxide (CO2)
Carbon dioxide được sinh ra và có mặt trong khí quyển thông qua quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch như than, khí tự nhiên và dầu. Hay các chất thải rắn, đốt cháy cây cối và các vật liệu sinh học khác.
Và khí CO2 cũng là kết quả của một vài phản ứng hóa học, trong các quá trình sản xuất như sản xuất xi măng, vôi,…
Carbon dioxide được loại bỏ ra khỏi khí quyển khi được thực vật hấp thụ vào như một phần của chu trình cacbon sinh học.
Khí nhà kính: Khí metan (CH4)
Khí metan được sinh ra trong các quá trình sản xuất và vận chuyển các loại than, khí đốt tự nhiên hay dầu.
Phát thải khí metan cũng là kết quả của các quá trình chăn nuôi, hoạt động nông nghiệp, sự phân hủy chất thải hữu cơ tại những bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị.
Khí nhà kính: Nitơ oxit (N2O)
Oxit nitơ là khí gây ra hiệu ứng nhà kính được phát ra do hoạt động nông nghiệp và công nghiệp. Do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và các chất thải rắn, cũng như trong các quá trình xử lý về nước thải.
Sulfuryl Fluoride (hóa chất diệt mối)
Các nhà khoa học đã xác định loại hóa chất diệt mối này như một loại chất khí nhà kính.
Nó là một loại Hóa chất trơ và có tuổi thọ lên đến 40 năm. Và thu giữ sức nóng lên đến mức 4.800 lần mỗi phân tử so với khí CO2.
Hóa chất này hiện nay chỉ tồn tại trong 1,5 phần nghìn tỷ trong bầu khí quyển Trái đất. Tuy nhiên theo thông tin tờ Journal of Geophysical Research, con số này có thể tăng lên 5% mỗi năm.
Trichlorofluoromethane
Chất làm lạnh này không chỉ giữ nhiệt tốt hơn 4.600 lần so với carbon dioxide. Nó cũng làm mỏng tầng ôzôn dần nhanh chóng hơn bất kỳ chất làm lạnh nào khác.
Tỷ lệ suy giảm tầng ozon cao là kết quả khuynh hướng trichlorofluoromethane phát tán những phân tử clo khi bị tấn công tiếp xúc với ánh sáng cực tím.
Nhóm khí florua
Bao gồm các khí Hydrofluorocarbons, perfluorocarbons, khí lưu huỳnh hexafluoride và nitơ trifluoride. Đây là các khí gây hiệu ứng nhà kính tổng hợp, mạnh mẽ được phát thải ra từ nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp.
Ngoài CO2 ra, các khí CFC, SO2, metan, ozon, các halogen và hơi nước cũng nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ cao cũng tác động trực tiếp tới nhiệt độ trái đất.
Hậu quả gây ra từ các chất gây hiệu ứng nhà kính:
Hậu quả đầu tiên mà các chất gây hiệu ứng nhà kính gây ra là sự biến đổi khí hậu. Từ đó nó sẽ gây những hậu quả như sau:
Ảnh hưởng đến nguồn nước cả chất lượng lẫn số lượng.
♦ Các loại nước uống, tưới tiêu, nhà máy phát điện dùng nước sẽ bị ảnh hưởng bởi mưa nắng thất thường và tăng lượng khí bốc hơi.
♦ Mưa gia tăng nhiều khiến lụt xảy ra thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi sẽ làm đầy các lòng chảo nối đến các sông ngòi trên thế giới.
Tài nguyên bờ biển:
♦ Chất gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên và xảy ra hiện tượng băng tan.
♦ Việc băng tan làm cho mực nước biển dâng cao làm mất dần diện tích đất ướt và đất khô.
Tác động lên sinh vật:
♦ Sự nóng lên của trái đất ảnh hưởng đến các điều kiện sống các sinh vật, một số loài phải chọn di cư để sinh tồn.
♦ Một số loài sinh vật thì bị giảm số lượng nhanh chóng hoặc thậm chí là bị tuyệt chủng.
Lâm nghiệp:
♦ Theo khoa học biến đổi khí hậu thì khi nhiệt độ Trái Đất tăng thì dễ dẫn đến việc cháy rừng.
Năng lượng và vận chuyển bị thay đổi do mức nhiệt tăng nên nhu cầu làm lạnh tăng lên còn nhu cầu làm nóng thì sẽ giảm đi. Việc vận chuyển hàng hóa trong mùa đông sẽ diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, nếu vận chuyển bằng đường thuỷ thì các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn vì lụt, giảm mực nước sông…
Sức khoẻ con người khi lũ lụt thường đi kèm với dịch bệnh, đồng thời số lượng người chết vì nắng nóng cao kéo dài tăng cao.
Qua bài viết các khí gây hiệu ứng nhà kính trên, hi vọng giúp các bạn hiểu phần nào về các khí gây ra hiệu ứng nhà kính.
Tuy rằng ai cũng biết được tác hại khí thải nhà kính là gì, nhưng những chất gây hiệu ứng nhà kính này lại có rất nhiều ứng dụng trong thực tế. Vì thế chúng vẫn được sử dụng phổ biến khi chưa tìm được chất khí khác an toàn hơn để thay thế.
Nếu các bạn cần mua khí công nghiệp tinh khiết vui lòng với MIGCO chúng tôi.
>>>>> Tìm hiểu thêm: Danh mục những loại khí độc hại bạn cần biết