Học tâm lý học ra làm gì? Cơ hội công việc nào cho sinh viên ngành tâm lý học?

Tâm lý học là lĩnh vực khoa học thu hút nhiều người trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Những năm gần đây, ngành tâm lý học trở thành ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm và tìm hiểu. Chắc hẳn Ngành tâm lý học gì? Học ở đâu? Điểm chuẩn ngành tâm lý có cao không là những điều các bạn trẻ đang muốn biết hơn bao giờ hết. Cùng với đó, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu học tâm lý học ra làm gì và các cơ hội công việc cho sinh viên ngành tâm lý học qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục ẩn

Tổng quan ngành tâm lý học

Ngành tâm lý học là gì?

Ngành tâm lý học theo tiếng Anh là Psychology chuyên nghiên cứu về hành vi, tâm lý và cảm xúc của con người. Ngành này chú trọng đến sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh và môi trường bên ngoài tác động đến hành vi và tinh thần của con người. Ngành này gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như phát triển con người, các hành vi xã hội và quá trình nhận thức.

Các lĩnh vực thuộc chuyên ngành tâm lý học

Ngành tâm lý học được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Tâm lý học tội phạm
  • Tâm lý học giáo dục
  • Tâm lý học lâm sàng
  • Tâm lý học tư vấn
  • Tâm lý học hành vi
  • Tâm lý học xã hội
  • Tâm lý học phát triển
  • Tâm lý học quản lý
  • Tâm lý học tổ chức – công nghiệp

Chọn ngành tâm lý học, sinh viên sẽ học những gì?

Theo học ngành tâm lý học, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức từ cơ sở đến nâng cao về lĩnh vực tâm lý như:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi
  • Tham vấn học đường
  • Tâm lý học giáo dục
  • Tâm lý học giao tiếp
  • Tâm lý học lao động
  • Tâm lý học gia đình
  • Tâm lý học tôn giáo
  • Tâm lý học lứa tuổi
  • Tâm lý học tội phạm
  • Tâm lý học quản trị kinh doanh
  • Các chuyên đề về tệ nạn xã hội hoặc xử lý tình huống trong đời sống,…
  • ….

Tuỳ vào quy mô và chương trình đào tạo tại các trường mà sẽ có sự khác biệt dựa trên lĩnh vực chuyên sâu ngành tâm lý học. Song hành với kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành tâm lý học sẽ được trang bị các kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiên cứu, tư duy phản biện, khả năng đo lường và phân tích nguồn dữ liệu, kỹ năng giải quyết vấn đề,… để tự tin vận dụng kiến thức tâm lý trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Bên cạnh đó, các trường đào tạo ngành tâm lý học hiện nay đều chú trọng kiến thức gắn liền với thực tiễn. Sinh viên theo học ngành tâm lý học sẽ có cơ hội tham gia vào các buổi tổ chức thực tế nghề nghiệp hay giao lưu với các chuyên gia tư vấn tâm lý,… Nhờ đó, sinh viên có cơ hội quan sát, học hỏi và nhận được sự tư vấn hữu ích từ các chuyên gia để có định hướng đúng đắn hơn về nghề nghiệp trong tương lai.

Tham Khảo Thêm:  Tất tần tật về đất nước Hàn Quốc

Mã ngành và các tổ hợp môn nào xét tuyển vào ngành tâm lý học?

Mã ngành tâm lý học: 7310401.

Các tổ hợp môn xét tuyển ngành tâm lý học:

A00: Toán – Vật Lý – Hóa Học.

A01: Toán – Vật Lý – Tiếng Anh.

B00: Toán – Hoá học – Sinh học.

B03: Toán – Sinh học – Ngữ Văn.

C00: Ngữ Văn – Lịch sử – Địa Lý.

C20: Ngữ Văn – Địa Lý – Giáo dục công dân.

D01: Ngữ Văn – Toán – Tiếng Anh.

D02: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nga.

D03: Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp.

D04: Ngữ văn – Toán – Tiếng Trung.

D05: Ngữ văn – Toán – Tiếng Đức.

D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh.

D09: Toán – Tiếng Anh – Lịch sử.

D78: Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Anh.

D83: Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Trung.

Các trường đại học nào đào tạo ngành tâm lý học?

Khu vực Hà Nội

  1. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội (QHX)
  2. Đại học Sư phạm Hà Nội (SPH)

Khu vực TP HCM

  1. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP HCM (QSX)
  2. Đại học Sư phạm TP HCM (SPH)
  3. Đại học Kinh Tế – Tài Chính TP HCM (UEF)
  4. Đại học Công nghệ TP HCM – HUTECH (DKC)
  5. Đại Học Sài Gòn (SGD)
  6. Đại Học Lao động – Xã hội TP HCM ( DLS)
  7. Đại Học Hoa Sen (HSU)
  8. Đại Học Văn Lang (DVL)
  9. Đại Học Văn Hiến (DVH)

Các tỉnh, thành khác

  1. Đại Học Sư phạm, Đại học Huế (DHS)
  2. Đại Học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng (DDS)

Điểm chuẩn ngành tâm lý học có cao không?

Khu vực Hà Nội

1. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội (QHX)

Tên trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội (QHX)

Tên ngành: Tâm lý học

Tổ hợp môn:

A01: điểm chuẩn 26.5 (năm 2021)

C00: điểm chuẩn 28 (năm 2021)

D01:điểm chuẩn 27 (năm 2021)

D04; D06: điểm chuẩn 25.7 (năm 2021)

D78: điểm chuẩn 27 (năm 2021)

D83: điểm chuẩn 24.7 (năm 2021)

Tham khảo nguồn: Tại đây

2. Đại học Sư phạm Hà Nội (SPH)

Tên trường: Đại học Sư phạm Hà Nội (SPH)

Tên ngành:

  • Tâm lý học (Tâm ký học trường học)
  • Tâm lý học (Tâm ký học trường học)
  • Tâm ký học giáo dục
  • Tâm ký học giáo dục

Tổ hợp môn:

  • C00: điểm chuẩn 25.5 (năm 2021)
  • D01; D02; D03: điểm chuẩn 25.4 (năm 2021)
  • C00: điểm chuẩn 26.5 (năm 2021)
  • D01; D02; D03: điểm chuẩn 26.15 (năm 2021)

Tham khảo nguồn: Tại đây

Khu vực TP HCM

1. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP HCM (QSX)

Tên trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP HCM (QSX)

Tên ngành: Tâm lý học (Tâm ký học trường học)

Tổ hợp môn:

  • B00: điểm chuẩn 26.2 (năm 2021)
  • C00: điểm chuẩn 26.6 (năm 2021)
  • D01: điểm chuẩn 26.3 (năm 2021)
  • D14: điểm chuẩn 26.6 (năm 2021)

Tham khảo nguồn: Tại đây

2. Đại học Sư phạm TP HCM (SPH)

Tên trường: Đại học Sư phạm TP HCM (SPH)

Tên ngành: Tâm lý học; Tâm ký học giáo dục

Tổ hợp môn:

  • B00; C00; D01: điểm chuẩn 25.5 (năm 2021)
  • A00; D01; D78: điểm chuẩn 23.7 (năm 2021)

Tham khảo nguồn: Tại đây

3. Đại học Kinh Tế – Tài Chính TP HCM (UEF)

Tên trường: Đại học Kinh Tế – Tài Chính TP HCM (UEF)

Tên ngành: Tâm lý học

Tổ hợp môn:

C00; D01; D14; D15: điểm chuẩn 21 (năm 2021)

Tham khảo nguồn: Tại đây

4. Đại học Công nghệ TP HCM – HUTECH (DKC)

Tên trường: Đại học Công nghệ TP HCM – HUTECH (DKC)

Tên ngành: Tâm lý học

Tổ hợp môn:

A00; A01; C00; D01: điểm chuẩn 20 (năm 2021)

Tham khảo nguồn: Tại đây

5. Đại Học Sài Gòn (SGD)

Tên trường: Đại Học Sài Gòn (SGD)

Tên ngành: Tâm lý học

Tổ hợp môn:

D01: điểm chuẩn 24.05 (năm 2021)

Tham khảo nguồn: Tại đây

6. Đại Học Lao động – Xã hội TP HCM ( DLS)

Tên trường: Đại học Lao động – Xã hội TP HCM ( DLX)

Tên ngành: Tâm lý học

Tổ hợp môn:

A00, A01; C00; D01: điểm chuẩn 22.5 (năm 2021)

Tham khảo nguồn: Tại đây

7. Đại Học Hoa Sen (HSU)

Tên trường: Đại Học Hoa Sen (HSU)

Tên ngành: Tâm lý học

Tổ hợp môn:

A01, D01, D08, D09: điểm chuẩn 16 (năm 2021)

Tham khảo nguồn: Tại đây

Tham Khảo Thêm:  Chi phí du học Hàn Quốc

8. Đại Học Văn Lang (DVL)

Tên trường: Đại Học Văn Lang (DVL)

Tên ngành: Tâm lý học

Tổ hợp môn:

B00; B03; C00; D01: điểm chuẩn 19 (năm 2021)

Tham khảo nguồn: Tại đây

9. Đại Học Văn Hiến (DVH)

Tên trường: Đại Học Văn Hiến (DVH)

Tên ngành: Tâm lý học

Tổ hợp môn:

A00; B00; C00; D01: điểm chuẩn 18.5 (năm 2021)

Tham khảo nguồn: Tại đây

Các tỉnh, thành khác

1. Đại Học Sư phạm, Đại học Huế (DHS)

Tên trường: Đại học Sư phạm, Đại học Huế (DHS)

Tên ngành: Tâm lý học giáo dục

Tổ hợp môn:

B00; C00; C20; D01: điểm chuẩn 15 (năm 2021)

Tham khảo nguồn: Tại đây

2. Đại Học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng (DDS)

Tên trường: Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng (DDS)

Tên ngành: Tâm lý học; Tâm ký học (chất lượng cao)

Tổ hợp môn:

B00; C00; D01: điểm chuẩn 16.25 (năm 2021)

B00; C00; D01: điểm chuẩn 16.75 (năm 2021)

Tham khảo nguồn: Tại đây

Nếu mức điểm tham khảo trên phù hợp với học lực của bạn, nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ nhập học đại học để tiến đến giảng đường mơ ước nhé.

Học tâm lý học ra làm gì? Cơ hội việc làm nào dành cho sinh viên ngành tâm lý học?

Tuy ngành tâm lý học vẫn còn là một ngành khá mới mẻ nhưng đã có những bước phát triển mang tính đột phá trong nhiều năm qua tại Việt Nam. Các cử nhân ngành tâm lý học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều công việc như:

1. Nhà tâm lý tội phạm

Đây là công việc thuộc ngành tâm lý tội phạm nên đòi hỏi chuyên môn và nghiệp vụ sâu.

  • Kỹ thuật viên khoa học pháp y: Khám nghiệm, thu thập và phân tích bằng chứng từ các hiện trường vụ án hoặc tiếp nhận và phân tích bằng chứng này trong phòng thí nghiệm.
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu vụ án và tạo hồ sơ tâm lý tội phạm để hỗ trợ quá trình điều tra hoặc chịu trách nhiệm đánh giá tâm lý nghi phạm trong suốt quá trình thẩm vấn, xét xử.
  • Tham gia giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành tâm lý tội phạm.
  • Nhà nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tội phạm.
  • Nhà tâm lý trị liệu hỗ trợ quá trình cải tạo của để giúp các tội phạm trở thành những công dân có ích cho xã hội.

2. Nhà tâm lý học đường

Nhà tâm lý học đường sẽ trở thành một nhà cố vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh – sinh viên, phụ huynh và giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công việc chính là thấu hiểu những áp lực và khúc mắc tâm lý của những học sinh gặp khó khăn trong quá trình học tập hay trong các mối quan hệ trường lớp. Đồng thời cung cấp thông tin và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh – sinh viên để giúp các em quyết định nghề nghiệp phù hợp.

2. Nhà trị liệu tâm lý

Nhà trị liệu tâm lý thường làm việc tại các trung tâm tư vấn và trị liệu tâm lý hoặc các phòng khám, bệnh viện tâm thần, cơ sở hành nghề tư nhân,… để nắm bắt, phân tích và hỗ trợ giải quyết những mâu thuẫn tâm lý của bệnh nhân. Cụ thể, công việc này chuyên về can thiệp, đánh giá và hỗ trợ điều trị các hành vi bất thường hoặc các yếu tố khủng hoảng gây căng thẳng đến sức khỏe tinh thần của con người.

3. Nhà tham vấn tâm lý

Nhà tham vấn tâm lý thường làm việc tại các trung tâm tư vấn, tổ chức phi chính phủ, phòng tham vấn tâm lý,… Công việc của bạn thường là trực các đường dây nóng hoặc gặp gỡ, trò chuyện với những người có mong muốn được tìm hiểu và nhận thức được vấn đề, nhờ đó họ sẽ tìm cách giải quyết.

4. Nhà tâm lý học

Công việc của các nhà tâm lý học rất đa dạng, thường làm việc tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các công ty truyền thông hoặc các trường đại học – cao đẳng,…

Nhà tâm lý học được chia thành 3 nhóm công việc chính, bao gồm:

  • Nhà nghiên cứu nhận thức
  • Nhà nghiên cứu xã hội học
  • Nhà nghiên cứu hành vi

Công việc của các nhà tâm lý học là tìm hiểu, nghiên cứu và hoạch định các chính sách tâm lý để ứng dụng trong hoạt động quản trị, kinh doanh,… Để làm được điều đó, họ phải hiểu rõ vai trò, chức năng tinh thần trong hành vi cá nhân hoặc xã hội để khám phá ra nền tảng chức năng, hành vi trong nhận thức của con người.

5. Nhà tư vấn tuyển dụng

Nhà tư vấn tuyển dụng sẽ làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện,… Nhằm hỗ trợ các nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá nhu cầu nhân lực để xác định yêu cầu của các vị trí tuyển dụng. Sau đó lên kế hoạch và thực hiện quy trình phỏng vấn để đánh giá năng lực ứng viên, sàng lọc và tìm ra các ứng viên phù hợp với doanh nghiệp.

Tham Khảo Thêm:  Học phí Chương trình Đào tạo Swinburne Việt Nam năm 2022 – 2023 – 2024 mới nhất

6. Nhà nghiên cứu tâm lý học

Nhà nghiên cứu tâm lý học có thể làm việc tại các trung tâm, học viện nghiên cứu tâm lý học,… Chịu trách nhiệm nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của tâm lý học, cung cấp các luận cứ và tư vấn lĩnh vực khoa học tâm lý. Lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học của họ bao gồm nhiều đối tượng con người hoặc tâm lý của cả động vật.

6. Nghiên cứu viên hoặc Giảng viên ngành tâm lý học

Cử nhân ngành tâm lý học có thể lựa chọn làm nghiên cứu viên hoặc giảng viên giảng dạy môn tâm lý học tại các trường đại học, cao đẳng. Những người này sẽ làm việc tại các trường học; cơ sở giáo dục – đào tạo, trung tâm dạy học,… Họ sẽ tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo; xây dựng giáo trình giảng dạy về tâm lý và sức khỏe tinh thần của con người; phổ cập kiến thức tâm lý giáo dục; tổ chức các hoạt động nghiên cứu tâm lý. Không những thế, giảng viên ngành tâm lý học còn phải liên tục cập nhật các thông tin, học thuyết và các các kết quả nghiên cứu tâm lý học mới để ứng dụng vào chương trình giảng dạy.

Tuy theo học ngành tâm lý học chưa chắc đã giúp bạn thành thạo kỹ năng nắm bắt tâm lý nhưng chắc chắn đây là ngành học giúp bạn trở thành một chuyên gia tâm lý trong mọi lĩnh vực. Do đó, các cử nhân ngành tâm lý học có cơ hội nghề nghiệp đa dạng như nhà nghiên cứu tâm lý khoa học, bác sĩ, chuyên viên chăm sóc xã hội, quản lý nhân sự,…

Những tố chất cần thiết khi làm việc trong ngành tâm lý học

Các cử nhân ngành tâm lý học cần không ngừng học hỏi những kiến thức chuyên môn ngành, rèn giũa kinh nghiệm và trau dồi những kỹ năng cần thiết như sau khi làm việc trong ngành này:

  • Đam mê khám phá thế giới nội tâm con người và yêu thích công việc trong lĩnh vực tâm lý học.
  • Tâm hồn nhạy cảm và tinh tế để thực sự hiểu thấu các khía cạnh khác nhau của vấn đề mà mọi người đang gặp phải, đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
  • Tấm lòng vị tha, độ lượng và không toan tính
  • Thái độ cởi mở, nhẹ nhàng, khéo léo, kiên nhẫn,… để đảm bảo quá trình hỗ trợ tinh thần cho mọi người được diễn ra suôn sẻ.
  • Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu chính là chìa khóa giúp bạn đặt mình vào vị trí của mọi người để có những góc nhìn khách quan hơn. Nhờ đó mà mở lòng và cảm thông trước câu chuyện của mọi người.
  • Kỹ năng giao tiếp khéo léo, thông minh và diễn đạt thông suốt để kiểm soát, tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm thay đổi hành vi và giúp đời sống tinh thần của mọi được tốt hơn.
  • Kỹ năng thuyết phục người nghe, gợi mở câu chuyện thật tự nhiên để đưa ra lời khuyên, tư vấn và phương án giải quyết thích hợp.
  • Kỹ năng phân tích và tổng hợp vấn đề để quan sát, phân tích dữ liệu đánh giá và giải quyết những khủng hoảng tâm lý mà mọi người đang gặp phải. Nhờ đó, tìm ra giải pháp tâm lý phù hợp với đối tượng.
  • Kỹ năng chịu được áp lực cao trong công việc sẽ giúp bạn kiên trì và nỗ lực hết mình để giúp đỡ mọi người tìm ra cách giải quyết những khó khăn, khủng hoảng và căng thẳng trong cuộc sống hiệu quả.

Kết luận

Với nhu cầu xã hội ngày càng lớn, tâm lý học chắc hẳn sẽ là một trong những ngành mang nhiều triển vọng việc làm rộng mở trong tương lai. Nếu bạn đang quan tâm học tâm lý học ra làm gì thì Việc Làm 24h tin rằng bài viết trên đã cho bạn câu trả lời hoàn chỉnh nhất.

Đừng quên, việc phát triển nghề nghiệp với ngành tâm lý học ra sao và phát triển ở mức độ nào còn phụ thuộc vào sự nỗ lực của bạn. Hãy cố gắng trau dồi những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để đảm bảo tận dụng cơ hội của mình vào đúng thời điểm thích hợp bạn nhé!

Xem thêm: Học điều dưỡng ra làm gì? Xem điểm chuẩn ngành điều dưỡng mới nhất

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP