Bảng hóa trị các nguyên tố hóa học là một trong những kiến thức trọng tâm trong chương trình Hóa học lớp 8.
Bảng hóa trị lớp 8 bao gồm đầy đủ các kiến thức về bảng nguyên tử khối, bài ca nguyên tử khối, bảng hóa trị một số nhóm nguyên tử, các bước xác định và các bài tập vận dụng quy tắc hóa trị có đáp án kèm theo. Thông qua tài liệu này các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý học tập, củng cố kiến thức biết cách vận dụng vào để giải được các bài tập Hóa học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Bảng hóa trị lớp 8, mời các bạn cùng tải tại đây.
Bảng nguyên tử khối
Nguyên tử khối có thể được hiểu là khối lượng tương đối của một nguyên tử có đơn vị tính là đơn vị cacbon (ký hiệu đvC). Mỗi nguyên tố có số lượng proton và notron khác nhau nên sẽ có nguyên tử khối khác nhau.
Nguyên tử khối của một nguyên tử là khối lượng tương đối của nguyên tử nguyên tố, là tổng khối lượng notron, proton và electron nhưng do khối lượng của electron nhỏ nên sẽ không tính khối lượng này. Do đó, nguyên tử khối xấp xỉ bằng khối của hạt nhân.
Nguyên tử khối cũng được xem là khối lượng, được tính theo đơn vị gam của một mol nguyên tử, ký hiệu bằng u.
1 u = 1/NA gam = 1/(1000Na) kg
Trong đó Na chính là hàng số Avogadro
1 u xấp xỉ bằng 1.66053886 x 10-27 kg
1 u xấp xỉ bằng 1.6605 x 10-24 g
Và sau đây là bảng nguyên tử khối, các em cùng theo dõi nhé.
Số protonTên Nguyên tốKý hiệu hoá họcNguyên tử khốiHoá trị1HiđroH1I2HeliHe43LitiLi7I4BeriBe9II5BoB11III6CacbonC12IV, II7NitơN14II, III, IV…8OxiO16II9FloF19I10NeonNe2011NatriNa23I12MagieMg24II13NhômAl27III14SilicSi28IV15PhotphoP31III, V16Lưu huỳnhS32II, IV, VI17CloCl35,5I,…18ArgonAr39,919KaliK39I20CanxiCa40II24CromCr52II, III25ManganMn55II, IV, VII…26SắtFe56II, III29ĐồngCu64I, II30KẽmZn65II35BromBr80I…47BạcAg108I56BariBa137II80Thuỷ ngânHg201I, II82ChìPb207II, IV
Chú thích:
- Nguyên tố phi kim: chữ màu xanh
- Nguyên tố kim loại: chữ màu đen
- Nguyên tố khí hiếm: chữ màu đỏ
Bài ca nguyên tử khối
Bài ca nguyên tử khối mẫu 1
Hai ba Natri (Na=23)
Nhớ ghi cho rõ
Kali chẳng khó
Ba chín dễ dàng (K=39)
Khi nhắc đến Vàng
Một trăm chín bảy (Au=197)
Oxi gây cháy
Chỉ mười sáu thôi (O=16)
Còn Bạc dễ rồi
Một trăm lẻ tám (Ag =108)
Sắt màu trắng xám
Năm sáu có gì (Fe=56)
Nghĩ tới Beri
Nhớ ngay là chín (Be=9)
Gấp ba lần chín
Là của anh Nhôm (Al=27)
Còn của Crôm
Là năm hai đó (Cr=52)
Của Đồng đã rõ
Là sáu mươi tư (Cu =64)
Photpho không dư
Là ba mươi mốt (P=31)
Hai trăm lẻ một
Là của Thủy Ngân (Hg=201)
Chẳng phải ngại ngần
Nitơ mười bốn (N=14)
Hai lần mười bốn
Silic phi kim (Si=28)
Can xi dễ tìm
Bốn mươi vừa chẵn (Ca=40)
Mangan vừa vặn
Con số năm lăm (Mn=55)
Ba lăm phẩy năm
Clo chất khí (Cl=35.5)
Phải nhớ cho kỹ
Kẽm là sáu lăm (Zn=65)
Lưu huỳnh chơi khăm
Ba hai đã rõ (S=32)
Chẳng có gì khó
Cacbon mười hai (C=12)
Bari hơi dài
Một trăm ba bảy (Ba=137)
Phát nổ khi cháy
Cẩn thận vẫn hơn
Khối lượng giản đơn
Hiđrô là một (H=1)
Còn cậu Iốt
Ai hỏi nói ngay
Một trăm hai bảy (I=127)
Nếu hai lẻ bảy
Lại của anh Chì (Pb =207)
Brôm nhớ ghi
Tám mươi đã tỏ (Br = 80)
Nhưng vẫn còn đó
Magiê hai tư (Mg=24)
Chẳng phải chần trừ
Flo mười chín (F=19).
Bài ca nguyên tử khối mẫu 2
Hiđro số 1 khởi đi
Liti số 7 ngại gì chí trai
Cacbon bến nước 12
Nitơ 14 tuổi ngày hoa niên
Oxi 16 khuôn viên
Flo 19 lòng riêng vương sầu
Natri 23 xuân đầu
Magie 24 mong cầu mai sau
Nhôm thời 27 chí cao
Silic 28 lòng nào lại quên
Photpho 31 lập nên
32 nguyên tử khối tên Lưu huỳnh
Clo 35,5 tự mình
Kali 39 nhục vinh chẳng màn
Canxi 40 thẳng hàng
52 Crom chuỗi ngày tàn phải lo
Mangan song ngũ(55) so đo
Sắt thời 56 đừng cho trồng trềnh
Coban 59 cồng kềnh
Kẽm đồng 60 lập nền có dư
Đồng 63,6
Kẽm 65,4
Brom 80 chín thư riêng phần
Stronti 88 đồng cân
Bạc 108 tăng lần số sai
Catmi một bách mười hai(112)
Thiếc trăm mười chín(119) một mai cuộc đời
Iot 127 chẳng dời
Bari 137 sức thời bao lâm
Bạch kim 195
Vàng 197 tiếng tăng chẳng vừa
Thủy ngân 2 bách phẩy 0 thừa(200,0)
Chì 2 linh 7(207) chẳng ưa lửa hồng
Rađi 226 mong
Bismut 2 trăm linh 9 cứ trông cậy mình(209)
Bài thơ nguyên tử phân minh
Lòng này đã quyết tự tin học hàn
Bài ca nguyên tử khối mẫu 3
Hidro là 1
12 cột Các bon
Nito 14 tròn
Oxi trăng 16
Natri hay láu táu
Nhảy tót lên 23
Khiến Magie gần nhà
Ngậm ngùi nhận 24
27 Nhôm la lớn
Lưu huỳnh giành 32
Khác người thật là tài
Clo ba nhăm rưỡi(35,5)
Kali thích 39
Canxi tiếp 40
Năm nhăm Mangan cười
Sắt đây rùi:56
64 đồng nổi cáu
Bởi kém kẽm (Zn) 65
80 Brom nằm
Xa Bạc (Ag) 108
Bải buồn chán ngán
(137) Một ba bẩy ích chi
kém người ta còn gì!
Thủy ngân (Hg) hai linh mốt(201)
Bảng hóa trị một số nhóm nguyên tử
Hóa trị của một nguyên tố hóa học được xác định bằng tổng số liên kết hóa học của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử.
Bảng hóa trị bao gồm có một số thông tin như Số Proton, tên nguyên tố, ký hiệu hóa học, nguyên tử khối và cột cuối cùng có thể hiện hóa trị của nguyên tố đó theo chữ cái la mã.
Một số lưu ý với những nguyên tố có nhiều hóa trị thường gặp như kim loại có sắt, đồng . . . còn đa phần nhiều nguyên tố phi kim sẽ có nhiều mức hóa trị khác nhau như Nito, lưu huỳnh, phốt pho . . .
Tên nhómHoá trịGốc axitAxit tương ứngTính axitHiđroxit(*) (OH); Nitrat (NO3); Clorua (Cl)INO3HNO3MạnhSunfat (SO4); Cacbonat (CO3)IISO4H2SO4MạnhPhotphat (PO4)IIIClHClMạnh(*): Tên này dùng trong các hợp chất với kim loại.PO4H3PO4Trung bìnhCO3H2CO3Rất yếu (không tồn tại)
Bài ca hóa trị – Cách học thuộc bảng hóa trị nhanh nhất
Bài ca hóa trị số 1
Hidro (H) cùng với liti (Li)
Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời
Chỉ mang hóa trị I thôi chớ nhầm
Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg)
Thường II ít I chớ phân vân gì
Đổi thay II , IV là chì (Pb)
Điển hình hoá trị của chì là II
Bao giờ cùng hoá trị II
Là oxi (O) , kẽm(Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có canxi (Ca)
Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
Bo (B) , nhôm (Al) thì hóa trị III
Cacbon silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi
Thế nhưng phải nói thêm lời
Hóa trị II vẫn là nơi đi về
Sắt (Fe) II toan tính bộn bề
Không bền nên dễ biến liền sắt III
Photpho III ít gặp mà
Photpho V chính người ta gặp nhiều
Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?
I , II, III , IV phần nhiều tới V
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Khi II lúc IV , VI tăng tột cùng
Clo Iot lung tung
II III V VII thường thì I thôi
Manga rắc rối nhất đời
Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hoá trị II dùng rất nhiều
Hoá trị VII cũng được yêu hay cần
Bài ca hoá trị thuộc lòng
Viết thông công thức đề phòng lãng quên
Học hành cố gắng cần chuyên
Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều.
Bài ca hóa trị số 2
(Bài ca hóa trị cơ bản gồm những chất phổ biến hay gặp)
Kali, Iôt, Hiđro
Natri với bạc, Clo một loài
Là hóa trị 1 bạn ơi
Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân
Magiê, chì, Kẽm, thủy ngân
Canxi, Đồng ấy cũng gần Bari
Cuối cùng thêm chú Oxi
Hóa trị 2 ấy có gì khó khăn
Bác Nhôm hóa trị 3 lần
Ghi sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cacbon, Silic này đây
Là hóa trị 4 không ngày nào quên
Sắt kia kể cũng quen tên
2, 3 lên xuống thật phiền lắm thôi
Nitơ rắc rối nhất đời
1, 2, 3, 4 khi thời thứ 5
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Xuống 2, lên 51 khi nằm thứ 4
Photpho nói tới không dư
Nếu ai hỏi đến thì hừ rằng 5
Em ơi cố gắng học chăm
Bài ca hóa trị suốt năm rất cần.
Các bước để xác định hóa trị
Bước 1: Viết công thức dạng AxBy
Bước 2: Đặt đẳng thức: x hóa trị của A = y × hóa trị của B
Bước 3: Chuyển đổi thành tỉ lệ: = Hóa tri của B/Hóa trị của A
Chọn a’, b’ là những số nguyên dương và tỉ lệ b’/a’ là tối giản => x = b (hoặc b’); y = a (hoặc a’)
Ví dụ: Lập công thức hóa học của hợp chất sau: C (IV) và S (II)
Bước 1: Công thức hóa học của C (IV) và S (II) có dạng
Bước 2: Biểu thức quy tắc hóa trị: x.IV = y.II
Chuyển thành tỉ lệ:
x=1;y=2″ width=”275″ height=”45″ data-latex=”frac xy=frac{II}{IV}=frac24=frac12>x=1;y=2″ data-i=”2″ class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn/?tex=%5Cfrac%20xy%3D%5Cfrac%7BII%7D%7BIV%7D%3D%5Cfrac24%3D%5Cfrac12%3Ex%3D1%3By%3D2″>
Bước 3 Công thức hóa học cần tìm là: CS2
Bài tập vận dụng quy tắc hóa trị
Bài 1. Tính hóa trị của các nguyên tố
a) Al trong hợp chất Al2O3
b) Photpho trong hợp chất P2O5
c) Nito trong hợp chất N2O5 và N2O
Bài 2. Dựa vào hóa trị các nguyên tố. Cho biết công thức hóa học nào viết sai, công thức hóa học nào viết đúng: CuCl, KO, BaO, K2NO3, Al3O2, Na2O, Fe2O3,Ba2SO4
Bài 3. Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:
a) Fe (II) và S (II)
b) Al (III) và O.
c) N (V) và O.
d) P (V) và O.
Bài 4. Lập công thức hóa học của các hợp chất sau
a) Cu (III) và SO4(II)
b) Al (III) và SO4 (II)
c) Ca (II) và Cl
d) Ba (II) và PO4 (III)
e) Ba (II) và CO3 (II)
f) Al (III) và PO4 (III)
Bài 5. Xác định hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất
a) Hóa trị photpho trong P2O5, P2O3
b) Xác định hóa trị Cu trong hợp chất Cu(NO3)2, CuCl2, CuSO4
c) Xác định hóa trị Fe trong các hợp chất sau: Fe(NO3)2, Fe2(SO4)3, FeSO4, Fe(OH)2, Fe(OH)3
d) Xác định hóa trị của Crom trong các hợp chất sau: Cr2O3, Cr2(SO4)3, CrCl2, Cr(OH)3
Bài 6. Lập công thức hóa học và tính phần tử khối của các hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:
a) Fe (II) và nhóm (OH)
b) Ag (I) và nhóm PO4 (III)
c) Fe (III) và nhóm SO4(II)
d) Ca (II) và nhóm SO4 (II)
Bài 7. Kí hiệu hóa học chỉ ra điều gì? Viết kí hiệu hóa học biểu diễn các nguyên tố và cho biết hóa trị của từng nguyên tố đó: photpho, sắt, nhôm, magie, kẽm, thủy ngân, chì, oxi, clo, iot, nito, natri, canxi.
Nói chung các em học sinh nên học 1 bài ca hóa trị để tránh việc nhầm lẫn. Bên cạnh đó, các em nên chăm chỉ làm nhiều bài tập để ghi nhớ kiến thức, cũng như hiểu rõ hơn những bài tập về Hóa học có liên quan đến hóa trị. Chúc các em học tập thật tốt.