Lơn Nái Là Lợn Gì? Những Điều Cần Biết Khi Nuôi Heo Nái

Lơn Nái Là Lợn Gì? Những Điều Cần Biết Khi Nuôi Heo Nái

Nắm rõ những kiến thức và yêu cầu kỹ thuật khi nuôi heo nái là rất quan trọng với người nông dân. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế khi nuôi lợn nái. Nếu bà con chưa nắm rõ kỹ thuật nuôi hoặc đang gặp phải nhiều vấn đề như heo đẻ ít con, heo con chết non, tỷ lệ đậu thai thấp,… thì hãy tham khảo bài viết này ngay nhé.

Lợn nái là lợn gì?

Heo nái là gì? Đây là câu hỏi tưởng đơn giản nhưng khiến không ít người băn khoăn không biết chính xác câu trả lời. Đây là tên gọi của những con heo cái được chọn nuôi để đẻ, tuy nhiên không phải tất cả heo cái đều là heo nái đẻ.

Để đạt hiệu suất kinh tế tốt thì người nông dân phải lựa chọn những con heo cái đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để làm nái đẻ. Nếu chọn giống, chọn con không tốt hoặc kỹ thuật nuôi không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về năng suất để, chất lượng con,…

Kỹ thuật cơ bản cần biết khi nuôi lợn nái

Các vấn đề thường gặp khi chăn nuôi nái lợn mà nhiều trang trại, hộ gia đình gặp phải như: heo con yếu, heo cái hậu chậm, heo con chết non, heo nái đẻ ít con hoặc thời gian giữa các lần đẻ dài, tỷ lệ đậu thai thấp, rối loạn giống, heo con dị tật,…

Có nhiều nguyên nhân gây ra các vấn đề trên, trong đó phần lớn là do bà con chưa chăm sóc con heo nái đúng kỹ thuật, đặc biệt là 3 giai đoạn mang thai, giai đoạn sinh và sau sinh.

Tham Khảo Thêm:  Bà bầu ăn cá kho riềng được không? | cong dung cua ca

Kỹ thuật chăm sóc nái lợn mang thai

Nái lợn tơ thường lên giống khi được 6 đến 8 tháng tuổi, điều kiện chăm sóc tốt giúp nái lên tơ sớm hơn, đạt hiệu suất đậu thai cao hơn. Khi heo có dấu hiệu đi tơ, cách để lên giống tốt nhất là để heo nái đứng yên, khi đó con đực giống phủ dễ nhất hoặc cần thiết hãy lấy tay đè lên mông nái để giữ yên.

Khi đã phối giống thành công, nái lợn mang thai cần được chăm sóc tốt như sau:

  • Điều kiện chuồng nuôi: Đảm bảo thoáng mát vào mùa nóng và ấm áp vào mùa lạnh, nên có tường che tránh mưa vào trực tiếp hoặc gió lạnh lùa vào mùa rét. Chuồng nuôi heo nái mang thai có ánh nắng rọi vào buổi sáng là tốt nhất.
  • Vệ sinh và chăm sóc: Người chăn nuôi nên dùng tay tắm chải thường xuyên để tránh bẩn bệnh ngoài da, xoa bóp đầu vú để lưu thông máu dễ dàng, sau heo có nhiều sữa hơn. Việc này giúp heo quen hơi người, khi heo đẻ người nuôi có thể đỡ đẻ và hỗ trợ dễ dàng hơn.
  • Tiêm phòng: cần tiêm phòng trước khi cho heo phối giống, định kỳ 1 năm 2 lần các loại vắc xin phòng bệnh thường gặp như lở mồm long móng, dịch tả,…
  • Dinh dưỡng: Chú ý heo nái khi mang thai cần ăn uống nhiều hơn và đầy đủ chất khoáng để đảm bảo heo con phát triển khỏe mạnh, hạn chế tình trạng chết non sau sinh hoặc yếu ớt khó nuôi.

Để hiểu rõ hơn về heo nái và quá trình lên giống, bạn có thể tìm hiểu thông tin tại đây: heo nái lên giống. Qua đó, bạn sẽ nắm được các khía cạnh cơ bản về heo nái, từ đặc điểm, chu kỳ sinh sản cho đến các phương pháp lên giống hiệu quả. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về heo nái và những yếu tố cần thiết để thành công trong quá trình lên giống heo nái.

Tham Khảo Thêm:  1 cái bánh xu xê bao nhiêu calo? Ăn bánh xu xê có béo không? Chuyên gia giải đáp

Kỹ thuật chăm sóc heo nái đẻ

Khi heo mang thai đủ thời gian, chuẩn bị sinh từ 5 – 7 ngày thì cần chuẩn bị cẩn thận chuồng đẻ cho nái. Đầu tiên phải dọn sạch chuồng đẻ, dùng thuốc hoặc vôi sát trùng, sau đó khi chuồng đã sạch sẽ mới đưa heo vào. Trước đó, cần rửa sạch bụng và bầu vú của heo với nước ấm để heo dễ sinh hơn.

Việc chăm sóc nái đẻ, đỡ đẻ và chăm sóc con non cần thực hiện đúng kỹ thuật như sau:

  • Chăm sóc trước khi đẻ: Trước khi đẻ, bà con cần cho ăn đầy đủ giống như thời gian mang thai để heo lấy sức. Đặc biệt cần giám sát trông heo liên tục trong thời gian trước và khi heo đẻ, dấu hiệu để nhận biết nái sắp đẻ là vú tiết ra sữa. Chăm sóc đúng kỹ thuật thời điểm này giúp giảm tỷ lệ heo con chết.
  • Chăm sóc khi đẻ: Cần chuẩn bị và tiêm Oxytocin cho heo nếu thấy chúng có dấu hiệu rặn đẻ yếu, rặn 30 phút nhưng chưa ra con hoặc con đã ra hết nhưng chưa ra nhau thai. Nên hạn chế việc hỗ trợ heo đẻ bằng tay, trừ khi thấy heo không thể tự rặn đẻ tiếp.
  • Chăm sóc heo con sau khi đẻ: Heo con nên được bú sữa mẹ sớm ngay sau khi sinh (dòng sữa đầu từ 24 – 36 giờ sau sinh) để bổ sung kháng thể, chống lại bệnh tật tốt nhất, tăng tỉ lệ sống sót.
Tham Khảo Thêm:  Cách làm nước chấm bánh xèo ngon mê ly

Kỹ thuật chăm sóc heo nái sau khi sinh

Heo nái đẻ xong thường rất mệt, cần nghỉ ngơi nhưng bà con phải tiêm kháng sinh vào đường âm đạo và một mũi qua cơ bắp để ngừa nhiễm trùng. Lúc này heo thường không ăn hoặc ăn rất ít do mệt, nên cung cấp nhiều nước uống.

Trong thời gian này, bà con lưu ý theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của heo mẹ. Nếu thấy thân nhiệt lợn mẹ tăng cao liên tục nhiều ngày, nhiều dịch hậu sản hoặc có mùi, màu bất thường cần liên hệ bác sĩ thú y can thiệp sớm.

Khi heo đã dần hồi phục, cung cấp đầy đủ thức ăn để heo tiết nhiều sữa nuôi con, đồng thời rút ngắn thời gian hồi phục và có thể mang thai sinh tiếp lứa sau. Sữa lợn nái tiết ra thường tăng dần đến ngày thứ 20 – 25, sau đó giảm dần.

Để hiểu rõ hơn về heo nái và cách nuôi nái hậu bị, bạn có thể tìm hiểu thông tin tại đây: nuôi heo nái hậu bị. Điều này sẽ giúp bạn nắm được đặc điểm và cách nuôi nái hậu bị, cùng với những yếu tố quan trọng cần được xem xét để đảm bảo sức khỏe và hiệu suất tối ưu cho heo nái hậu bị trong quá trình nuôi.

Trên đây là những thông tin về nái và kỹ thuật chăm sóc nuôi heo nái, hy vọng sẽ giúp bà con chăn nuôi dễ dàng và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Bà con hãy tham khảo thêm nhiều kiến thức chăn nuôi hữu ích khác tại website nhé.

Biên Tập: https://giacaphehomnay.vn/

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP