Id quốc gia việt nam

Id quốc gia việt nam

Hiện nay, việc ứng dụng những phương tiện công nghệ và kỹ thuật số vào cuộc sống là rất nhiều. Khi đăng ký những ứng dụng liên quan tới liên kết ngân hàng và việc mua sắm, các bạn sẽ thấy xuất hiện các thông tin bắt buộc về ID nhận dạng quốc gia. Vậy id quốc gia việt nam là gì? Lịch sử hình thành ID Việt Nam là gì? Thời hạn sử dụng của ID Việt Nam là gì? Trong bài viết bên dưới, Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp các bạn biết thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này.

Khái niệm ID quốc gia Việt Nam là gì?

ID quốc gia Việt Nam chính là thẻ căn cước công dân

ID là từ viết tắt của Identification ở trong tiếng Anh, có nghĩa là nhận diện, nhận dạng hoặc nhận biết. Thuật ngữ ID hiện nay đã trở nên vô cùng phổ biến và được ứng dụng cực kỳ nhiều trong công nghệ, khoa học, xã hội, chính trị,…

Thông thường, ID chính là một tập hợp của các số hoặc chữ, hay cả chữ và số. Tuy nhiên, đôi khi ID có thể là vân tay hoặc hình ảnh,…

Điểm đặc biệt là những thông tin ID này là duy nhất và được sử dụng để xác định danh tính của công dân. Đồng thời để nhận diện thiết bị này với thiết bị khác, cao hơn nữa là định danh quốc gia, khu vực, lãnh thổ.

ID quốc gia Việt Nam được đưa vào sử dụng từ rất sớm và trở thành một phương tiện chính thức trong việc quản lý dân số ở nước ta. Trên thực tế, ID quốc gia Việt Nam được biết đến với cái tên thông dụng là thẻ chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.

Theo đó, ID quốc gia Việt Nam là một dãy số bao gồm 12 chữ số đứng liền kề nhau. Chúng đại diện cho các tỉnh và thành phố ở Việt Nam nên căn cước công dân ở mỗi vùng có một đầu số khác nhau. Có thể thấy rằng, ID quốc gia Việt Nam là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân nước ta. Nó giúp quản lý con người một cách chặt chẽ, khoa học và dễ dàng hơn.

Lịch sử hình thành ID quốc gia Việt Nam là gì?

Lịch sử hình thành ID quốc gia Việt Nam là gì

Từ rất lâu trở về trước, trước năm 1945, ID quốc gia đã được sử dụng tại Việt Nam. Nó không chỉ đơn thuần là một tờ giấy thông hành mà còn được sử dụng để xác minh người dân trong phạm vi Đông Dương.

Tới năm 1946, thẻ căn cước này được thay đổi thành thẻ công dân. Nó sẽ cho chúng ta biết một số thông tin cơ bản như họ tên, năm sinh, quê quán,… Đặc biệt, thẻ này còn bao gồm đặc điểm nhận dạng riêng của một công dân ở Việt Nam.

Tham Khảo Thêm:  Garena Liên Quân Mobile – Game Liên Minh Huyền Thoại phiên bản Mobile

Nơi cấp căn cước công dân cụ thể là ở đâu?

Nơi cấp căn cước công dân là các văn phòng cơ sở quản lý Căn cước công dân trực thuộc Bộ công an. Bên cạnh đó, những nơi này cũng tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước của công dân. Cụ thể như sau:

Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;

Cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các đơn vị hành chính tương đương.

Như vậy, trường hợp bạn thường trú tại Hà Nội nhưng đang sinh sống và làm việc tại Thái Nguyên thì bạn vẫn có thể ra Cơ quan quản lý căn cước công dân thuộc Công an Thái Nguyên để làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân mà không cần phải chuyển nơi đăng ký thường trú hay đăng ký tạm trú tại đây.

Đi làm căn cước công dân cần những gì

Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (nếu bạn chưa bị thu hồi);

Chứng minh nhân dân/căn cước công dân cũ;

Giấy khai sinh (phòng khi cán bộ làm thẻ yêu cầu);

Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân.

Nơi cấp Căn cước công dân gắn chip

Về nơi làm thủ tục cấp Căn cước công dân gắn chip, tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:

“Điều 11. Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.”

Và theo Khoản 1 Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA cũng đã nêu ra:

“Điều 13. Nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.”

Như vậy, kể từ ngày 01/7/2021, ngày mà Thông tư 59/2021/TT-BCA có hiệu lực, công dân có thể yêu cầu cấp Căn cươc công dân tại nơi thường trú hoặc tạm trú.

Thủ tục làm Căn cước công dân gắn chip

Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân

Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp công dân đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.

Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Tham Khảo Thêm:  Cách nhận biết các chất kết tủa và ứng dụng của chúng

Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân

Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ:

+ Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ;

+ Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp thẻ;

+ Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp thẻ (như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh…).

id quốc gia việt nam

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay

Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân cho công dân kiểm tra, ký tên. Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự. Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

Bước 4: Trả kết quả

Công dân nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân. Người dân đi nhận Căn cước công dân tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện (công dân tự trả phí).

Lệ phí khi làm căn cước công dân gắn chip

Theo Thông tư 120/2021/TT-BTC, trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022, lệ phí cấp Căn cước công dân bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân.

“Điều 4. Mức thu lệ phí

Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

Tham Khảo Thêm:  2 Cách không hiển thị bạn chung trên Facebook 2023

Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.”

Kể từ ngày 01/07/2022 trở đi, mức thu lệ phí cấp Căn cước công dân thực hiện theo Thông tư 59/2019/TT-BTC.

Chi tiết xem tại bảng sau đây:

Mức thu lệ phí

Đến 30/6/2022

Từ 01/07/2022

Chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân

15.000 đồng/thẻ Căn cước công dân

30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân

Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu

25.000 đồng/thẻ Căn cước công dân

50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân

Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam

35.000 đồng/thẻ Căn cước công dân

70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân

Câu hỏi thường gặp liên quan đến loại giấy tờ pháp lý cá nhân quan trọng này

ID quốc gia Việt Nam là gì?

ID quốc gia Việt Nam được biết đến với cái tên thông dụng là chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Con chip ở mặt sau của thẻ Căn cước công dân để làm gì?

Con chip ở mặt sau của thẻ Căn cước công dân là con chip điện tử có kích thước nhỏ giống như con chip trên thẻ ATM. Con chip này có khả năng chứa dữ liệu lớn, lưu giữ được rất nhiều thông tin về nhân thân như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, vân tay, võng mạc, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng…

Thẻ căn cước công dân xác nhận được số Chứng minh nhân dân cũ?

Ở mặt trước của thẻ Căn cước công dân sẽ có một mã QR, khi quét mã này – các thông tin cơ bản của thẻ Căn cước công dân như số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân cũ, họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, sẽ hiện ra.

Mức độ bảo mật thông tin của thẻ căn cước công dân gắn chip?

Chỉ các cá nhân, cơ quan được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng mới có thể trích xuất thông tin từ con chip này.

Mã số định danh cá nhân có phải là số thẻ căn cước công dân không?

Đúng. Số định danh cá nhân cũng chính là sổ thẻ Căn cước công dân (12 số), được cấp cho mỗi công dân từ khi sinh ra đến khi mất, không lặp lại ở người khác.

Bài viết trên đây của công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh chắc chắn đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc: id quốc gia việt nam cùng những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này. Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin về ID quốc gia Việt Nam, các bạn hãy để lại bình luận bên dưới đây và đừng bỏ lỡ những bài viết mới nhất của Luật Trần và Liên Danh để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP