Công Thức Tính Công Suất Động Cơ Điện? Cách Tiết Kiệm Điện

Công Thức Tính Công Suất Động Cơ Điện? Cách Tiết Kiệm Điện

Công thức tính công suất động cơ hiện đang là 1 trong những vấn đề được nhiều người sử dụng băn khoăn và quan tâm nhất hiện nay. Bởi lẽ, trước khi mua một thiết bị điện, người ta thường dựa vào các thông số kỹ thuật của sản phẩm đó để có thể tính được ra công suất tiêu thụ điện trong 1 giờ nhằm tiết kiệm chi phí.

1. Công suất tiêu thụ của động cơ là gì? Ý nghĩa của công suất

Có thể hiểu 1 cách đơn giản rằng, công thức tính công suất động cơ chính là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của động cơ, đồng thời nó được xác định chính bằng công thực hiện trong cùng 1 đơn vị thời gian. Công suất tiêu thụ điện của mạch điện là đại lượng đặc trưng cho tốc độ tiêu thụ điện năng của cả mạch điện.

Theo định nghĩa, công suất được tính bằng tỷ lệ giữa kW và kVA. Trong đó KW chính là đơn vị công suất thực, nó được tính bằng tích của hiệu điện thế và dòng điện tạo nên công suất thực chạy qua thiết bị là 1W=1V*|1A|, KW = 1000KW, còn KVA là đơn vị đo công suất của dòng điện (cụ thể là đơn vị công suất biểu kiến được tính bằng tích của hiệu điện thế và dòng điện biểu kiến qua thiết bị là 1V.A=1V*1A, 1KV.A=1000V.A).

Công thức tính công suất tiêu thụ của động cơ

Công thức tính công suất tiêu thụ của động cơ

Ý nghĩa của công suất của 1 động cơ:

  • Công suất được xem là một đại lượng đo bằng công, chúng được sinh ra trong 1 đơn vị thời gian.
  • Đơn vị của công suất được tính bằng: Jun/ giây (W). Ngoài ra, còn có đơn vị W.h
  • Ý nghĩa vật lý của công suất điện: Khả năng thực hiện công của động cơ nhanh hay chậm trong cùng 1 đơn vị thời gian. Công suất càng lớn thì trong 1 đơn vị thời gian động cơ càng thực hiện được nhiều công hơn.

2. Công thức và cách tính công suất động cơ điện

Công ty điện lực cung cấp cho các gia đình chiếc đồng hồ đo điện áp trong nhà để xác định được công suất tiêu thụ điện và tính tiền hàng tháng. Các công tơ điện hay còn được gọi là đồng hồ đo công suất điện cũng được sử dụng để đo KWH (kilowatt giờ).

Bất kỳ một thiết bị điện nào cũng được tiêu thụ điện năng và ngay trên thiết bị đó đều ghi rõ công suất điện tương ứng với thiết bị đó. Để biết được hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng máy móc đã sử dụng bao nhiêu kí điện, chúng ta cần tính được công suất tiêu thụ 1 cách chính xác nhất.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn cách tìm địa chỉ nhà qua số điện thoại

Công suất tiêu thụ của đoạn mạch thông thường sẽ được tính bằng trị số điện năng tiêu thụ của đoạn mạch đó trong 1 đơn vị thời gian. Hoặc được tính bằng tích giữa hiệu điện thế của 2 đầu đoạn mạch nhân với cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

Công thức tính công suất tiêu thụ hiện nay là: P= A/ t =U. I

Trong đó:

P là công suất tiêu thụ, tính bằng đơn vị (W)

T là thời gian tính bằng (s)

A là điện năng tiêu thụ của đoạn mạch, tính bằng đơn vị (J)

U là hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch, tính bằng đơn vị (V)

Đơn vị tính công suất: (W). Cách đổi đơn vị sang W như sau: 1KW = 1000W, 1MW = 1.000.000W. Chẳng hạn, chúng ta lấy ví dụ chiếc máy lạnh của Panasonic và Electrolux sử dụng mạng lưới điện là 220VAC sẽ lần lượt như sau:

  • Panasonic có dòng điện là 4.3A
  • Electrolux có dòng điện là 5.6A

=> Công suất của máy lạnh được tính lần lượt là:

  • Panasonic: P = U. I = 220V x 4.3 = 946 (W)
  • Electrolux: P = U. I = 220V x 5.6 = 1232 (W)

Nhưng ở trên nhãn của thiết bị động cơ, hãng thường ghi thông số nhỏ hơn, chẳng hạn Panasonic và Electronic lần lượt 920W và 1200W. Bởi vì công suất tính toán luôn lớn hơn công suất tiêu thụ thực tế của thiết bị. Sự sai lệch giữa công thức tính toán và thực tế là không đáng kể.

Công suất tiêu thụ của máy lạnh của Panasonic và Electrolux

Công suất tiêu thụ của máy lạnh của Panasonic và Electrolux

3. Cách tính công suất động cơ 1 pha

Công suất tiêu thụ của dòng điện 1 pha được tính bằng công thức: W = P.t​

Trong đó:​

  • P chính là công suất của mạch điện (W).
  • t là thời gian động cơ điện hoạt động (s).
  • W là điện năng mà động cơ tiêu thụ (J).

Chúng ta hãy bỏ qua các thông số khác mà chỉ cần quan tâm tới thông số công suất ghi trên bao bì của thiết bị là bao nhiêu Watt là đủ. Ví dụ: Máy lạnh Panasonic được biết công suất tối đa là 920W/h không inverter thì trong 1 ngày sẽ tiêu thụ: 920W x 24h = 22.080W = 22.080 KWH

Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn để cho máy lạnh chạy liên tục không ngừng trong suốt 1 ngày thì sẽ tiêu tốn khoảng 22 KWH. Tuy nhiên, máy lạnh đã được cài đặt nhiệt độ khi sử dụng nên luôn xuất hiện quá trình nghỉ khi đã đủ nhiệt độ.

4. Cách tính công suất động cơ điện 3 pha

Đầu tiên, chúng ta phải biết được thông số về dòng máy móc, đó là chỉ số công suất tối đa. Thông thường, người ta sẽ lấy thông số về công suất điện dựa trên các nhãn năng lượng có đính kèm trên các sản phẩm máy móc để tính.

Ví dụ minh họa:

Công suất tiêu thụ tối đa của máy lạnh Electrolux

Công suất tiêu thụ tối đa của máy lạnh Electrolux

Tham Khảo Thêm:  Bằng lái B1, B2 là gì? Nên học bằng lái xe hạng B1 hay B2?

Để biết được cách tính công suất điện 3 pha thì bạn cũng cần phải biết cách tính công suất tiêu thụ điện của bất kỳ thiết bị điện nào đó trong gia đình để sử dụng hợp lý nguồn điện gia đình.

Dòng điện 3 pha là dòng điện thường được sử dụng cho các dòng máy móc công nghiệp sở hữu công suất lớn, chẳng hạn như: máy hút bụi công nghiệp, máy giặt công nghiệp, máy rửa chén, máy nén khí công nghiệp,… bởi vì lượng điện tiêu thụ của các dòng máy này đo được là vô cùng lớn.

Công suất thực sự của động cơ: Sức mạnh thực được động cơ sử dụng để thực hiện công việc trên tải được tính bằng: P = Vrms Irms cos φ

Trong đó:

  • P là công suất thực, được tính bằng watt [W]
  • V rms là điện áp rms = V đỉnh/ 2, được tính theo Vôn [V]
  • Irms là dòng điện rms = I pic/ 2, được tính theo Ampe [A]
  • φ là góc được tính bằng giai đoạn khác biệt với giai đoạn trở kháng giữa điện áp tiêu thụ và dòng điện.

5. Công thức tính hiệu suất động cơ, cách tiết kiệm điện

a) Công thức tính hiệu suất động cơ

Hiệu suất (H) của động cơ nhiệt thông thường được xác định bằng tỷ số giữa phần nhiệt lượng được chuyển hóa thành công cơ học và nhiệt lượng do nhiên liệu trong động cơ bị đốt cháy tỏa ra. Ta có biểu thức: H = A/ Q

Trong đó: A là công mà động cơ điện thực hiện được, công này có độ lớn được tính bằng phần nhiệt lượng chuyển hóa thành công. Đơn vị của A được tính là Jun (J). Còn Q là nhiệt lượng do nhiên liệu trong động cơ bị đốt cháy tỏa ra. Đơn vị của Q được tính là Jun (J).

b) Cách tiết kiệm điện năng cho motor

Sử dụng động cơ điện có hiệu suất cao

  • Hiệu suất của động cơ còn phụ thuộc vào giải pháp thiết kế cũng như điều kiện vận hành của nó. Động cơ hiệu suất cao thường được thiết kế chuyên dụng nhằm làm giảm tổn thất nhiệt ở bên trong các cuộn dây như stato, roto, lõi thép,… và nhờ vậy chúng có thể tăng cường hiệu suất lên thêm từ 3 8% so với động cơ tiêu chuẩn.
  • Giá của động cơ hiệu suất cao thường đắt hơn so với động cơ tiêu chuẩn, nhưng phần chênh lệch ra này sẽ được hoàn vốn lại rất nhanh nhờ vào việc giảm chi phí vận hành. Tuy nhiên, việc thay thế các động cơ đang sử dụng mà chưa hết thời gian sử dụng bằng các động cơ điện có hiệu suất cao hơn không phải lúc nào cũng là cách khả thi, nhất là về mặt tài chính.

Hạn chế động cơ làm việc bị non tải hoặc quá tải

Thực tế, động cơ điện của máy công cụ rất ít khi hoạt động hết công suất định mức đưa ra, mà thường là non tải. Các động cơ 1 5HP mà chạy dưới 45% tải thì hiệu suất cũng sẽ bắt đầu giảm, điều này sẽ làm tăng thêm tổn thất, giảm hiệu suất. Nếu động cơ thường xuyên làm việc dưới định mức, tức là với tải dưới 45% công suất đưa ra thì nên thay bằng loại động cơ có công suất nhỏ hơn.

Tham Khảo Thêm:  Búa- Thành Phần Và Công Dụng Của Búa

Động cơ điện của máy công cụ rất ít khi hoạt động hết công suất định mức

Động cơ điện của máy công cụ rất ít khi hoạt động hết công suất định mức

Điều chỉnh tốc độ bằng phương pháp biến tần

  • Trong các thiết bị điện hiện nay như quạt gió, máy nén khí, máy bơm ly tâm,… kiểu truyền thống thì lưu lượng điện tiêu thụ (tải) được điều chỉnh bằng các van tiết lưu đúng theo yêu cầu công việc. Nhưng công suất điện cung cấp của máy vẫn không thay đổi, điều này sẽ gây ra tình trạng lãng phí điện năng. Khi làm thay đổi được tần số f, người ta sẽ điều chỉnh được tốc độ vòng quay n của động cơ (vì n = 60f/ p, p là số cặp cực), nên cũng sẽ điều chỉnh được lưu lượng điện là Q (vì Q~n).
  • Vì công suất của động cơ điện luôn tỷ lệ với lập phương của tốc độ quay (P~n3), nên khi cần giảm thiểu lưu lượng điện thì công suất tiêu thụ của động cơ cũng phải giảm theo hàm bậc 3. Chẳng hạn như lưu lượng giảm từ 10%-20%-30%-40% Qđm thì công suất điện tiêu thụ sẽ giảm 1 lượng tương ứng là 22%-44%-61%-73% Pđm. Đây quả là 1 con số tiết kiệm vô cùng ấn tượng!

Ngoài các giải pháp tiết kiệm điện năng nêu trên, người ta còn sử các biện pháp quản lý khác để tăng cường hiệu quả sử dụng cho động cơ như: xây dựng quy trình vận hành khoa học để hợp lý hóa được quá trình thao tác, đồng thời làm giảm thời gian mà động cơ chạy non tải hay chạy không công. Cũng có thể thực hiện kiểm toán năng lượng và thực hiện đồng bộ chương trình DSM (Demand Side Management) trong doanh nghiệp.

Video giải thích về hệ số công suất cos phi, hệ suất công suất là gì?

Mời các bạn xem thêm: Cách Chọn Trọng Tải Cho Motor Giảm Tốc,Thông Số Kỹ Thuật Động Cơ Điện 1 Pha Và Động Cơ Điện 3 Pha

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

  • Cách Chọn Trọng Tải Cho Motor Giảm Tốc
  • Công Thức Tính Tiết Diện Dây Dẫn Và Bảng Tra Tiết Diện Dây Dẫn Điện 1 Pha, 3 Pha
  • Momen Xoắn Là Gì? Công Thức Tính Momen Xoắn Trên Trục Motor, Ý Nghĩa Momen Xoắn
  • Động Cơ Điện 3 Pha: Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng
  • Giá Động Cơ Điện 3 Pha – Giá Motor Điện 3 Pha
  • Động Cơ Điện: Cấu Tạo, Ứng Dụng, Thông Số Kỹ Thuật Và Cách Lựa chọn
  • Động Cơ Điện 1 Pha: Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng
  • Thông Số Kỹ Thuật Motor Điện 1 Pha Và Motor 3 Pha
  • Motor Điện Là Gì? Các Phương Pháp Khởi Động Motor 3 Pha

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP