PhD là một loại bằng cấp giáo dục, đồng thời là một học vị rất cao thể hiện “ngưỡng” kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực cụ thể. Vậy, PhD là gì? Bạn hãy cùng TopCV tìm hiểu PhD là bằng gì, điều kiện để được cấp bằng cùng lộ trình học và làm để có được học vị này nhé!
PhD là gì?
PhD (Ph.D, Dphil) là từ viết tắt của cụm tiếng Anh Doctor of Philosophy, nghĩa thuần là Tiến sĩ Triết học, được sử dụng lần đầu tiên ở Đức và sau này được áp dụng đông đảo ở các nước phương Tây cũng như trên toàn thế giới. Nhiều năm trở lại đây, ý nghĩa của từ PhD không còn gói gọn trong lĩnh vực Triết học nữa. PhD đã được sử dụng để chỉ chung những người có học vị Tiến sĩ thuộc mọi ngành nghề.
Ở các nước phương Tây, bằng Tiến sĩ PhD được xem là học vị cao nhất trong các bậc học. Khi có bằng PhD ở nước ngoài, bạn có thể giảng dạy tại các trường đại học và đồng thời được coi là Giáo sư. Tuy nhiên, ở Việt Nam, PhD vẫn chưa phải là học vị cao nhất. Sau khi học xong bằng Tiến sĩ, bạn vẫn có thể học cao hơn để đạt được học vị Phó giáo sư, Giáo sư.
Vai trò của bằng PhD trong sự nghiệp
Bằng Tiến sĩ PhD giúp gia tăng triển vọng nghề nghiệp, đặc biệt là các ngành liên quan đến học thuật, nghiên cứu và khoa học. Các kỹ năng, kiến thức nâng cao thu được từ chương trình học cấp bằng PhD có thể giúp bạn trở thành ứng cử viên sáng giá cho các vị trí cấp cao trong các cơ quan nhà nước, mở ra cơ hội nghề nghiệp và thu nhập hấp dẫn. Đặc biệt, trong xã hội, những người có bằng PhD sẽ được trọng vọng hơn.
Nhìn chung, những người có bằng Tiến sĩ thường phát triển sự nghiệp theo các hướng như:
- Giảng dạy, học thuật.
- Nghiên cứu khoa học (đặc biệt ở các lĩnh vực đang phát triển mạnh như công nghệ, vũ trụ, vật lý, v.vv..).
- Cố vấn, chuyên gia.
- Hỗ trợ sự nghiệp cá nhân.
>>> Xem thêm: Tham khảo ngay mẫu CV xin việc giáo viên mới nhất cho mọi cấp dạy
Cụ thể, bằng PhD đóng những vai trò quan trọng trong phát triển sự nghiệp như sau:
- Mở ra cơ hội nghề nghiệp quý giá: Có được tấm bằng PhD, uy tín của bạn được khẳng định. Bạn có thể bắt đầu sự nghiệp với ngành học PhD của mình ở những vị trí cao hoặc chọn một ngành nghề yêu thích khác mà vẫn được ưu tiên. Với học vị Tiến sĩ, bạn có thể làm nhiều công việc một lúc. Bạn có thể duy trì công việc hiện tại và đồng thời làm giáo sư hoặc nhà nghiên cứu tại một trường đại học, sở, bộ, ban ngành nào đó.
- Gia tăng mức thu nhập tiềm năng: Phần lớn các nghiên cứu sinh PhD được hỗ trợ tài chính cho những nghiên cứu của mình dưới hình thức học bổng từ 3 năm để chi trả học phí, trong khi sinh hoạt đã có một khoản trợ cấp đáng kể. Như vậy, dù bạn đang trong giai đoạn học và nghiên cứu để được cấp bằng PhD thì bạn vẫn kiếm được tiền. Sau khi có được bằng PhD, các công việc cấp cao và nghiên cứu khoa học sẽ tiếp tục đem lại cho bạn nguồn thu nhập đáng mơ ước.
- Mở rộng cơ hội kết nối: Theo đuổi bằng PhD mang lại cơ hội gặp gỡ và cộng tác với các nhà nghiên cứu, học giả và chuyên gia có tiếng trong lĩnh vực của bạn. Như vậy, bằng Tiến sĩ sẽ tạo ra cơ hội kết nối và mở rộng các mối quan hệ của mình. Những mối quan hệ đó có thể mang đến giá trị thăng tiến sự nghiệp trong tương lai của bạn.
- Ngoài ra, tấm bằng PhD còn mang lại cho bạn khả năng nghiên cứu chuyên sâu, cải thiện tư duy phản biện, gia tăng kiến thức và hiểu biết, phát triển năng lực cá nhân và là cơ hội để bạn đóng góp cho xã hội.
Khám phá các việc làm chất lượng cao tại TopCV!
Tìm việc ngay
Điều kiện để được cấp bằng PhD
PhD là một học vị cao nên quá trình học và nghiên cứu cho đến khi được cấp bằng không hề đơn giản. Sau đây là những điều kiện bạn cần có để chính thức học lấy bằng Tiến sĩ PhD:
Hình thức đăng ký học
Hầu hết các trường đại học hiện nay đều cung cấp chương trình tài trợ cho giảng viên và những người có nhu cầu đi nghiên cứu sinh tại nước ngoài để học và lấy bằng PhD. Tùy thuộc vào từng quốc gia mà các khoản tài chính được tài trợ cho người học là khác nhau. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể tự đăng ký học PhD với 100% chi phí từ gia đình hoặc tự bản thân bỏ ra.
Có bằng Thạc sĩ trong ngành học liên quan
Tuy không phải tất cả, nhưng phần lớn các quốc gia đều yêu cầu người học PhD phải có bằng Thạc sĩ. Bằng Thạc sĩ chứng minh rằng bạn có đủ kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu, có phương pháp học tập khoa học. Việt Nam là một điển hình, yêu cầu bạn phải có bằng Thạc sĩ rồi mới được học tiếp lên Tiến sĩ.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết CV xin Học bổng du học chuẩn
Có người giám sát
Sau khi nhập học, bạn cần có một người giám sát đang làm việc tại trường mà bạn theo học. Thông thường, các trường sẽ bố trí sẵn người giám sát cho bạn. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bạn phải chủ động liên hệ các Giáo sư và thuyết phục họ làm người giám sát cho bạn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Theo sát khóa học, đầu tư phần lớn thời gian vào nghiên cứu
Tiến sĩ PhD là một văn bằng nghiên cứu thuần túy, nhưng học phần vô cùng đa dạng với các nội dung gồm khảo sát, nghiên cứu, đưa ra giả thiết và bảo vệ lập luận, xây dựng đồ án và nộp luận văn, bảo vệ luận án và phỏng vấn với hội đồng bảo vệ. Đây là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì, kiên định và vô cùng tỉ mỉ.
Có kỹ năng và kiến thức chuyên sâu để nghiên cứu
Cuối cùng, để theo được khóa học chuyên sâu này, bạn cần phải trang bị cho những những kỹ năng và kiến thức quan trọng như:
- Kỹ năng nghiên cứu độc lập.
- Kỹ năng tư duy logic để kết nối các kết quả nghiên cứu được, hình thành một luận điểm sâu rộng.
- Kiến thức chuyên sâu về lý thuyết và các khái niệm thuộc ngành nghề nghiên cứu.
- Kiến thức về nghiên cứu chuyên môn.
Học PhD mất bao lâu?
Thông thường, những người tham gia khóa học toàn thời gian sẽ cần 3-4 năm để hoàn thành chương trình và có được tấm bằng PhD. Trong trường hợp học bán thời gian, người học cần 5-6 năm để hoàn thành chương trình. Thậm chí có những người phải nỗ lực đến 10 năm mới đạt được bằng Tiến sĩ. Nhìn chung, thời gian học PhD rất linh hoạt, phụ thuộc hoàn toàn vào cấu trúc của chương trình, vấn đề tài chính cũng như các kế hoạch riêng của người học.
Có nên học Tiến sĩ không?
Lợi ích mà học vị Tiến sĩ mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thực tế quá trình học PhD tồn tại rất nhiều trở ngại cả về thời gian, chi phí và cơ hội:
- Học lên Tiến sĩ tốn rất nhiều thời gian: Người học cần ít nhất 3-4 năm để hoàn thành chương trình học Tiến sĩ. Nếu là người đã đi làm nhiều năm, chương trình học này sẽ trở thành trở ngại cho bạn trong giai đoạn phải lo toan nhiều về cuộc sống. Đặc biệt khi bạn quyết định học PhD ở nước ngoài thì bạn sẽ phải hy sinh gần như toàn bộ thời gian của mình cho việc nghiên cứu. Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu đang ngưng trệ, không phải lúc nào cũng có đủ dự án PhD cho tất cả người học, nên việc nghiên cứu có thể bị kéo dài hơn.
- Học PhD cần nhiều chi phí: Cho dù nhận được sự tài trợ từ trường đại học thì vẫn có khả năng bạn phải đầu tư một khoản chi phí lớn để duy trì việc học. Nhất là khi chương trình học kéo dài, bạn đang du học nước ngoài, thì chi phí sẽ đội lên rất nhiều.
- Chương trình PhD có thể tước đi một số cơ hội: Nếu bạn học một mạch từ Thạc sĩ lên Tiến sĩ, việc ra trường và ổn định công việc sẽ chậm hơn nhiều so với các bạn bè đồng trang lứa. Không những thế, sau khi có được tấm bằng PhD, chắc hẳn bạn cũng phải suy tính xem sẽ sử dụng tấm bằng này ra sao, phát triển sự nghiệp như thế nào để mau chóng kiếm được mức lương như mong muốn.
Học Tiến sĩ khó khăn là vậy nhưng cũng mang tới nhiều lợi ích cho người học. Như đã nhắc đến vai trò của tấm bằng PhD, nếu bạn định hướng sự nghiệp đúng cách và sử dụng tấm bằng Tiến sĩ của mình có chiến lược thì sự nghiệp của bạn sẽ nâng tầm theo thời gian. Như vậy, việc có nên học Tiến sĩ hay không phụ thuộc hoàn toàn vào mục tiêu sự nghiệp và điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân bạn.
Giải đáp những thắc mắc xung quanh bằng PhD
Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ PhD là gì, vai trò của PhD và điều kiện để có được tấm bằng Tiến sĩ danh giá. Tuy nhiên, vẫn còn có một số thắc mắc phổ biến xung quanh học vị PhD mà TopCV sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây:
Đâu là các loại bằng PhD có giá trị nhất hiện nay?
Bằng Tiến sĩ ở bất kể lĩnh vực nào cũng đều mang lại giá trị tuyệt vời cho sự nghiệp của bạn. Có một số bằng PhD nổi bật ở các lĩnh vực xu hướng, có thể mang lại cho bạn mức thu nhập hấp dẫn như sau:
- PhD in Statistics: Tiến sĩ Thống kê
- PhD in Biomedical Engineering: Tiến sĩ Kỹ thuật Y sinh
- PhD in Physics: Tiến sĩ Vật lý
- PhD in Engineering: Tiến sĩ Kỹ thuật
- PhD in Physical Chemistry: Tiến sĩ Hóa lý
- PhD in Pharmacology: Tiến sĩ Dược học
- PhD Electrical Engineering: Tiến sĩ Kỹ thuật Điện
- PhD in Computer Science: Tiến sĩ Khoa học Máy tính
- PhD in Organic Chemistry: Tiến sĩ Hóa học hữu cơ
- PhD in Chemical Engineering: Tiến sĩ Kỹ thuật Hóa học
PhD và MD, MA, MSc, BA, BSc khác gì nhau?
Ngoài bằng PhD, còn có nhiều loại bằng cấp khác được quan tâm như MD, MA, MSc, BA, BSc, v.vv.. Sau đây là giải nghĩa các loại bằng cấp đó:
- MD: Viết tắt của Medical Doctor, có nghĩa là bác sĩ y khoa, chỉ những người đã trải qua khóa học thực hành nhiều hơn là lý thuyết.
- MA: Viết tắt của Master of Arts, có nghĩa Thạc sĩ Văn chương/Xã hội, chỉ những người chuyên sâu về lĩnh vực khoa học xã hội như giáo dục, văn học, ngôn ngữ, truyền thông, hội họa, âm nhạc, lịch sử, v.vv..
- MS hoặc MSc: Viết tắt của cụm từ Master of Science, có nghĩa là Thạc sĩ Khoa học Tự nhiên, chỉ những người nghiên cứu chuyên sâu về sinh học, hoá học, kỹ thuật, y tế, v.vv..
- BA: Viết tắt của từ Bachelor of Arts, có nghĩa Cử nhân Văn chương/Xã hội, chỉ bậc thấp hơn so với MA.
- BS hoặc BSc: Viết tắt của Bachelor of Science, có nghĩa là Cử nhân Khoa học Tự nhiên, chỉ bậc thấp hơn so với MS hoặc MSc.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giải thích rõ cho bạn hiểu PhD là gì, vai trò của bằng PhD đối với sự nghiệp cũng như các điều kiện để được cấp bằng PhD. Con đường chinh phục tấm bằng Tiến sĩ PhD không hề dễ dàng, nhưng sẽ đem đến những thành công lớn lao trong công việc của bạn. Đến với TopCV, bạn sẽ được tiếp lợi thế, nối thành công với danh sách việc làm mới nhất trên toàn quốc, cùng những mẫu CV chuyên nghiệp giúp mở đầu một sự nghiệp suôn sẻ. Hãy để TopCV đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình học và làm, mở ra nhiều cơ hội phát triển công việc hấp dẫn, cho dù bạn có quyết định theo đuổi tấm bằng PhD hay không nhé!