Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ – Ngữ văn 6

  • Khái niệm
    • Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Ban đầu, từ thường chỉ có một nghĩa nào đó. Nhưng trong thực tế sử dụng, để đáp ứng trình độ nhận thức ngày càng cao của con người, trình độ phát triển của xã hội, nhằm gọi tên, biểu đạt những sự vật, hiện tượng, khái niệm mới, ngoài cách tạo ra những đơn vị từ mới hoàn toàn, người ta thêm vào nghĩa mới cho những từ đã có sẵn. Cách thêm nghĩa mới vào cho từ chính là cách tạo ra từ nhiều nghĩa.
  • Ví dụ minh họa
    • Từ “chân”
      • Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân…)
      • Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ các bộ phận khác (chân bàn, chân ghế, chân đèn…)
      • Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân tường, chân răng…)
    • Một số từ chỉ một nghĩa
      • Ví dụ minh họa
        • Xe đạp: Chỉ một loại xe phải dạp mới đi được
        • Xe mãy: Chỉ một loại xe có động cơ, chạy bằng xăng.
        • Compa: Chỉ một loại đồ dùng học tập
        • Toán học: Chỉ một môn học cụ thể.
        • Hoa nhài: Chỉ một loại hoa cụ thể.
        • Bút mực: Bút phải bơm mực mới viết được.
  • Ghi nhớ 1: SGK/ 56
  • Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
    • Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác.
    • Nghĩa chuyển: Là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
    • Chuyển nghĩa: Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.
  • Thông thường trong câu từ chỉ có một nghĩa nhất định.
    • Ví dụ:
Tham Khảo Thêm:  Start Off là gì và cấu trúc cụm từ Start Off trong câu Tiếng Anh

“Mùa xuân người cầm súng,

Lộc giắt đầy quanh lưng.

Mùa xuân người ra đồng,

Lộc trải dài nương mạ”.

(“Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải)

Từ “xuân”: chỉ mùa xuân → Hiểu theo nghĩa gốc.

  • Trong một số trường hợp từ có thể được thể hiểu theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
    • Ví dụ

“Mùa xuân là tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân“.

(Hồ Chí Minh)

Xuân (1): Nghĩa gốc.

Xuân (2): Nghĩa chuyển.

→ Hiểu theo 2 nghĩa.

So sánh Từ nhiều nghĩa Từ đồng âm Giống nhau Âm thanh giống nhau Khác nhau Có mối liên hệ nhất định giữa các nghĩa Khác xa nhau về nghĩa Ví dụ

  • Xem xét từ “nhà” trong các ví dụ sau:
    • (1) Công trình xây dựng để ở, làm việc
      • Ví dụ: Ngôi nhà đã được xây xong
    • (2) Chỗ ở, nơi ở và các đồ đạc của một gia đình.
      • Ví dụ: Dọn nhà đi nơi khác
    • (3) Gia đình, những người sống cùng nhà.
      • Ví dụ: Cả nhà đều có mặt đông đủ.
    • (4) Chỉ người thay mặt cho một gia đình ﴾thường dùng ở nông thôn.
      • Ví dụ: Nhà Dậu mới được cởi trói
    • (5) Triều đình, dòng họ nhà vua.
      • Ví dụ: Nhà Tiền Lê đổ, nhà Lí lên thay
    • (6) Tiếng để gọi vợ hoặc chồng ﴾thường dùng ở nông thôn﴿.
      • Ví dụ: Nhà ơi, giúp tôi một tay.
  • Trong đó các trường hợp trên nghĩa đều có mối liên hệ với nghĩa ở trường hợp (1).
    • Trường hợp (1): Đó chính là nghĩa gốc của từ “nhà”
    • Trường hợp (2), (3), (4), (5), (6): Là nghĩa chuyển của từ “nhà”
Tham Khảo Thêm:  Tất tần tật về cấu trúc need trong tiếng Anh

“Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ có chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.”

  • Lợi (1): Lợi ích
  • Lợi (2): Nướu răng
  • Ghi nhớ 2: SGK/ 56

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP