Tổng quan về các thiết bị truyền thanh FM và nguyên lý hoạt động của đài truyền thanh huyện

Tổng quan về các thiết bị truyền thanh FM và nguyên lý hoạt động của đài truyền thanh huyện

Đài truyền thanh Huyện là cơ quan báo chí duy nhất của huyện, có chức năng truyền tải, cập nhật, quản lý… thông tin cho toàn Huyện. Với vai trò quan trọng như thế nên đòi hỏi ngoài bộ máy nhân sự quản lý giỏi, cán bộ tốt thì hệ thống thiết bị phục vụ cho công việc đòi hỏi phải hoạt động ổn định, đáp ứng được các chức năng và yêu cầu ngày càng tăng của đài. Để thuận tiện cho các cơ quan quản lý lên danh mục mua sắm các thiết bị FM, các trưởng đài nắm bắt tình hình sử dụng thiết bị… chúng tôi xin giới thiệu tổng quát các thiết bị truyền thanh FM và hoạt động của các thiết bị này trong đài truyền thanh Huyện.

I . HỆ THỐNG NGUỒN ĐIỆN 220Vac

Sơ đồ tổng quát và hoàn chỉnh cho hệ thống điện của đài truyền thanh Huyện.

– Nguồn điện 220Vac được lấy từ 2 nguồn: Nguồn từ điện lưới và nguồn từ máy phát điện 10KVA. Sau đó được kết nối tới cầu dao đảo,khi muốn dùng nguồn nào ta sử dụng .Cầu dao đảo này để chuyển nguồn điện.

– CB tổng để đóng cắt và bảo vệ nguồn điện tổng của nhà đài.

– Ổn áp 15KVA dùng để ổn áp điện cho toàn bộ hệ thống điện của đài truyền thanh.

– Nguồn điện qua ổn áp 15KVA sẽ được cấp tới từng phòng.

– Riêng hệ thống các thiết bị sản xuất chương trình,dựng hình,phát sóng sẽ qua 1 cấp bảo vệ chống sét và ổn áp lại 1 lần nữa để bảo đảm an toàn cho các thiết bị này ,tránh bị ảnh hưởng bởi các thiết bị ngoại vi.

– Chúng ta sẽ cần phải trang bị hệ thống chống sét Lan truyền 1 pha Loza SGET 1P để chống sét lan truyền theo đường điện vào phòng máy

II.HỆ THỐNG TIẾP ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT

– Hệ thống tiếp đất và thoát sét cho thiết bị ở đây ta sẽ khoan 2 giếng với độ sâu khoảng từ 20m tới 30m tùy địa hình để bảo đảm điện trở đất tốt nhất trong phạm vi cho phép.Tất cả sẽ được kết nối với hệ thống kim thu sét từ trụ Anten để thoát sét và kết nối với hộp chống sét lan truyền Loza để bảo vệ thiết bị.

-Tất cả thiết bị của đài như máy tính,máy in,máy phát sóng FM,thiết bị sản xuất chương trình…sẽ được nối vỏ và nối chung với hệ thống tiếp đất để thoát sét và chống giật.

III.HỆ THỐNG ANTEN PHÁT SÓNG FM

Sơ đồ tổng quát hệ thống anten phat sóng FM đài truyền thanh Huyện.

Hệ thống bao gồm các phần chính như sau :

1. Trụ anten phát sóng FM

Với đài truyền thanh huyện, trụ phát sóng FM thường dùng là trụ tam giác có dây néo hoặc trụ tự đứng. Đây là 2 loại trụ chính phổ biến hiện nay,trụ anten tam giác dây néo ưu điểm là rẻ, dễ thi công nhưng ngược lại rất tốn diện tích đất, còn trụ Anten tự đứng thì đắt nhưng lại không tốn diện tích.

Chiều cao trụ Anten thì tùy địa phương, nếu huyện có diện tích rộng khoảng trên 40 km theo đường chim bay thì nên xây dựng trụ Anten cao khoảng 60 mét sẽ đảm bảo độ phủ sóng, Còn với những huyện có diện tích nhỏ hơn thì chỉ cần xây dựng trụ từ 25 mét tới 45 mét là phù hợp.

Tham Khảo Thêm:  Cách tăng tốc máy tính Win 7 cực nhanh những gì bạn nên biết

Trụ Anten là vật nằm ngoài trời, nên bị ảnh hưởng của thời tiết, nên cần bảo trì bảo dưỡng, sơn lại theo định kỳ để bảo đảm an toàn và tăng tuổi thọ cho công trình.

2. Nhánh Anten phát sóng FM

Với đài truyền thanh huyện thì bình thường chúng ta sử dụng 4 nhánh là đáp ứng đủ, nhưng có 1 số huyện ta phải dùng tới 8 nhánh để bảo đảm cường độ sóng ở những nơi xa nhất.

Chấn tử Anten phát sóng FM rất đa dạng về chủng loại và kiểu dáng, có loại chấn tử được làm INOX không rỉ, có loại làm bằng nhôm, có loại bằng hợp kim cao cấp.

Chấn tử thường được phân làm 2 loại chính đó là chấn tử anten định hướng và không định hướng. Trong mỗi loại này lại có loại phân cực tròn và phân cực dọc để phù hợp cho từng địa hình khác nhau.

Nguồn gốc, xuất xứ, model thì cũng có rất nhiều loại, nhưng hiện nay chủ yếu là của Việt Nam và Italia với Model : AJ1EX41, AJ1EX81model : AJ1EX42,AJ1EX82

Hiện nay các hàng ngoại nhập được ưu tiên dùng hơn bời vì chất liệu kim loại chuẩn, độ bền cao, chất lượng bức xạ tốt hơn so với các sản phẩm cùng loại do việt nam sản xuất, nhưng giá thành lại cao gấp đôi so với anten phát sóng Việt Nam.

3. Bộ phối hợp trở kháng cho các nhánh

Đây là hình ảnh bộ phối hợp trở kháng 4 chấn tử của anten ý AJ1EX42, bộ phối hợp trở kháng có chức năng phối hợp 4 chấn tử anten để cộng hưởng.

Bộ phối hợp trở kháng là phần rất quan trọng của Anten, chất lượng và độ bền cũng khác nhau tùy loại.

4. Cáp nhảy

Cáp nhảy là 1 sợi cáp kết nối chấn tử và bộ phối hợp. Chiều dài của cáp nhảy được tính toán kỹ lưỡng theo tần số phát để cho chất lượng tốt nhất cho hệ thống phát sóng FM.

Cáp nhảy thường sử dụng cáp mềm để thuận tiện cho việc lắp đặt, việc lắp đặt cáp nhảy cũng rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sóng dội cua anten.

5. Cáp feeder

Cáp Feeder thường dùng cho đài huyện là cáp feeder 1/2”, 7/8” hoặc 7/16”. Cáp đa phần là cáp của các hãng của Châu Âu, có xuất xứ ở Trung Quốc sẽ rẻ hơn, còn cáp có xuất xứ ở Châu Âu giá rất cao.

Cáp feeder để truyền tín hiệu cao tần từ máy phát sóng FM tới các chấn tử Anten, vì vậy cáp chất lượng tốt, khoảng cách phù hợp sẽ không bị tổn hao trên đường truyền, đem lại 1 hệ thống phát thanh chất lượng.

IV.HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHÁT SÓNG

  • Hệ thống thiết bị phát sóng FM bao gồm các phần

+ Nguồn âm : Nguồn âm là tín hiệu cần phát cho chương trình phát thanh,bao gồm chương trình do đài tự sản xuất,,chương trình tiếp sóng đài tỉnh ,trung ương hay tư liệu từ các nguồn khác như đầu CD…

Tham Khảo Thêm:  Chú ý: Thuê bao chính chủ vẫn có thể bị khóa SIM điện thoại

+ Bô trộn tín hiệu (Mixer) : Có chức năng trộn các tín hiệu,điều khiển các tín hiệu phát thanh,

+ Loa kiểm âm có chức năng kiểm tra chất lượng tín hiệu trước khi phát sóng.

+ Bộ nén và hạn biên tín hiệu :dùng để hạn chế biên độ tín hiệu trong trường hợp vượt ngưỡng cho phép.

+ Máy phát sóng FM : dùng để phát sóng cao tần có điều chế sóng mang.

Máy phát sóng FM cho đài huyện hiện nay cũng rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã và xuất xứ. Nhưng được tin dùng nhiều là máy phát sóng FM của hãng DB Italia với model Mozart 500/S, máy có chất lượng cao, độ ổn định và dễ dàng sử dụng.

Tùy từng đài Huyện có thể sử dụng máy phát sóng FM 500W Mozart 500/S hoặc máy phát sóng FM 1000W Mozart 1000/S.

+ Bộ chuyển đổi cao tần:dùng để chuyển qua lại giữa 2 máy phát sóng FM chính và dự phòng

Bình thường các đài truyền thanh huyện có 2 máy phát sóng FM, 1 máy phát sóng FM phát chính, 1 máy phát sóng dự phòng. Khi có hư hỏng sẽ chuyển qua máy phát dự phòng và phải cần tới bộ chuyển đổi cao tần giữa 2 máy.

+ Bộ chống sét trên cáp Feeder cho máy phát sóng FM : có chức năng như một cầu chì trên cáp Feeder trong trường hợp có sét.

  • Đây là hệ thống dùng để phát chương trình nên tính chất rất quan trọng,các tiết bị được nối với nhau chính xác,thông số hoạt động phải ổn định nên đòi hỏi người sử dụng luôn phải theo dõi và quan sát ,kiểm tra trong quá trình sử dụng.

V. HỆ THỐNG THU VÀ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH

– Phòng Biên Tập Viên (BTV) : Dành cho BTV đọc chương trình phát thanh và khách mời trong chương trình truyền thanh trực tiếp. Bên trong có Micro dùng để đọc chương trình,tai phone để nghe và nói chuyện với người bên ngoài. Bên cạnh đó còn có bộ khuếch đại tai nghe vừa để điều chỉnh âm lượng tai nghe vừa có thể dùng cho nhiều tai nghe.

– Phòng sản xuất chương trình: Bao gồm các thiết bị để thu, dựng chương trình phát thanh và làm truyền thanh truyền thanh trực tiếp.

+ Mixer : Là trung tâm xử lý tín hiệu vào ra cho các thiết bị khác,điều khiển các thiết bị theo mục đích của từng chương trình muốn dựng.

+ Nguồn âm : Bao gồm bộ AM/FM,CD,máy vi tính …để lấy nguồn âm có sẵn để sản xuất chương trình.

+ Máy vi tính : Có cài đặt phần mềm thu chương trình ,để thu những tín hiệu cần thiết cho việc sản xuất chương trình và phát lại chương chình vừa thu để kiểm tra.

+ Headphone : Dùng cho Kỹ thuật viên nói chuyện với BTV và dùng làm trong chương trình phát thanh trực tiếp.

+ Loa kiểm tra : Dùng kiểm tra chương trình sau khi sản xuất xong..

+ Bộ khuếch đại phân đường stereo (Stereo amplifier distributor) : Dùng để biến 1 tín hiệu ra từ Mixer thành nhiều tín hiệu đầu ra để dùng cho các mục đích khác nhau.

Tham Khảo Thêm:  Định nghĩa về một người bạn tốt

+ Telephone hybrid II (1 line) : Bộ truyền tín hiệu audio qua đường điện thoại Telephone Hybrid II được kết nối với line điện thoại để giao lưu với khán giả, đồng thời cũng được kết nối với máy tính để thu lại tín hiệu .Đi kèm với mỗi line là 1 điện thoại bàn để sử dụng.

+ Teleporter : Chức năng di động và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau .Di chuyển bộ này tới bất kỳ đâu sau đó kết nối với line điện thoại là ta có thể truyền tín hiệu về đài để xử lý.Bộ này dùng cho truyền thanh trực tiếp các hội nghị …

Bên cạnh những thiết bị chính đòi hỏi phải kết nối với nhau mới có thể sử dụng được,thì còn một số thiết bị rời sử dụng riêng lẻ ,nên để những sơ đồ trên cho ta hiểu một cách tổng quan của hệ thống,cũng như chúc năng từng phòng và từng thiết bị.Khi đi vào sử dụng sẽ có những hướng dẫn chi tiết cho từng thiết bị cụ thể để chúng ta có thể sử dụng một cách hiệu quả các thiết bị cung cấp.

B.VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ

I.VẬN HÀNH THIẾT BỊ.

– Do những thiết bị cung cấp cho đài truyền thanh là những thiết bị thế hệ mới, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.Tài liệu lại đa phần bằng tiếng anh, tài liệu tiếng việt thì có hạn nên việc vận hành đòi hỏi phải có người được đào tạo bài bản và khoa học mới có thể đáp ứng được yêu cầu để vận hành thiết bị một cách thuần thục.

– Muốn vận hành các thiết bị đúng theo yêu cầu và chức năng thì nhân viên kỹ thuật cần hiểu chức năng ,hoạt động …của từng thiết bị. Sau đó tìm hiểu cách kết nối giữa các thiết bị để có thể điều khiển được thiết bị theo mong muốn cũng như yêu cầu của công việc.

– Chỉ vận hành thiết bị khi thiết bị được cấp nguồn ổn định, trong điều kiện môi trường cho phép.Tránh sử dụng thiết bị khi chưa hiểu về thiết bị cũng như điều kiện không đủ các yếu tố để vận hành.

– Vận hành thiết bị theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và nhà cung cấp .

II.BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ

– Các thiết bị cần được bảo dưỡng định kỳ 6 tháng ,để đánh giá các thông số của thiết bị cũng như vệ sinh thiết bị sau 1 thời gian sử dụng .

– Công tác bảo dưỡng cần lưu vào sổ nhật ký để khi cần có thể xem lại chất lượng cũng như hao mòn thiết bị sau khi sử dụng.

– Những thiết bị ngoài trời cần được chú ý bảo dưỡng nhiều hơn do chịu sự thay đổi của thời tiết.

– Trong quá trình bảo dưỡng nếu thấy thiết bị có vấn đề thì cần sửa chữa thay thế ngay để thiết bị hoạt động đồng bộ và ổn định.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP