Vòng hợp âm Canon là vòng hợp âm đặc biệt mà chúng ta có thể sử dụng cho rất nhiều bài hát. Đây là vòng hợp âm vi diệu mà nhiều người chơi nhạc gọi nó là vòng hợp âm thần thánh. Không chỉ có những người mới chơi, mà kể cả những nhạc sĩ chuyên nghiệp cũng rất thường sử dụng vòng hợp âm Canon này để sáng tác.
Chắc hẳn rất nhiều người trong số các bạn không lạ lẫm gì với tên vòng hợp âm này. Vì thế nên hôm nay, Hoka Guitar Shop sẽ giới thiệu cho vòng hợp âm Canon là gì nhé!
Vòng hợp âm canon là gì?
Vòng hợp âm Canon in D được sáng tạo bởi ông Johann Pachelbel, một nhà soạn nhạc người Đức, nghệ sĩ organ thời kì Baroque. Và Canon cung Rê trưởng (Canon in D) cũng là một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất của ông.
Ngày nay, canon và các biến tấu của nó được sử dụng trong nhiều thể loại nhạc từ nhạc giao hưởng, nhạc thánh ca cho tới cả nhạc rock, hip hop…
Có hiểu đơn giản nhất về dòng hợp âm Canon là: một loạt những hợp âm nối liền liên tiếp với nhau. Sau khi đã đánh đến hợp âm cuối, người chơi sẽ tiếp tục lặp lại hợp âm bắt đầu. Vì tính chất lặp lại của nó nên chúng ta gọi là “vòng”.
Ngoài việc sử dụng cho bài nhạc Canon in D của Pachelbell, những nhạc sĩ khác cũng đã phát hiện ra rằng có thể sử dụng vòng hợp âm Canon in D cũng có thể sử dụng cho rất nhiều bài nhạc khác. Đó cũng chính là sự kì diệu của vòng hợp âm này
Trước khi Hoka giới thiệu cho các bạn các vòng hợp âm canon, nếu bạn chưa nắm rõ hoặc chưa nhớ các hợp âm cơ bản hãy ôn bài tại: 10 Hợp Âm Đàn Guitar Cơ Bản Đầy Đủ Nhất Cho Người Mới Bắt Đầu nhé!
Vòng hợp âm canon in D
Vòng hợp âm Canon in D có tất cả 8 hợp âm được sắp xếp theo thứ tự như sau:
- Hợp âm Rê trưởng (D)
- Hợp âm La trưởng (A)
- Hợp âm Si thứ (Bm)
- Hợp âm Fa thăng thứ (F#m)
- Hợp âm Sol trưởng (G)
- Hợp âm Rê trưởng (D)
- Hợp âm Sol trưởng (G)
- Hợp âm La trưởng (A)
Vòng hợp âm này có thể đệm được cho rất nhiều bài hát, đặc biệt là nhạc của phương tây. Đây là nguyên bản của vòng hợp âm này, chúng ra có thể từ tone Rê trưởng để suy ra những tone nhạc khác như Sol trưởng (G) hay Đô trưởng (C)
Đôi khi, chúng ta có thể cắt bớt đi 2 hợp âm Sol trưởng (G) và Rê thứ (D) để hợp âm được ngắn gọn hơn. Từ đó chúng ta có được vòng hợp âm như sau:
- Hợp âm Rê trưởng (D)
- Hợp âm La trưởng (A)
- Hợp âm Si thứ (Bm)
- Hợp âm Fa thăng thứ (F#m)
- Hợp âm Sol trưởng (G)
- Hợp âm La trưởng (A)
Vòng hợp âm canon in C
Để chơi được vòng hợp âm canon in C, ta từ Rê trưởng (D) chuyển qua tone Đô trưởng (C) bằng cách dời tất cả các hợp âm. Mỗi hợp âm lùi về một cùng, ta sẽ có vòng hợp âm như sau:
- Hợp âm Đô trưởng (C)
- Hợp âm Sol trưởng (G)
- Hợp âm La thứ (Am)
- Hợp âm Mi thứ (Em)
- Hợp âm Fa trưởng (F)
- Hợp âm Đô trưởng (C)
- Hợp âm Rê thứ(Dm) hoặc Fa trưởng (F)
- Hợp âm trưởng (G) hoặc G7
Các bạn có thể suy ra những tone nhạc khác bằng cách chuyển theo bậc, khung. Việc này sẽ rất đơn giản nếu bạn đã có kiến thức cơ bản về hợp âm.
Các Yêu cầu cơ bản khi chơi hợp âm canon
Mới tập chơi được 1 tuần trở lên.
Nếu vừa bắt đầu chơi guitar, bạn đã muốn chinh phục vòng hợp âm Canon thì đó là điều không thể. Ít nhất sau khi bạn đã có một vài kĩ năng cơ bản với đàn guitar rồi thì mới nên bắt đầu luyện tập.
Thay vì dành thời gian ngay từ lúc mới tập chơi để tập vòng hợp âm này, bạn nên dành nhiều thời gian cho việc tập gãy, quạt, bấm hợp âm, chuyển hợp âm,…
Biết cách bấm hợp âm.
Nếu bạn không biết cách bấm hợp âm, bạn sẽ không thể tập chơi hợp âm canon được. Lí do là vì đây là một vòng hợp âm – là một tổ hợp những nốt ngân lên cùng lúc. Không đơn giản như là việc đàn những nốt đơn.
Yêu cầu tối thiều của việc chơi hợp âm canon đó chính là bạn phải biết gãy dây đàn và bấm ngăn đàn cùng một lúc. Sau đó bạn mới có thể bắt đầu tập đánh những hợp âm có trong vòng hợp âm canon.
Biết 1 trong số các điệu thuộc các nhịp : 2/4;4/4
Nhịp dễ nhất cho các bạn mới tập chơi chính là nhịp 2/4. Nhịp 2/4 là một nhịp đơn. Trong nhịp 2/4 ta có: Số 2 chỉ 2 phách thì sẽ có phách đầu là mạnh và phách sau là nhẹ và trường độ mỗi phách cơ bản sẽ ứng với một nốt đen.
Nhịp 2/4 thông thường sẽ được sử dụng trong các bài hát thiếu nhi hay hành khúc vì tiết tấu hợp với tự nhiên của con người. Ở nhịp 2/4, mỗi hợp âm bạn cần gãy 2 lần.
Tiếp theo bạn cũng có thể tập nhịp 4/4. Nhịp 4/4: Là loại nhịp kép 4 phách: Phách đầu(mạnh), Phách hai nhẹ, Phách 3 mạnh vừa, Phách 4 nhẹ. Trường độ mỗi phách tương đương một nốt đen. Thường được sử dụng trong các bài hát trang nghiêm như Quốc ca, Lãnh tụ ca,… Ở nhịp 4/4, mỗi hợp âm bạn cần gãy 4 lần.
Những bài hát có vòng hợp âm canon
Có rất nhiều bài hát Việt Nam nổi tiếng được viết trên vòng hợp âm Canon, ta có thể kể đến những bài hát có vòng hợp âm canon với số lượng rất nhiều. Vì vòng hợp âm này mang một sắc thái rất yên bình, nhẹ nhàng, có thể mang đến cho người nghe nhiều tâm trạng. Ví dụ như:
- Chân ngắn
- Suy nghĩ trong anh
- Người ấy
- Công chúa bong bóng
- Ngày ấy bạn và tôi
- Bạn ơi
- Mất trí nhớ
- Cung đàn buồn
- Con đường tình yêu
- Anh mơ
- Buồn
- Em là hạnh phúc trong anh
- Ngày xưa em đến
- Chúc bé ngủ ngon!
- Tìm lại bầu trời
- Chỉ anh hiểu em
- Chỉ vì anh quá yêu em
- Đến sau
- Em Chỉ Là Bạn Thân
- Cô bé mùa đông
- Hòn đá cô đơn
Những bài hát tiếng Anh như:
- Beautiful in white
- Aloha-cool
- Proud of you
- Kiss the rain
Hơn nữa, bạn có thể sử dụng một web có tên là “Hợp âm chuẩn” để tìm những bài hát có vòng hợp âm canon, Điều này sẽ giúp cho việc luyện tập của bạn dễ dàng hơn. Các bạn hãy cứ tìm thật nhiều bài hát và áp dụng vòng hợp âm Canon vào, sau đó bạn sẽ thấy được sự vi diệu của nó.
Các bạn hãy cứ luyện tập những hợp âm cơ bản trước, sau đó cố gắng chuyển đúng nhịp rồi ghép những hợp âm lại với nhau. Nếu việc luyện tập cách đánh hợp âm có quá khó khăn đối với bạn thì có thể đăng ký ngay hotline: 0982.881.387 để được hướng dẫn học một cách chi tiết nhất nhé!
Phía trên là những kiến thức cơ bản về vòng hợp âm canon guitar được Hoka Guitar Shop đưa đến cho các bạn theo cách dễ hiểu nhất. Vòng hợp âm canon là vòng hợp âm lâu đời, và được rất nhiều nhạc sĩ áp dụng trong bản nhạc của mình. Vì thế việc luyện tập vòng hợp âm này là một điều rất cần thiết cho những bạn bắt đầu học chơi guitar đấy!