Động tiêu_nhạc cụ dân tộc đang được khá người yêu thích bên cạnh sáo trúc. Bài viết này sẽ giới thiệu, hướng dẫn cơ bản về các loại tiêu cũng như cách chơi
Động tiêu là loại nhạc cụ thuộc hệ tiêu sáo, thường làm bằng trúc. Động tiêu mang âm hưởng của sự yên bình, trầm lắng, sâu sắc, tiếng tiêu buồn, sâu thẳm, …
Trước hết bạn cần học cách để biết làm thế nào để thổi tiêu kêu
Sau đây là các hệ bấm và thang âm của động tiêu. Hi vọng sẽ giúp phần nào các bạn học thổi tiêu về cách cầm và các thế bấm của nó.
Để tìm hiểu thêm về động tiêu cũng như các loại khác các bạn truy cậpchuyên mục Các loại tiêu sáo và chuyên mục học thổi sáo
Hướng dẫn thổi tiêu
Về cơ bản các kỹ thuật thổi tiêu khá giống với thổi sáo, các bạn có thể xem bài hướng dẫn thổi sáo ngangtại chính website này. Một số kỹ thuật khác mình cũng không rõ lắm do cũng ít chơi tiêu. Tiêu có âm khá là trầm ấm rồi, nên cứ thổi kêu, đúng nốt, chút luyến láy, rung hơi, thì nó đã khá đi vào lòng người rồi. Mình chỉ chơi được đến đó nên không giúp được mọi người thêm. Các bạn có thể tìm hiểu thêm qua các clip trên youtube và các bài viết về sau của mình hoặc trên mạng.
Tiêu bát khổng (hệ 6-1-1, khuyết nốt do# và fa#):
du nhập từ Trung Quốc nhưng đang được sử dụng khá rộng rãi ở Việt Nam ở cả tiêu nhập khẩu và tiêu do người Việt mình chế tác. Hiện nay còn có hệ 9 lỗ cải tiến từ hệ này với thêm nốt fa# (dùng ngón út tay trái bấm)
Vị trí để ngón út tay trái có thể đặt nốt fa#, vị trí ngón út tay phải có thể mở lỗ do# ( rê kép) nhưng phương án này có nhiều nhược điểm nên không ai dùng. Nói chung bát khổng chỉ nên cải tiến lên 9 lỗ.
Ngón giữa tay trái và ngón treo nhẫn tay phải xem như cố định (thực tế cũng ít khi dùng đến)
Tiêu hệ Việt ( 4-2, cải tiến thành 6-2-2, hoặc thêm các lỗ kép thành 12 lỗ):
Hệ này đang được sử dụng khá phổ biến ở miền Nam, chơi đủ các nốt như sáo 10 lỗ, hơn nữa hệ cả tiến 12 lỗ rất là tối ưu ở quảng cao (3-4), (nguồn hình ảnh damsan.net)