“Mình phải mất bao lâu mới thành thạo tiếng Anh?”. Theo như các nghiên cứu của nhiều trường Đại học và viện ngôn ngữ, thời gian trung bình để một người đạt đến trình độ thành thạo Anh ngữ cần 1.200 giờ học. Nhưng liệu có đúng hay không? Làm sao để rút ngắn thời gian này.
Cần học tiếng Anh trong bao lâu thì mới thành thạo
Theo nguồn nghiên cứu từ Đại học Cambridge. Bảng dưới đây là các mốc thời gian để thành thạo tiếng Anh dành cho người bắt đầu từ con số 0.
Theo chuẩn CEFR Theo chuẩn CAE Thời lượng học
trung bình (giờ)
C2 C2 Proficiency
hay Cambridge English: Proficiency (CPE)
1.000 – 1.200 C1 C1 Advanced
hay Cambridge English: Advanced (CAE)
700 – 800 B2 B2 First
hay Cambridge English: First (FCE)
500 – 600 B1 B1 Preliminary
hay Cambridge English: Preliminary (PET)
350 – 400
A2 A2 Key
hay Cambridge English: Key (KET)
180 – 200
A1 A1 Starters/Movers
hay Cambridge English Starters/Movers (YLE)
90 – 100
Source: CAE, Guided learning hours. Cambridge English Support Site.
CEFR (The Common European Framework of Reference for Languages) là khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu – tiêu chuẩn được quốc tế công nhận rộng rãi nhất và dùng để mô tả mức độ thông thạo ngôn ngữ.
CAE (The Cambridge Assessment English) là khung tiêu chuẩn mô tả mức độ thông thạo Anh ngữ dựa trên quy định của hội đồng khảo thí Cambridge Assessment Group của Đại học Cambridge, Vương quốc Anh.
Qua bảng nghiên cứu trên ta thấy, để một người mới bắt đầu học từ con số không đến thành thạo tiếng Anh cần 1000 -1200 giờ học nghiêm túc, tương đương với 20 – 26 tháng.
Nếu bạn là người mất gốc tiếng Anh muốn nhanh chóng chinh phục Anh ngữ dùng trong công việc, tăng lương, thăng chức hay đi du lịch với bạn bè. Vậy làm sao để rút ngắn thời gian học trên?
Làm sao để rút ngắn thời gian học Anh ngữ
👉🏻 Tham gia nhóm 13 tiếng tự học tiếng Anh mỗi ngày để cùng SunUni Academy TỰ HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ MỖI NGÀY thông qua các bài đăng, tranh ảnh, infographics,…
1. Tại sao bạn học không tiến bộ, chán học
-
Hiểu tiếng Anh là một môn học chứ không phải một ngôn ngữ
Suốt 12 năm đi học chúng ta coi tiếng Anh là một môn học. Chăm chỉ làm bài tập, học từ vựng ngữ pháp để đạt điểm số cao. Nhưng khi cần đến kỹ năng nói tiếng Anh thì lại không biết nói như thế nào.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ, đã là ngôn ngữ là cần dùng hàng ngày. Do đó việc học tiếng Anh không phải là ngày một ngày hai, thi được chứng chỉ là học xong tiếng Anh. Hãy biến tiếng Anh thành một phần cuộc sống của bạn. Và hãy thử tượng tượng những gì bạn sẽ có khi bạn nói tiếng Anh. Ấy sẽ là nguồn động lực to lớn giúp bạn kiên trì với việc học Anh ngữ.
-
Không có người cùng đồng hành
Học tiếng Anh là sự cố gắng cải thiện nhỏ mỗi ngày theo thời gian. Một hành trình dài như vậy ta sẽ rất dễ nản chí. Đặc biệt để vượt qua giai đoạn đầu khó khăn. Bạn rất cần một người cùng đồng hành.
-
Không biết bắt đầu từ đâu
Khi không biết bắt đầu từ đâu, học theo lộ trình nào, mục tiêu ra sao. Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để loay hoay và rơi vào vòng xoáy học rồi bỏ, học rồi lại bỏ. Vậy thì hãy tham khảo lộ trình học siêu chi tiết cho người mới bắt đầu dưới đây.
2. Lộ trình học siêu chi tiết cho người mới bắt đầu
Bước 1: Xác định rõ trình độ hiện tại của bản thân
Để có được lộ trình học tối ưu nhất, bạn cần biết trình độ hiện tại của mình ở đâu. Vậy nên bước đầu tiên là bạn hãy test trình độ của bản thân. Bạn có thể đăng ký test trình độ tại đây.
Bước 2: Xác định thời lượng học/ngày.
Bạn có thể dành 4h/ngày hay 3h/ngày hay thậm chí 30 phút/ngày để học ngoại ngữ. Điều quan trọng là sự lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Sau khi xác định thời lượng học trong ngày thì hãy phân bổ thời gian học cho từng kỹ năng.
Ví dụ giai đoạn mới bắt đầu thì cần ưu tiên học phát âm. Hãy dành thời gian để học phát âm, luyện nghe, luyện đọc, học từ vựng. Giai đoạn sau thì luyện nói nhại lại những video đã nghe hiểu 85% trước đó. Giai đoạn sau nữa thì tìm môi trường hay partner để cùng thực hành nói tiếng Anh mỗi ngày.
Bước 3 Xây dựng lộ trình học dựa trên thời gian nói trên
Giai đoạn 1: Học phát âm
Đây là giai đoạn nền tảng vô cùng quan trọng. Chúng ta sẽ không thể hiểu được người bản ngữ nói gì nếu bản thân chúng ta nói sai. Thực trạng rất nhiều bạn học tiếng Anh nhiều năm, nắm chắc ngữ pháp, nhưng lại chật vật khi giao tiếp với người nước ngoài do phát âm không chuẩn.
Trước khi nói hay như người bản xứ, ta cần học cách nói đúng trước đã. Các bạn cần nắm vững hệ thống Phiên âm Quốc tế (International Phonetic Symbols – IPS).
Hãy tập thói quen tra cứu phiên âm mỗi khi gặp một từ mới để có thể phát âm đúng nhất. Để chắc chắn bạn đọc đúng, bạn tham khảo series chữa phát âm trên Youtube và ghi âm giọng nói của bản thân để so sánh xem mình phát âm đúng được bao nhiêu % rồi nhé.
Giai đoạn 2: Học Nghe, đọc
Để có thể giao tiếp tự nhiên, trôi chảy, chúng ta cần phải nghe nhiều. Để có thể nói đúng ngữ pháp, có nhiều vốn từ vựng chúng ta cần phải đọc nhiều. Do đó bạn càng dành thời gian cho giai đoạn nghe, đọc càng nhiều thì hai kỹ năng nói – viết của bạn cũng sẽ tiến bộ vượt bậc theo.
Những cách học nghe, đọc như thế nào cho đúng?
Đối với phần nghe. Bạn muốn nói tiếng Anh chủ đề nào thì nghe chủ đề đó. Bạn muốn dùng tiếng Anh để giao tiếp trong công việc. Thì hãy nghe các hội thoại tại công sở, đàm phán, chủ đề giao tiếp thông dụng. Nguồn nghe trên Youtube rất nhiều. Bạn có thể search “English conversation at work”.
Luyện nghe quan trọng nhất là bạn nghe thật nhiều, nghe hiểu chứ không phải bật lên rồi bỏ đó. Nghe có hai phần là nghe chủ động và nghe thụ động. Nghe chủ động là bạn cố gắng nghe hiểu đoạn video đó. Lần 1 có thể nhìn transcript rồi nghe chép chính tả. Sau đó check lại transcripts. Lần 2 nghe nhìn transcript. Rồi dần dần đến khi nghe không nhìn transcripts nữa mà vẫn hiểu khoảng 85% thì chuyển sang video khác. Nghe quan trọng là nghe hiểu video, chứ không phải là nghe chạy theo số lượng. Từng những video mà bạn đã nghe hiểu 85% thì có thể chuyển sang nghe thụ động lúc đi xe buýt, rửa bát,…Ngoài ra, lúc rảnh có thể xem thêm những video chủ đề yêu thích, show truyền hình Mỹ,…
Đối với phần đọc. Trình độ Beginner nên đọc các chuyện song ngữ. Sau này có thể đọc báo chi, tin tức. Khi đọc nhớ chú ý đến những từ vựng lặp lại nhiều lần, mà vẫn không biết nghĩa, thì mình note ra một cuốn sổ rồi học. Khi đọc nhiều ngữ pháp của bạn sẽ cải thiện đáng kể.
Nhiều bạn thắc mắc, học từ vựng làm sao để nhớ lâu? Bạn có thể tham khảo bài viết “Học trước quên sau, làm sao để cải thiện.” tại đây
Giai đoạn 3: Học nói, viết
Ở giai đoạn beginner, sẽ rất khó cho bạn trong việc tự nghĩ ra những câu giao tiếp tiếng Anh để nói. Lúc ấy từ vựng chưa nhiều, câu cú ngữ pháp chưa chắc, phản xạ nói còn chậm. Do đó lời khuyên cho bạn trong giai đoạn mới bắt đầu là: Hãy luyện tập nói theo phương pháp Shadowing. Bạn bật video đã luyện nghe nhiều làn hiểu được 85% ở trên. Dùng chính video đó để nghe, rồi ấn pause, nhại lại y chang những gì người ta nói. Dần dần bạn sẽ ngấm được ngữ điệu và cách nói tự nhiên của người bản xứ. Luyện tập theo phương pháp Shadowing là cách tốt nhất để bạn nhanh chóng tiến tới trình độ nói tiếng Anh trôi chảy.
Sau giai đoạn trên, bạn đã thuộc những câu nói cơ bản. Lúc này hãy tìm cho mình một môi trường luyện nói. Có thể tham gia vào các group cộng đồng. Chat với bạn bè bằng tiếng Anh vừa cải thiện kỹ năng viết và nói. Tự nói mỗi khi đứng trước gương.
Đối với viết cũng vậy. Giai đoạn đầu cứ chép đi, chép lại bài viết đó. Lúc này, thấm vào trong bạn không chỉ ngữ pháp mà con là lối tư duy viết, văn phong của người bản ngữ.
Bản chất của việc học tiếng Anh là học đều đặn mỗi ngày, nếu chúng ta cứ sốt sắng cần phải thành thạo tiếng Anh ngay trong 6 tháng, 1 năm thì sẽ rất dễ nản chí. Do đó, lời khuyên là hãy coi biến tiếng Anh thành một phần cuộc sống của bạn. Hãy dùng, học nó mỗi ngày, tập trung vào mỗi ngày. Dần những tích lũy nhỏ mỗi ngày sẽ tạo thành công lớn theo thời gian.
Như vậy, với lộ trình khoa học trên, cùng phương pháp đúng, bạn sẽ rút ngắn thời gian học. Tham khảo phương pháp học Anh ngữ khiến người Nhật trở nên xuất chúng tại đây.
Bạn có thể xem thêm:
- Lộ trình học tiếng Anh siêu chi tiết giúp bạn yêu lại từ đầu tiếng Anh
- Học mãi không nhớ, làm sao để cải thiện