Học ngành Truyền thông Đa phương tiện ra làm gì?

Học ngành Truyền thông Đa phương tiện ra làm gì?

Khi kỳ thi THPT Quốc Gia sắp diễn ra là lúc nhiều bạn thí sinh đặc biệt quan tâm đến các ngành nghề. Đặc biệt đối với ngành Truyền thông Đa phương tiện, bên cạnh câu hỏi về học trường nào phù hợp thì một thắc mắc khác cũng gây hoang mang cho các bạn thí sinh là học ngành Truyền thông đa phương tiện ra làm gì?

Trong số các trường đang giảng dạy ngành Truyền thông đa phương tiện, thì đại học FPT là một trong những nơi đang dẫn đầu trong việc đáp ứng hơn 96% nhu cầu việc làm cho sinh viên mới ra trường. Đối với vấn đề ngành Truyền thông đa phương tiện ra làm gì, trường Đại học FPT cũng đã có định hướng riêng. Hãy cùng Đại học FPT tìm ra câu trả lời và định hướng cho tương lai của các bạn nhé.

Kiến thức và kĩ năng phù hợp với nhu cầu việc làm

Về kiến thức, sinh viên trường được trang bị những kiến thức và cách thức sử dụng các công cụ, phần mềm thiết kế đồ họa 2D, 3D. Song song là nâng cao sự hiểu biết về các ngôn ngữ lập trình, kỹ thuật xử lí hình ảnh, âm thanh, video, tạo ra các sản phẩm đồ họa phục vụ quảng cáo, giải trí, và đặc biệt là truyền thông.

Về kĩ năng, các kỹ năng mềm do nhà trường giảng dạy đều luôn hướng tới một mục đích cuối cùng là giải quyết được vấn đề các ngành khác nói chung và ngành Truyền thông đa phương tiện ra làm gì nói riêng. Bên cạnh, sinh viên còn được nâng cao khả năng cảm quan sáng tạo, khả năng lập kế hoạch, lên ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông và quảng cáo. Hơn nữa, các bạn sẽ được rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm mang tính ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông (quảng cáo, bản tin..), giáo dục (giảng dạy, hướng nghiệp,..), cũng như lĩnh vực giải trí, kinh doanh và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Tham Khảo Thêm:  Hospitality là gì? Cơ hội nghề nghiệp của Hospitality trong ngành du lịch - khách sạn

Chương trình giảng dạy đáp ứng yêu cầu của việc làm

Đối với đại học FPT, trường luôn chú trọng việc thực hành hơn là lý thuyết và số tiết thực hành lên đến 60%, giúp cho sinh viên có thể bước đầu cảm nhận được công việc thực tế của ngành Truyền thông Đa phương tiện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Hơn nữa, nhà trường còn chú trọng nhu cầu giao tiếp quốc tế, nên giáo trình ngành Truyền thông Đa phương tiện của trường Đại học FPT hoàn toàn bằng Anh ngữ có uy tín trên thế giới. Song song đó, sinh viên còn được đào tạo ngoại ngữ thứ 2 là Tiếng Hoa.

Ngoài ra, sinh viên sẽ có 1 đến 2 học kì học tại Multimedia University hoặc các trường đào tạo Truyền thông Đa phương tiện tại các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới.

Đặc biệt hơn, năm thứ 3, các bạn sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện trường Đại học FPT có thể trải nghiệm làm việc thực tế từ 4 – 8 tháng tại các đơn vị Báo điện tử, Đài truyền hình, công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo và các Nhà cung cấp nội dung giải trí, truyền thông. Đây thật sự là điều mà tất cả các bạn sinh viên học bất kì ngành nào mà trường nào cũng đều mong muốn có được. Các bạn sẽ không phải quá lo lắng vì không biết sau này học ngành Truyền thông đa phương tiện ra làm gì. Bởi đây chính là cơ hội để các bạn tiếp thu và đúc kết những kinh nghiệm cần thiết trước khi ra trường làm việc với rất nhiều yêu cầu cao như hiện nay.

Tham Khảo Thêm:  Du lịch Singapore có cần Visa không? Những điều cần biết

Ngành Truyền thông Đa phương tiện ra làm gì?

Ngành Truyền thông Đa phương tiện là gì

Theo Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TP.HCM (2016), mỗi năm, ngành Truyền thông – Quảng cáo – Marketing sẽ cần khoảng 21.600 nhân lực, chiếm khoảng 8% tổng nhu cầu nhân lực TP.HCM.

Với những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm mà trường đại học FPT cung cấp, các bạn sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện sẽ thể dễ dàng nhận được những công việc sau:

● Chuyên viên Tổ chức các sự kiện. ● Chuyên viên đối ngoại và quan hệ công chúng (PR). ● Chuyên viên Marketing trực tuyến/ quảng cáo. ● Chuyên viên quản trị mạng xã hội (Admin). ● Phóng viên. ● Biên tập viên báo chí/ Đài truyền hình. ● Quản trị truyền thông trực tuyến. ● Giám đốc Sản xuất, Giám đốc Sáng tạo, đạo diễn. ● Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu Truyền thông tại các trường Đại học – Cao đẳng và Viện nghiên cứu.

Trên đây là những vị trí công việc mà các bạn sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp. Với những thông tin trên có lẽ phần nào đã giải đáp được trăn trở của các bạn học sinh về “Học ngành Truyền thông đa phương tiện ra làm gì?”.

Ngành nghề nào cũng đòi hỏi sự tư duy, sáng tạo đặc biệt đối với ngành Truyền thông Đa phương tiện. Vì thế, Đại học FPT luôn sẵn sàng tạo một môi trường thân thiện, tích cực, hiệu quả cho các bạn được thoải mái rèn luyện bản thân. Đồng thời, đây là hành trang cần và đủ cho hành trình chinh phục ước mơ của các bạn sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện.

Tham Khảo Thêm:  Danh sách các Trường Đào tạo Tiếp viên hàng không năm 2023

Hữu Lộc

Năm 2021, Đại học FPT tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Anh dựa trên công cụ tra cứu xếp hạng học tập SchoolRank. Trường chỉ tuyển TOP50 học sinh trên cả nước theo hình thức học bạ và điểm thi THPT Quốc gia. Ngay từ bây giờ, thí sinh có thể nhập điểm học bạ năm học lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 vào SchoolRank để kiểm tra thứ hạng và kết quả xét tuyển. Xem hướng dẫn xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh – Đại học FPT.

Từ ngày 1/3/2021, thí sinh đăng ký giữ chỗ tại Đại học FPT sẽ được nhận ưu đãi 100%. Theo đó, thí sinh đủ điều kiện và nộp hồ sơ giữ chỗ kèm phí 6 triệu đồng từ ngày 1/3 đến 31/3 sẽ được hoàn lại 6 triệu đồng. 6 triệu đồng sẽ được trừ vào 2 lần đóng học phí lần đầu tiên.

  • Quy chế Tuyển sinh chính thức năm 2021
  • Xét học bạ vào Đại học FPT

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP