Trắc nghiệm sinh học 9 bài 54: Ô nhiễm môi trường (P2)

Câu 1: Hoạt động nào sau đây gây ô nhiễm không khí?

Câu 2: Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ có khả năng gây:

  • A. đột biến ở người và sinh vật.
  • B. bệnh di truyền và ung thư.
  • C. ô nhiễm môi trường.
  • D. cả A, B, C.

Câu 3: Ô nhiễm môi trường là gì?

  • A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị làm bẩn
  • B. Là hiện tượng thay đổi tính chất vật lí, hoá học và sinh học của môi trường
  • C. Là hiện tượng gây tác động xấu đến môi trường, do đó gây tác hại tới đời sống của sinh vật và con người
  • D. Cả A, B và C

Câu 4: Yếu tố gây ô nhiễm môi trường nào dưới đây là do các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người tạo ra?

A. Các khí độc hại như NO2, SO2, CO2….

B. Các chất hoá học trên đồng ruộng

C. Chất thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, phân động vật.

Tham Khảo Thêm:  Dãy Hoàng Liên Sơn ở đâu? Nằm giữa hai con sông nào?

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Hoạt động nào gây ô nhiễm không khí?

  • A. Nước thải từ bệnh viện
  • B. Rác thải sinh hoạt
  • C. Xác chết của các sinh vật
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Cho các phát biểu sau

1. Ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây ra nhiều bệnh cho con người và sinh vật.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu do núi lửa phun nham thạch.

3. Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử… và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân.

4. Nhiều hoạt động của con người đã tác động đến môi trường tự nhiên gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 7: Chọn phát biểu SAI về ô nhiễm môi trường.

  • A. Ô nhiễm moi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới toàn bộ hệ sinh thái và sức khỏe con người.
  • B. Ô nhiễm môi trường có thể do một số hoạt động của tự nhiên.
  • C. Ô nhiễm môi trường chỉ do hoạt động của con người gây ra.
  • D. Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển.

Câu 8: Yếu tố nào sau đây không phải là các tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường?

  1. A. Lạm dụng thuốc diệt cỏ trong bảo vệ cây trồng
  2. B. Dùng quá nhiều thuốc trừ sâu so với nhu cầu cần thiét trên đồng ruộng
  3. C. Các khí thải từ các nhà máy công nghiệp
  4. D. Các tiếng ồn quá mức do xe cộ và các phương tiện giao thông khác

Câu 9: Nguồn gốc gây ra sự ô nhiễm sinh học môi trường sống là do:

  • A. Các khí thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu
  • B. Các chất thải từ sinh vật như phân, xác chết, rác bệnh viện
  • C. Các vụ thử vũ khí hạt nhân
  • D. Các bao bì bằng nhựa, cao su thải ra môi trường

Câu 10: Hiện tượng nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường?

  • A. Trồng rau sạch, sử dụng phân vi sinh
  • B. Nước thải công nghiệp, khí thải của các loại xe
  • C. Tiếng ồn của các loại động cơ
  • D. Khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt
Tham Khảo Thêm:  Động từ thường (Action Verbs): Phân loại, cấu trúc và cách dùng

Câu 11: Hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác là gì?

  • A. Ô nhiễm môi trường
  • B. Ô nhiễm không khí
  • C. Ô nhiễm nguồn nước
  • D. Ô nhiễm đất

Câu 12: Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào?

  • A. Môi trường đất, môi trường không khí.
  • B. Môi trường nước, môi trường không khí.
  • C. Môi trường nước.
  • D. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí.

Câu 13: Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là:

  • A. Do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật tạo ra
  • B. Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai
  • D. Sự thay đổi của khí hậu

Câu 14: Yếu tố hoặc hoạt động nào sau đây là tác nhân làm môi trường ô nhiễm các chất phóng xạ?

  • A. Chất thải từ công trường khai thác chất phóng xạ
  • B. Những vụ thử vũ khí hạt nhân
  • C. Chất thải của nhà máy điện nguyên tử
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 15: Đâu là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm khí thải?

  • A. Do hoạt động phun trào của núi lửa
  • B. Do quá trình đốt cháy nguyên liệu
  • C. Do hoạt động hô hấp ở thực vật
  • D. Do lũ lụt

Câu 16: Trùng sốt rét phát triển ở đâu trong cơ thể người

  • A. Trong gan
  • B. Trong hồng cầu
  • C. Trong gan và hồng cầu
  • D. Trong bạch cầu

Câu 17: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì?

1. Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt

2. Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học

3. Các chất phóng xạ

4. Các chất thải rắn

5. Các chất thải do hoạt động xây dựng (vôi, cát, đất, đá…)

6. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh

7. Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh

Phương án đúng là:

  • A. 1, 2, 3, 4, 6
  • B. 1, 2, 3, 5, 6
  • C. 2, 3, 4, 5, 7
  • D. 1, 3, 4, 6, 7
Tham Khảo Thêm:  Tiếng Anh cơ bản

Câu 18: Thuốc bảo vệ thực vật gồm những loại nào?

  • A. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
  • B. Thuộc trừ sâu, thuốc diệt nấm gây bệnh.
  • C. Thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh.
  • D. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh.

Câu 19: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ô nhiễm nguồn nước?

  • A. Nước thải không được xử lí
  • B. Khí thải của các phương tiện giao thông
  • C. Tiếng ồn của các loại động cơ
  • D. Động đất

Câu 20: Hoạt động nào sau đây của con người không ảnh hưởng đến môi trường?

  • A. Hái lượm
  • B. Săn bắn quá mức
  • C. Hái lượm, săn bắn, chiến tranh
  • D. Chiến tranh

Câu 21: Chọn câu SAI trong các câu sau:

  • A. Con người hoàn toàn có khả năng hạn chế ô nhiễm môi trường
  • B. Trách nhiệm của chúng ta là phải góp phần bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho các thế hệ mai sau
  • C. Con người không có khả năng hạn chế ô nhiễm môi trường
  • D. Nâng cao ý thức của con người trong việc phòng chống ô nhiễm môi trường là biện pháp quan trọng nhất để hạn chế ô nhiễm môi trường

Câu 22: Năng lượng nguyên tử và chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người, gây ra một số bệnh?

  • A. Bệnh di truyền
  • B. Bệnh ung thư
  • C. Bệnh lao
  • D. Cả A và B

Câu 23: Các chất bảo vệ thực vật và các chất độc hóa học thường được tích tụ ở:

  • A. Đất, nước
  • B. Nước, không khí
  • C. Không khí, đất
  • D. Đất, nước, không khí và trong cơ thể sinh vật

Câu 24: Các khí thải trong không khí chủ yếu có nguồn gốc từ:

  • A. Hoạt động hô hấp của động vật và con người
  • B. Quá trình đốt cháy các nhiên liệu
  • C. Hoạt động quang hợp của cây xanh
  • D. Quá trình phân giải xác hữu cơ của vi khuẩn

Câu 25: Đâu là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?

  • A. Săn bắt bừa bãi, vô tổ chức
  • B. Các chất thải do đốt cháy nhiên liệu: Gỗ, củi, than đá, dầu mỏ
  • C. Các chất thải từ thực vật phân huỷ
  • D. Đốn rừng để lấy đất canh tác